Lý thuyết các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa sau thế kỉ XVI - Lịch sử 7>
Lý thuyết các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa sau thế kỉ XVI
BÀI 6. CÁC VƯƠNG QUỐC PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA SAU THẾ KỈ XVI
1. Sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
- Từ nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XIII, các vương quốc phong ra đời trước đó tiếp tục phát triển.
- Thế kỉ XIII, quân Mông- Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á, nhu cầu liên kết chống ngoại xâm dẫn đến ra đời một số vương quốc phong kiến mới.
- Bộ máy nhà nước dần được củng cố với sự tăng cường quyền lực của nhà vua và hoàn chỉnh hệ thống quan lại các cấp. Luật pháp cũng được hoàn thiện.
- Kinh tế là nông nghiệp lúa nước, buôn bán bằng đường biển, kinh tế phát triển thịnh đạt.
2. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu
Thành tựu |
Lĩnh vực |
Tín ngưỡng-tôn giáo |
Phật giáo tiểu thừa được truyền bá và phổ biến ở Đông Nam Á (Lan Xang, Cam-pu-chia, Thái Lan,…) Hồi giáo du nhập vào Đông Nam Á vào thế kỉ XII-XIII |
Chữ viết |
- Chữ Thái (đầu thế kỉ XIII), chữ Lào (thế kỉ XIV) được hình thành dựa trên hệ thống chữ Phạn. - Người Việt cải tiến chữ Hán (Trung Quốc) tạo ra chữ Nôm |
Kiến trúc, điêu khắc |
- Kiến trúc: Ăng -co, chùa Vàng,… - Nghệ thuật: điêu khắc tạc tượng thần, Phật, phù điêu,…có ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc. |
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục