Lý thuyết Miễn dịch ở người và động vật - Sinh học 11 Kết nối tri thức>
Nguyên nhân gây bệnh ở người và động vật là gì?
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Nguyên nhân gây bệnh ở người và động vật là gì?
Bệnh là sự sai lệch hoặc tổn thương về cấu trúc và chức năng của bất kì bộ phận, cơ quan, hệ thống nào của cơ thể.
Nguyên nhân gây bệnh cho người và động vật:
- Nguyên nhân bên trong: yếu tố di truyền, thoái hóa mô do tuổi già,...
- Nguyên nhân bên ngoài: tác nhân sinh học, vật lí, hóa học
Miễn dịch là gì?
Miễn dịch là khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh, đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh, không mắc bệnh.
Miễn dịch không đặc hiệu là gì?
Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch bẩm sinh hoặc miễn dịch tự nhiên
Miễn dịch không đặc hiệu bao gồm:
- Hàng rào bảo vệ vật lí và hóa học: lớp tế bào biểu mô lót trong các hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết, sinh sản và da
- Các đáp ứng không đặc hiệu: thực bào, viêm, sốt.
Miễn dịch đặc hiệu là gì?
- Miễn dịch đặc hiệu hay còn gọi là miễn dịch thích ứng hoặc miễn dịch thu được. Miễn dịch đặc hiệu chỉ có ở động vật có xương sống.
- Miễn dịch đặc hiệu là phản ứng đặc hiệu chống lại những mầm bệnh riêng biệt khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
- Miễn dịch đặc hiệu thực chất là phản ứng giữa tế bào miễn dịch, kháng nguyên và kháng thể.
Kháng nguyên là gì?
Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai gây ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu (hầu hết là các đại phân tử nhau các protein, polypeptide, polysaccharide)
Tế bào B, tế bào T và kháng thể là gì?
- Tế bào B và tế bào T (còn gọi là tế bào lympho B và tế bào lympho T) có các thụ thể kháng nguyên trên màng sinh chất. Thụ thể kháng nguyên có vùng nhận diện gắn với kháng nguyên qua quyết định kháng nguyên tương ứng, giống như chìa khóa với ổ khóa.
- Các thụ thể kháng nguyên tự do trong máu gọi là kháng thể hay globulin miễn dịch (Ig). Kháng thể có vùng nhận diện gắn với kháng nguyên qua quyết định kháng nguyên tương ứng, giống như ổ khóa và chìa khóa.
Cơ chế miễn dịch đặc hiệu là gì?
Miễn dịch đặc hiệu gồm miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
Miễn dịch nguyên phát, thứ phát là gì?
- Hệ miễn dịch tiếp xúc lần đầu tiên với kháng nguyên se tạo ra đáp ứng miễn dịch nguyên phát.
- Sau đó hệ miễn dịch lại tiếp xúc với chính loại kháng nguyên đó thì sẽ tạo nên đáp ứng miễn dịch thứ phát
→ Ứng dụng hiểu biết để điều chế vaccine để phòng các bệnh do virus, vi khuẩn.
→ Tiêm chủng vaccine là biện pháp chủ động tạo ra đáp ứng miễn dịch nguyên phát ở người và vật nuôi
Dị ứng là gì?
- Dị ứng là phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên nhất định, nghĩa là cơ thể quá mẫn cảm với kháng nguyên
- Kháng nguyên trong phản ứng dị ứng thì gọi là dị nguyên. Một số thuốc kháng sinh được gọi là dị nguyên vì chúng cũng gây ra phản ứng dị ứng
- Chất gây dị ứng chủ yếu là histamin theo đường máu đến gây các triệu chứng dị ứng
Các bệnh tật phát sinh do chức năng của hệ miễn dịch bị phá vỡ là gì?
- Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)
- Bệnh ung thư
- Bệnh tự miễn
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Cảm ứng ở động vật - Sinh học 11 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể - Sinh học 11 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật - Sinh học 11 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh sản ở động vật - Sinh học 11 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Thực hành: Nhân giống vô tính và thụ phấn cho cây - Sinh học 11 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Cảm ứng ở động vật - Sinh học 11 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể - Sinh học 11 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật - Sinh học 11 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh sản ở động vật - Sinh học 11 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Thực hành: Nhân giống vô tính và thụ phấn cho cây - Sinh học 11 Kết nối tri thức