Oxygen và không khí KHTN 6 Cánh Diều


Lý thuyết Oxygen và không khí KHTN 6 Cánh Diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

Bài 7: Oxygen và không khí

I. Oxygen

1. Tính chất vật lí của oxygen

- Là chất khí, không màu, không mùi, không vị và ít tan trong nước

- Oxygen hóa lỏng ở -183oC, hóa rắn ở -218oC. Ở thể lỏng và rắn, oxygen có màu xanh nhạt.

2. Tầm quan trọng của oxygen

Oxygen cần cho sự sống của sinh vật trên Trái Đất

- Oxygen là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật, thực vật

- Oxygen có ở mọi nơi: trong không khí, nước, đất

Oxygen với sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu

- Khí oxygen duy trì sự cháy. Quá trình cháy có tỏa nhiệt và phát sáng. Trong điều kiện càng nhiều khí oxygen, sự cháy diễn ra càng mạnh và càng tỏa nhiều nhiệt

Biểu tượng tam giác lửa:

 

Muốn có ngọn lửa phải đủ đồng thời ba yêu tố: chất đốt (nhiên liệu), nhiệt và oxygen.

Vì vậy, muốn dập tắt đám cháy, ta chỉ cần làm mất đi một trong ba yếu tố trong tam giác lửa.

II. Không khí

1. Thành phần của không khí

21% thể tích của không khí là khí oxygen

- 78% thể tích của không khí là khí nitrogen

- 1% thể tích của không khí là hơi nước, khí carbon dioxide, các khí khác

2. Vai trò của không khí đối với tự nhiên

- Mỗi thành phần trong không khí có vai trò riêng đối với tự nhiên

  + Oxygen cần cho sự hô hấp

  + Carbon dioxide cần cho sự quang hợp

  + Nitrogen cung cấp một phần dưỡng chất cho sinh vật

  + Hơi nước góp phần ổn định nhiệt độ của Trái Đất và là nguồn gốc sinh ra mây, mưa

3. Sự ô nhiễm không khí và một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí

Một số chất và nguồn gây ô nhiễm không khí

- Chất gây ô nhiễm không khí: carbon monoxide, carbon dioxide, nitrogen dioxide, sulfur dioxide

- 2 nguồn gây ô nhiễm không khí chính là: ô nhiễm tự nhiên và ô nhiễm do con người gây ra

- Một số nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà là: sơn tường, khói thuốc, hóa chất tẩy rửa…

Những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến con người và tự nhiên

- Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người: ngứa mắt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, kích thích đường hô hấp, dị ứng… và một số bệnh như hen suyễn, ung thư phổi…

- Ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên: gây ra hạn hán, bang tan, mù quang hóa, mưa acid…

Biện pháp bảo vệ môi trường không khí

 Sơ đồ tư duy: Oxygen và không khí


Bình chọn:
3.4 trên 5 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 6 - Cánh Diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí