Lý thuyết Bài 7: Trang phục trong đời sống SGK Công nghệ 6 - Kết nối tri thức


Lý thuyết Bài 7: Trang phục trong đời sống SGK Công nghệ 6 Kết nối tri thức đầy đủ, ngắn gọn, hay nhất.

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - KHTN...

I. VAI TRÒ CỦA TRANG PHỤC 

- Trang phục là vật dụng cần thiết của con người, bao gồm là quần áo và một số vật dụng đi kèm như giày, thắt lưng, tất, khăn quàng, … Trong đó, quần áo là những vật dụng quan trọng nhất. 

- Vai trò của trang phục: 

   + Che chở, bảo vệ cơ thể con người khỏi một số tác động có hại của thời tiết và môi trường 

   + Góp phần tôn lên vẻ đẹp của người mặc 

   + Có thể biết được một số thông tin cơ bản về người mặc như sở thích, nghề nghiệp. 

II. MỘT SỐ LOẠI TRANG PHỤC

- Theo giới tính: trang phục nam, trang phục nữ 

- Theo lứa tuổi: trang phục trẻ em, trang phục thanh niên, trang phục trung niên, trang phục người cao tuổi 

- Theo thời tiết: trang phục mùa nóng, trang phục mùa lạnh 

- Theo công dụng: trang phục mặc thường ngày, trang phục lễ hội, trang phục thể thao, trang phục bảo hộ lao động, trang phục biểu diễn nghệ thuật 

III. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRANG PHỤC 

- Chất liệu là thành phần cơ bản để tạo ra trang phục. Chất liệu may trang phục đa dạng và có sự khác biệt về độ dày, mỏng, độ nhàu và độ thấm hút. 

- Kiểu dáng là hình dạng bề ngoài của trang phục, thể hiện tính thẩm mĩ, tính đa dụng của các bộ trang phục. 

- Màu sắc là yếu tố quan trọng tạo nên vẻ đẹp của trang phục. Trang phục có thể sử dụng một màu hoặc phối hợp nhiều màu với nhau. 

- Đường nét, hoạt tiết là yếu tố được dùng để trang trí, làm tăng vẻ đẹp và tạo hiệu ứng thẩm mĩ cho trang phục như đường kẻ, đường cong, đăng ten, nơ, ren, … 

IV. MỘT SỐ LOẠI VẢI THÔNG DỤNG ĐỂ MAY QUẦN ÁO 

1. Vải sợi thiên nhiên 

- Nguồn gốc: được dệt bằng các sợi có nguồn gốc từ thiên nhiên như sợi bông (cotton), sợi tơ tằm, sợi len, … 

- Tính chất: 

   + Vải sợi bông, vải tơ tằm có độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát nhưng dễ bị nhàu 

   + Vải len có khả năng giữ nhiệt tố 

2. Vải sợi hóa học: Gồm vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp 

- Vải sợi nhân tạo: 

   + Nguồn gốc: được dệt bằng các loại sợi có nguồn gốc từ gỗ, tre, nứa, .. như sợi vít- cô, sợi a-xê-tat 

   + Tính chất: Có độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát, ít nhàu 

- Vải sợi tổng hợp: 

   + Nguồn gốc: được dệt bằng các loại sợi có nguồn gốc từ than đá, dầu mỏ, … như sợi ni-lông, sợi pô-li-ét-te 

   + Tính chất: bền, đẹp, giặt nhanh khô, không bị nhàu nhưng có độ hút ẩm thấp, mặc không thông thoáng. 

- Vải sợi pha 

   + Nguồn gốc: được dệt bằng sợi có kết hợp từ hai hay nhiều loại sợi khác nhau 

   + Tính chất: có ưu điểm của các loại sợi thành phần 

- Nghề dệt lụa: là một nghề lâu đời ở Việt Nam, với những làng nghề truyền thống như làng lụa Vạn Phúc, Bảo Lộc, Mã Châu, Tân Châu, Nha Xá, … Đây vừa là nơi sản xuất ra các sản phẩm lụa nổi tiếng, vừa là các điểm tham quan du lịch văn hóa đặc sắc. 


Bình chọn:
4.2 trên 12 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.