Chủ đề 2: Các phép đo
Chủ đề này mở đầu cho học sinh tìm hiểu về các phép đo trong khoa học tự nhiên, các phép đo đó là: Đo chiều dài, đo khối lượng, đo thời gian và đo nhiệt độ. Đến với những phép đo này thì học sinh sẽ được tìm hiểu về dụng cụ đo, cách đo và cách ghi kết quả đo.
Chủ đề 3. Các thể của chất
Chủ đề 3 giới thiệu chung về sự đa dạng của chất, đặc điểm cơ bản ba thể, tính chất vật lí, tính chất hóa học và sự chuyển thể của chất. Các câu hỏi thường gặp trong chủ đề này thường là: xác định vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống, vật không sống; xác định quá trình chuyển thể của chất: sự nóng chảy, sự đông đặc, sự bay hơi, sự ngưng tụ
Chủ đề 4. Oxygen và không khí
Đây là chủ đề quan trọng trong chương trình khoa học tự nhiên 6. Ở chủ đề này, học sinh cần nắm vững tính chất của oxygen, thành phần không khí, tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy. Không những vậy, chúng ta cần nêu được vai trò của không khí đối với tự nhiên, nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và các biện pháp bảo vệ môi trường không khí
Chủ đề 5. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực - thực phẩm
Học xong chủ đề này, học sinh cần trình bày được khái niệm và tính chất của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực - thực phẩm. Từ đó, chúng ta có thể dự đoán ứng dụng của chúng và sử dụng chúng một cách hợp lí, an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững.
Chủ đề 6. Hỗn hợp
Chủ đề hỗn hợp gồm các nội dung chính là: khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết, hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp không đồng nhất, dung môi, dung dịch, huyền phù, nhũ tương, các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan. Ngoài ra, học sinh cần phải nắm được đặc điểm của các phương pháp tách chất: lọc, cô cạn, chiết để tìm ra mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp 1 cách phù hợp
Chủ đề 7: Tế bào
Đây là phần nội dung quan trọng trong chương trình khoa học nội dung 6, là nền tảng đầu tiên giúp học sinh tiếp cận với môn Sinh học, thường xuất hiện trong các đề thi. Chương này sẽ giới thiệu các nội dung tế bào đơn vị cơ sở của sự sống, từ tế bào đến cơ thể.
Nội dung bài tập quan trọng học sinh cần ghi nhớ ở phần này gồm, phân biệt cấu trúc cơ bản của tế bào thực vật và tế bào động vật, phân biệt vật sống và không sống, cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống
Đây là phần nội dung quan trọng, chiếm phần lớn nội dung môn Sinh học trong chương trình khoa học tự nhiên 6, thường xuất hiện trong các đề thi. Chương này sẽ giới thiệu về phân loại thế giới sống, khóa lưỡng phân, đa dạng thế giới sống từ những dạng sống cơ bản đến phức tạp như virus và vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm, thực vật, động vật và vai trò của sinh vật trong tự nhiên và đời sống của con người.
Nội dung bài tập quan trọng học sinh cần ghi nhớ ở phần này gồm, phân biệt cấu trúc cơ bản của virus và vi khuẩn, phân biệt đặc điểm giữa các nhóm thực vật, các nhóm động vật có xương sống và đặc điểm giữa các ngành động vật trong một nhóm.
Chủ đề 9: Lực
Đây là chủ đề mở đầu giúp học tiếp cận về lực trong thực tế, giúp học sinh biết được trong thực tế có những loại lực (trọng lực, lực hấp dẫn, lực ma sát, lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc), cách biểu diễn ra sao, độ lớn được tính như thế nào?
Chủ đề 10: Năng lượng
Năng lượng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Vì vậy, trong chủ đề này đã giới thiệu đến với học sinh năng lượng và sự truyền năng lượng, đề cập đến sự chuyển hóa của một số năng lượng (động năng, thế năng, hóa năng, nhiệt năng, cơ năng, quang năng,...). Ngoài ra, chương còn đề cập cách sử dụng nhiên liệu và năng lượng như thế nào để cho hiệu quả.
Chủ đề 11: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng; hệ Mặt Trời và Ngân Hà
Hiện tượng tự nhiên ngoài dưới mặt đất ra thì không thể không nhắc đến trên bầu trời. Trong chủ đề này đề cập đến cho học sinh những chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời (hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời), thiên thể, mặt trăng, khái quát hóa hệ mặt trời và ngân hà.