Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Quê hương trang 89 SGK Tiếng Việt 3 tập 1>
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Quê hương trang 89 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 4. Dùng mỗi từ ngữ sau để đặt một câu theo mẫu Ai làm gì?: bác nông dân, em trai tôi, những chú gà con, đàn cá.
Câu 1
Xếp các từ sau vào hai nhóm :
cây đa, gắn bó, dòng sông, con đò, nhớ thương yêu quý, mái đình, thương yêu, ngọn núi, phố phường, bùi ngùi, tự hào.
Nhóm |
Từ ngữ |
1. Chỉ sự vật ở quê hương |
M: cây đa |
2. Chỉ tình cảm đối với quê hương |
M: gắn bó |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ rồi điền từ vào nhóm thích hợp.
Lời giải chi tiết:
Nhóm |
Từ ngữ |
1. Chỉ sự vật ở quê hương |
dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố phường |
2. Chỉ tình cảm đối với quê hương |
nhớ thương, yêu quý, yêu thương, bùi ngùi, tự hào |
Câu 2
Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay thế cho từ quê hương ở đoạn văn sau:
Tây Nguyên là quê hương của tôi. Nơi đây, tôi đã lớn lên trong địu vải thân thương của má, trong tiếng ngân vang của dòng thác, trong hương thơm ngào ngạt của núi rừng.
(quê quán, quê cha đất tổ, đất nước, giang sơn, nơi chôn rau cắt rốn)
Phương pháp giải:
Em tránh nhầm lẫn giữa từ cùng nghĩa với quê hương và từ cùng nghĩa với đất nước.
Lời giải chi tiết:
Tây Nguyên là quê cha đất tổ của tôi. Nơi đây, tôi đã lớn lên trong địu vải thân thương của má, trong tiếng ngân vang của dòng thác, trong hương thơm ngào ngạt của núi rừng.
- Ngoài từ quê cha đất tổ, có thể thay từ quê hương bằng từ: quê quán, nơi chôn nhau cắt rốn.
Câu 3
Những câu nào trong đoạn dưới đây được viết theo mẫu Ai làm gì ? Hãy chỉ rõ mỗi bộ phận câu trả lời câu hỏi "Ai ?" hoặc "Làm gì ?"
Cuộc sống que tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.
Theo Nguyễn Thái Vận
- Móm lá cọ: lá cọ non túm lại để đựng thức ăn, hạt giống,...
- Om: nấu nhỏ lửa và lâu cho ngấm mắm muốn hoặc ngâm lâu trong nước nóng già cho chín.
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
Ai ? |
làm gì ? |
Chúng tôi |
rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi. |
Cha |
làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. |
Mẹ |
đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. |
Chị tôi |
đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. |
Câu 4
Phương pháp giải:
Em hãy đặt câu nói về hoạt động của mỗi sự vật trên.
Lời giải chi tiết:
Ai ? |
làm gì ? |
Bác nông dân Em trai tôi Những chú gà con Đàn cá |
cày ruộng. đang làm toán. chạy lon ton sau chân mẹ. bơi tung tăng dưới hồ. |
- Soạn bài Chõ bánh khúc của dì tôi trang 91 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
- Chính tả bài Vẽ quê hương trang 92 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
- Tập làm văn: Nghe-kể: Tôi có đọc đâu! trang 92 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
- Soạn bài Vẽ quê hương trang 88 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
- Chính tả bài Tiếng hò trên sông trang 87 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 3 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 2 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 3 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 2 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3