Lý thuyết Hợp chất carbonyl - Hóa học 11 - Cánh diều>
Khái niệm và danh pháp-Tính chất vật lý-Tính chất hóa học-Ứng dụng và điều chế
Bài 18:
HỢP CHẤT CARBONYL
I.Khái niệm và danh pháp
1.Khái niệm
-Nhóm trong phân tử hợp chất hữu cơ được gọi là nhóm carbonyl.
-Aldehyde, ketone thuộc loại hợp chất carbonyl.
-Aldehyde là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –CHO liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen.
-Ketone là hợp chất hữu cơ có nhóm carbonyl liên kết với hai gốc hydrocarbon.
2.Danh pháp
a)Tên thay thế
-Tên aldehyde = Tên hydrocarbon (bỏ e) + al
-Tên ketone = Tên hydrocarbon (bỏ e)-vị trí nhóm carbonyl-one
b)Tên thông thường
-Tên thông thường của aldehyde: các aldehyde mà acid tương ứng của chúng có tên thông thường thì có thể được gọi tên thông thường bằng cách thay “…ic acid” bằng “…ic aldehyde” hoặc “…aldehyde”.
-Tên thông thường của ketone: một số ketone có tên thông thường.
II.Tính chất vật lý
-Nhiệt độ sôi cao hơn hydrocarbon nhưng thấp hơn alcohol có phân tử khối tương đương.
-Tính tan: mạch ngắn tan tốt, mạch dài không tan hoặc ít tan.
III.Tính chất hóa học
1.Phản ứng khử hợp chất carbonyl
- Với chất khử là LiAlH4 hoặc NaBH4 thì
+ Aldehyde bị khử tạo thành alcohol bậc 1
+ Ketone bị khử tạo thành alcohol bậc 2
2.Phản ứng oxi hóa aldehyde
a)Phản ứng với nước bromie
- Khi tác dụng với nước bromine, aldehyde bị oxi hóa tạo thành acid.
b)Phản ứng với thuốc thử Tollens
-Thuốc thử Tollens là dung dịch AgNO3 trong NH3 dư:
AgNO3 + 3NH3 + H2O → [Ag(NH3)2]OH + NH4NO3
-Phản ứng tổng quát giữa thuốc thử Tollens với aldehyde sau:
R-CH=O + 2[Ag(NH3)2]OH → R-COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
c) Phản ứng với Cu(OH)2
-Trong môi trường kiềm, Cu(OH)2 oxi hóa hầu hết các aldehyde thành muối carboxylate và sinh ra kết tủa Cu2O có màu đỏ gạch.
-Ketone không có phản ứng với thuốc thử Tollens hoặc với Cu(OH)2 (trong môi trường kiềm) => có thể dung thuốc thử Tollens hoặc Cu(OH)2 để phan biệt aldehyde hoặc ketone.
3.Phản ứng với hydrogen cyanide: tạo sản phẩm cyanohydrin (hydroxynitrile)
CH3-CH=O + H-C≡C → CH3-CH(OH)-CN
CH3-CO-CH3 + H-C≡C → (CH3)2C(OH)-CN
4. Phản ứng tạo iodoform
-Các aldehyde, ketone có nhóm methyl cạnh nhóm carbonyl (CH3CO-) tham gia được phản ứng iodoform.
CH3-CH=O + I2 + 4NaOH → CHI3 +H-COONa + 3NaI + 3H2O
CH3-CO-CH3 + 3I2 + 4NaOH → CHI3 + CH3COONa + 3NaI + 3H2O
IV.Ứng dụng và điều chế
1.Ứng dụng
-Formaldehyde dùng làm dung môi, sản xuất nhựa,…
-Acetaldehyde dùng làm nguyên liệu.
-Acetone làm dung môi, nguyên liệu.
2.Điều chế
a)Điều chế acetaldehyde
b) Điều chế acetone:
Sơ đồ tư duy về Hợp chất carbonyl
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 19: Carboxylic acid trang 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139 Hóa học 11 Cánh diều
- Bài 18: Hợp chất carbonyl trang 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131 Hóa học 11 Cánh diều
- Bài 17: Phenol trang 116, 117, 118, 119, 120, 121 Hóa học 11 Cánh diều
- Bài 16: Alcohol trang 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115 Hóa học 11 Cánh diều
- Bài 15: Dẫn xuất halogen trang 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106 Hóa học 11 Cánh diều
- Bài 19: Carboxylic acid trang 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139 Hóa học 11 Cánh diều
- Bài 18: Hợp chất carbonyl trang 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131 Hóa học 11 Cánh diều
- Bài 17: Phenol trang 116, 117, 118, 119, 120, 121 Hóa học 11 Cánh diều
- Bài 16: Alcohol trang 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115 Hóa học 11 Cánh diều
- Bài 15: Dẫn xuất halogen trang 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106 Hóa học 11 Cánh diều