Kiểm tra 15 phút lần 2 học kì 2 Địa lí 12 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

  • A.

    quặng bô –xit.

  • B.

    dầu khí.

  • C.

    sinh vật biển.

  • D.

    đất đỏ badan.

Câu 2 :

Công nghiệp dầu khí nhanh chóng trở thành ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta là do

  • A.

    cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại.

  • B.

    mang lại hiệu quả kinh tế cao.

  • C.

    có thị trường tiêu thụ rộng.

  • D.

    thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 3 :

Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm gồm 3 nhóm ngành chủ yếu nào sau đây?

  • A.

    chế biến sản phẩm trồng trọt,chế biến lâm nghiệp, chế biến sản phẩm chăn nuôi.

  • B.

    Chế biến sản phẩm chăn nuôi, điện, chế biến sản phẩm thủy hải sản.

  • C.

    Chế biến lâm nghiệp, chế biến sản phẩm thủy hải sản, chế biến sản phẩm trồng trọt.

  • D.

    Chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến sản phẩm thủy hải sản, chế biến sản phẩm trồng trọt.

Câu 4 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết tuyến đường nào nối Đông Bắc Campuchia và Tây Nguyên với cảng Quy Nhơn?

  • A.

    Quốc lộ 19.

  • B.

    Quốc lộ 26.

  • C.

    Quốc lộ 24.

  • D.

    Quốc lộ 27.

Câu 5 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của đồng bằng sông Hồng không giáp biển?

  • A.

    Hưng Yên, Hải Phòng.

  • B.

    Hà Nam, Bắc Ninh.

  • C.

    Hà Nam, Ninh Bình.

  • D.

    Nam Định, Bắc Ninh.

Câu 6 :

Phát biểu nào không đúng đối với việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo?

  • A.

    Hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra.

  • B.

    Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ.

  • C.

    Tránh khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao.

  • D.

    Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính hủy diệt cao.

Câu 7 :

Trong việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ, ngoài thủy lợi thì biện pháp quan trọng tiếp theo là

  • A.

    áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất.

  • B.

    tăng cường phân bón và thuốc trừ sâu.

  • C.

    thay đổi cơ cấu cây trồng.

  • D.

    nâng cao trình độ cho nguồn lao động.

Câu 8 :

Các tỉnh Nam Trung Bộ có sản lượng đánh bắt cá biển cao hơn Bắc Trung Bộ vì:

  • A.

    Có bãi tôm bãi cá ven biển và gần ngư trường vịnh Bắc Bộ.

  • B.

    Không chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc.

  • C.

    Vùng biển tập trung nhiều bãi tôm, bãi cá lớn nhất.

  • D.

    Được trang bị tàu thuyền đánh bắt hiện đại hơn.

Câu 9 :

Những định hướng chính đối với sản xuất lương thực của vùng đồng bằng sông Cửu Long

  • A.

    Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ kết hợp với khai hoang.

  • B.

    Phá thế độc canh cây lúa, mở rộng diện tích các cây khác.

  • C.

    Đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản, thủy hải sản.

  • D.

    Cơ cấu mùa vụ thay đổi phù hợp với điều kiện canh tác.

Câu 10 :

Yếu tố khí hậu cũng ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp vì :

  • A.

    Chi phối việc chọn lựa kĩ thuật và công nghệ.

  • B.

    Ảnh hưởng đến các nguồn nguyên liệu.

  • C.

    Thiên tai thường gây tổn thất cho sản xuất công nghiệp.

  • D.

    Chi phối quy mô và cơ cấu của các xí nghiệp công nghiệp.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

  • A.

    quặng bô –xit.

  • B.

    dầu khí.

  • C.

    sinh vật biển.

  • D.

    đất đỏ badan.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là dầu khí, phân bố ở thềm lục địa phía Nam với 8 bề trầm tích.

Câu 2 :

Công nghiệp dầu khí nhanh chóng trở thành ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta là do

  • A.

    cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại.

  • B.

    mang lại hiệu quả kinh tế cao.

  • C.

    có thị trường tiêu thụ rộng.

  • D.

    thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Khái niệm: Công nghiệp trọng điểm là ngành: có thế mạnh lâu dài, mnag lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác.

Lời giải chi tiết :

Công nghiệp dầu khí nước ta có nguồn nguyên liệu phong phú ở thềm lục địa phía Nam; khai thác và chế biến dầu khí là ngành mang lại hiệu quả sx cao (nguồn hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta)

=> Nước ta đã và đang tập trung phát triển CN khai thác và chế biến dầu khí.

Câu 3 :

Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm gồm 3 nhóm ngành chủ yếu nào sau đây?

  • A.

    chế biến sản phẩm trồng trọt,chế biến lâm nghiệp, chế biến sản phẩm chăn nuôi.

  • B.

    Chế biến sản phẩm chăn nuôi, điện, chế biến sản phẩm thủy hải sản.

  • C.

    Chế biến lâm nghiệp, chế biến sản phẩm thủy hải sản, chế biến sản phẩm trồng trọt.

  • D.

    Chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến sản phẩm thủy hải sản, chế biến sản phẩm trồng trọt.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm gồm 3 nhóm ngành: Chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến sản phẩm thủy hải sản, chế biến sản phẩm trồng trọt.

Câu 4 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết tuyến đường nào nối Đông Bắc Campuchia và Tây Nguyên với cảng Quy Nhơn?

  • A.

    Quốc lộ 19.

  • B.

    Quốc lộ 26.

  • C.

    Quốc lộ 24.

  • D.

    Quốc lộ 27.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 28

Lời giải chi tiết :

B1. Quan sát kí hiệu cảng và đường quốc lộ ở Atlat trang 3.

B2. Xác định vị trí cảng Quy Nhơn

=> Tuyến quốc lộ nối Tây Nguyên, Đông Bắc Campuchia với cảng Quy Nhơn là quốc lộ 19.

Câu 5 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của đồng bằng sông Hồng không giáp biển?

  • A.

    Hưng Yên, Hải Phòng.

  • B.

    Hà Nam, Bắc Ninh.

  • C.

    Hà Nam, Ninh Bình.

  • D.

    Nam Định, Bắc Ninh.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 26

Lời giải chi tiết :

Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 26, các tỉnh thuộc ĐBSH không giáp biển là: Hà Nam, Bắc Ninh.

Câu 6 :

Phát biểu nào không đúng đối với việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo?

  • A.

    Hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra.

  • B.

    Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ.

  • C.

    Tránh khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao.

  • D.

    Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính hủy diệt cao.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các định hướng khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo:

-  Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ và các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao

-  Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất huỷ diệt.

-  Phát triển đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản; giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và vùng thềm lục địa

=> Các phát biểu B, C, D đúng.

=> Phát biểu không đúng là: A. Hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra.

Câu 7 :

Trong việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ, ngoài thủy lợi thì biện pháp quan trọng tiếp theo là

  • A.

    áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất.

  • B.

    tăng cường phân bón và thuốc trừ sâu.

  • C.

    thay đổi cơ cấu cây trồng.

  • D.

    nâng cao trình độ cho nguồn lao động.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Vấn đề thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu trong phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Bộ.

- Tiếp đến là vấn đề thay đổi cơ cấu cây trồng đang nâng cao hơn vị trí của vùng như: là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.

Câu 8 :

Các tỉnh Nam Trung Bộ có sản lượng đánh bắt cá biển cao hơn Bắc Trung Bộ vì:

  • A.

    Có bãi tôm bãi cá ven biển và gần ngư trường vịnh Bắc Bộ.

  • B.

    Không chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc.

  • C.

    Vùng biển tập trung nhiều bãi tôm, bãi cá lớn nhất.

  • D.

    Được trang bị tàu thuyền đánh bắt hiện đại hơn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đánh giá tiềm năng tự nhiên cho khai thác thủy sản của DHNTB.

Lời giải chi tiết :

DHNTB là nơi tập trung nhiều bãi tôm bãi cá lớn nhất cả nước, với hai ngư trường lớn là Ninh Thuận – Bình Thuận, Hoàng Sa – Trường Sa.

=> Vì vậy sản lượng đánh bắt cá ở DHNTB cao hơn ở BTB.

Câu 9 :

Những định hướng chính đối với sản xuất lương thực của vùng đồng bằng sông Cửu Long

  • A.

    Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ kết hợp với khai hoang.

  • B.

    Phá thế độc canh cây lúa, mở rộng diện tích các cây khác.

  • C.

    Đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản, thủy hải sản.

  • D.

    Cơ cấu mùa vụ thay đổi phù hợp với điều kiện canh tác.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

ĐBSCL có sản lượng lương thực lớn nhất cả nước chủ yếu do có diện tích lớn.

Lời giải chi tiết :

ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lương thực  hàng đầu của cả nước (diện tích và sản lượng đứng đầu cả nước, chiếm >50%).

=> Tuy nhiên, sản lượng lương thực cao chủ yếu do diện tích đất sx lớn (năng suất lúa còn thấp hơn so với ĐBSH)

=> Định hướng chính đối với sx lương thực của vùng trong thời gian tới là đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, áp dụng nhiều tiến bộ KHKT để nâng cao năng suất, chất lượng lương thực.

Đồng thời tiếp tục khai thác các thế mạnh tự nhiên ở những vùng đất mới, còn nhiều tiềm năng.

Câu 10 :

Yếu tố khí hậu cũng ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp vì :

  • A.

    Chi phối việc chọn lựa kĩ thuật và công nghệ.

  • B.

    Ảnh hưởng đến các nguồn nguyên liệu.

  • C.

    Thiên tai thường gây tổn thất cho sản xuất công nghiệp.

  • D.

    Chi phối quy mô và cơ cấu của các xí nghiệp công nghiệp.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều -> máy móc dễ bị han rỉ.

Lời giải chi tiết :

- Đặc điểm khí hậu và thời tiết tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành công nghiệp khai khoáng. Trong một số trường hợp, nó chi phối và việc lựa chọn kĩ thuật và công nghệ sản xuất.

VD. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho máy móc dễ bị hư hỏng. Điều đó đòi hỏi phải sử dụng trang thiết bị sản xuất có đặc tính bền, chống han rỉ, ô-xi hóa.

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.