Lý thuyết Mặt phẳng tọa độ. Đồ thị của hàm số SGK Toán 8 - Cánh diều>
Mặt phẳng tọa độ là gì?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
1. Mặt phẳng tọa độ
Trên mặt phẳng, ta vẽ hai trục số Ox, Oy vuông góc với nhau và cắt nhau tại gốc O của mỗi trục. Khi đó ta có trục tọa độ Oxy.
Trục Ox, Oy gọi là các trục tọa độ. Ox là trục hoành, Oy là trục tung. O là gốc tọa độ.
Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng Oxy.
Chú ý. Các đơn vị độ dài trên hai trục tọa độ được chọn bằng nhau.
2. Tọa độ của một điểm trong mặt phẳng tọa độ
Cho điểm M nằm trong mặt phẳng tọa độ.
Giả sử hình chiếu của điểm M lên Ox là điểm a, lên Oy là điểm b. Cặp số (a;b) gọi là tọa độ của điểm M, a là hoành độ, b là tung độ.
Điểm M có tọa độ (a; b) kí hiệu là M(a; b).
3. Độ thị của hàm số
Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x;f(x)) trên mặt phẳng tọa độ.
Ví dụ: Xét hàm số y = 2x
Giá trị \({y_1};{y_2}\) tương ứng với \({x_1} = - 1;{x_2} = 1\) là: \({y_1} = 2.( - 1) = - 2;\,\,y_2^{} = 2.1 = 2\)
Hàm số y = 2x có đồ thị như sau:
- Giải Câu hỏi mở đầu trang 60 SGK Toán 8 – Cánh diều
- Giải mục 1 trang 60 SGK Toán 8 tập 1 - Cánh diều
- Giải mục 2 trang 61, 62 SGK Toán 8 tập 1 - Cánh diều
- Giải mục 3 trang 63, 64 SGK Toán 8 tập 1 - Cánh diều
- Giải bài 1 trang 64 SGK Toán 8 tập 1 - Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục