Lý thuyết trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo>
Có bao giờ em tự hỏi chiếc bánh mì thơn ngon, hấp dẫn sẽ biến đổi như thế nào sau khi em ăn vào?
I. Con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật
1. Nhu cầu sử dụng nước ở động vật:
Động vật cần nước để duy trì sự sống. Nhu cầu nước của mỗi cá thể là khác nhau dựa theo loài, tuổi, đặc điểm sinh học ...
Ví dụ: một con voi cần uống 160 - 300 lít nước mỗi ngày, trong khi dó loài chuột nhảy Bắc Mỹ chri cần lấy nước từ thức ăn.
2. Con đường trao đổi nước ở động vật:
Ở động vật và người, nước được cơ thể lấy vào thông qua thức ăn và nước uống. Nước được hấp thụ vào máu nhờ ống tiêu hóa (chủ yếu ở ruột già).
Nước và các chất thải được đào thải ra khỏi cơ thể chủ yếu qua nước tiểu và mồ hôi.
Nước tiểu được tạo ra từ quá trình lọc máu ở thận. Vì nước luôn có sự đào thải ra khỏi cơ thể nên việc bổ sung nước vô cùng quan trọng.
II. Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn ở động vật
1. Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa:
Thức ăn đi vào cơ thể người bằng miệng. Từ miệng, thức ăn được di chuyển đến các cơ quan khác nhau trong ống tiêu hóa, nhờ sự phối hợp của các cơ quan trong ống và tuyến tiêu hóa mà thức ăn được biến đổi thành các chất dinh dưỡng để hấp thụ vào máu.
III. Quá trình vận chuyển các chất ở động vật
1. Quá trình vận chuyển các chất trong hệ tuần hoàn ở người:
Các tế bào và cơ quan trong cơ thể động vật được nuôi dưỡng bởi chất dinh dưỡng và oxygen. Các chất này được vận chuyển bởi hệ tuần hoàn.
Ở người, các chất được vận chuyển theo hai vòng tuần hoàn: vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. Trong đó, vòng tuần hoàn nhỏ đưa máu tới phổi để lấy O2, thải CO2 và trở về tim (máu đỏ tươi.)
Vòng tuần hoàn lớn đưa máu đỏ tươi đi cung cấp cho từng cơ quan của cơ thể và trở lại là máu đỏ thẫm đi về tim.
IV. Vận dụng hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở động vật vào thực tiễn:
1. Nhu cầu dinh dưỡng của con người:
Để xác định nhu cầu dinh dưỡng của một người, cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như độ tuổi, giới tính, trạng thái sinh lí, cường độ hoạt động .... Nếu cung cấp quá thừa hoặc quá thiếu chất dinh dưỡng sẽ gây hại cho cơ thể.
2. Tìm hiểu về vấn đề vệ sinh ăn uống:
Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể con người. Tuy nhiên, thực phẩm cũng là nguồn gây ra nhiều bệnh khác nhau cho người sử dụng nếu chúng bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn.
Sơ đồ tư duy trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật:
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 31. Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước trang 143, 144 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết sinh sản ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Bài 31. Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước trang 143, 144 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết sinh sản ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo