Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào trang 44 SGK Tiếng Việt 3 tập 2>
Giải câu 1, 2, 3 bài Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào trang 44 SGK Tiếng Việt 3 tập 2. Câu 3. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm
Câu 1
Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi.
Đồng hồ báo thức
Bác kim giờ thận trọng
Nhích từng li, từng li
Anh kim phút lầm lì
Đi từng bước, từng bước.
Bé kim giây tinh nghịch
Chạy vút lên trước hàng
Ba kim cùng tới đích
Rung một hồi chuông vang.
HOÀI KHÁNH
a) Trong bài thơ trên, những vật nào được nhân hóa?
b) Những nhân vật ấy được nhân hoá như thế nào?
c) Em thích hình ảnh nào ? Vì sao ?
Phương pháp giải:
Phép nhân hóa là biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những hoạt động, tính cách, suy nghĩ giống như con người, làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi và có hồn hơn.
Lời giải chi tiết:
a) Trong bài thơ trên các vật sau được nhân hoá: kim giờ, kim phút, kim giây.
b) Những nhân vật ấy được nhân hoá bằng cách gọi là bác, là anh, là bé.
c) Em thích nhất hình ảnh :
"Bé kim giây tinh nghịch
Chạy vút lên trước hàng"
- Vì hình ảnh này đã tả chiếc kim giây thật hay : nó vừa nhỏ bé, mảnh mai vừa chạy nhanh trên mặt đồng hồ tựa như một cậu bé rất nhanh nhẹn và tinh nghịch.
Câu 2
Dựa vào nội dung bài thơ trên, trả lời câu hỏi :
a) Bác kim giờ nhích về phía trước như thế nào?
b) Anh kim phút đi như thế nào ?
c) Bé kim giây chạy lên trước hàng như thế nào?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc bài thơ và chú ý tới hoạt động của kim giờ, kim phút và kim giây.
Lời giải chi tiết:
a) Bác kim giờ nhích về phía trước từng li, từng li với vẻ rất thận trọng.
b) Anh kim phút đi từng bước, từng bước một cách ung dung nhưng nhanh hơn kim giờ.
c) Bé kim giây luôn tinh nghịch, nhanh chân chạy vút lên trước hàng.
Câu 3
Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm :
a) Trương Vĩnh Kí hiểu biết rất rộng.
b) Ê-đi-xơn làm việc miệt mài suốt ngày đêm.
c) Hai chị em thán phục nhìn chú Lý.
d) Tiếng nhạc nổi lên réo rắt.
Phương pháp giải:
Bộ phận in đậm chỉ đặc điểm của sự vật, vì vật em đặt câu hỏi theo mẫu Như thế nào?
Lời giải chi tiết:
a) Trương Vĩnh Kí hiểu biết như thế nào ?
b) Ê-đi-xơn làm việc như thế nào ?
c) Hai chị em nhìn chú Lý như thế nào ?
d) Tiếng nhạc nổi lên như thế nào ?
- Soạn bài Chương trình xiếc đặc sắc trang 46 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
- Chính tả bài Người sáng tác Quốc ca Việt Nam trang 47 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
- Tập làm văn: Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật trang 48 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
- Soạn bài Em vẽ Bác Hồ trang 43 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
- Chính tả bài Nghe nhạc trang 42 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 3 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 2 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 3 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 2 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3