Giải VBT ngữ văn 6 bài Từ mượn>
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 bài Từ mượn trang 22 VBT ngữ văn 6 tập 1.
Câu 1
Câu 1 (trang 22 VBT Ngữ văn 6, tập 1):
Ghi lại các từ mượn có trong những câu dưới đây. Cho biết các từ ấy được mượn của tiếng (ngôn ngữ) nào.
a) Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.
(Sọ Dừa)
b) Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.
(Sọ Dừa)
c) Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với vi-ệc mở một trang chủ riêng.
Phương pháp giải:
Chỉ cần xác định những từ còn nhận rõ nguồn gốc là từ mượn (những từ đã Việt hóa triệt để không cần xác định)
Lời giải chi tiết:
a) Mượn tiếng Hán: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ.
b) Mượn tiếng Hán: gia nhân.
c) Mượn tiếng Anh: pốp, in-tơ-nét.
Mượn tiếng Hán: quyết định
Câu 2
Câu 2 (trang 22 VBT Ngữ văn 6, tập 1):
Hãy xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành các từ Hán Việt dưới đây:
a) khán giả: người xem; thính giả: người nghe; độc giả: người đọc.
b) yếu điểm: điểm quan trọng; yếu lược: tóm tắt những điều quan trọng; yếu nhân: người quan trọng.
Phương pháp giải:
Tìm các từ tiếng Việt có nghĩa tương đương với các từ Hán Việt đã cho. Dựa theo đó để xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành từ Hán Việt.
Lời giải chi tiết:
a)
- Khán giả: khán = xem, giả = người ⟹ người xem.
- Thính giả: thính = nghe, giả = người ⟹ người nghe.
- Độc giả: độc = đọc, giả = người ⟹ người đọc.
b)
- Yếu điểm: yếu = quan trọng, điểm = chỗ (điểm) ⟹ chỗ quan trọng, điểm quan trọng.
- Yếu lược: yếu = quan trọng, lược = tóm tắt ⟹ tóm tắt những điều quan trọng.
- Yếu nhân: yếu = quan trọng, nhân = người ⟹ người quan trọng.
Câu 3
Câu 3 (trang 22 VBT Ngữ văn 6, tập 1):
Hãy kể một số từ mượn
a) Là tên các đơn vị đo lường.
b) Là tên một số bộ phận của chiếc xe đạp.
c) Là tên một số đồ vật.
Phương pháp giải:
Theo các ví dụ đã nêu trong bài tập, HS chú ý tìm các từ mượn từ các tiếng châu Âu. HS cố gắng tự tìm càng nhiều từ càng tốt.
Lời giải chi tiết:
a) Là tên các đơn vị đo lường: mét, lít, ki-lô-gam, ki-lô-mét,…
b) Là tên một số bộ phận của chiếc xe đạp: ghi-đông, gác-đờ-bu,…
c) Là tên một số đồ vật như: ra-đi-ô, vi-ô-lông, xoong,…
Câu 4
Câu 4 (trang 23 VBT Ngữ văn 6, tập 1):
Hãy đặt câu với từng từ trong các cặp từ dưới đây để thấy cách dùng khác nhau của chúng:
- Phu nhân/ vợ
- Phụ nữ/ đàn bà
Phương pháp giải:
Đặt câu với từng từ đã cho, thay thế các từ đó cho nhau để rút ra nhận xét về sự khác nhau giữa chúng. Chú ý: từ Hán Việt thường có sắc thái ý nghĩa khái quát, trang trọng, thích hợp với các tình huống giao tiếp có tính nghi thức.
Lời giải chi tiết:
- Phu nhân / vợ:
+ Bà là phu nhân của một vị quan lớn trong triều.
+ Vợ tôi là giáo viên.
- Phụ nữ / đàn bà:
+ Những người phụ nữ xứng đáng được trân trọng và yêu thương.
+ Đàn bà lúc nào cũng khó hiểu.
=> Nhận xét:
- Từ Hán Việt: mang tính trang trọng, nghi thức, lịch sự.
- Từ Thuần Việt: mang tính đời thường, bình dân, gần gũi.
Câu 5
Câu 5 (trang 23 VBT Ngữ văn 6, tập 1):
Cho các nghĩa sau của tiếng đại:
1, to, lớn
2, thay, thay thế
3, đời, thế hệ
4, thời, thời kì
Hãy sắp xếp các từ ngữ sau thành từng nhóm theo ý nghĩa của yếu tố đại: đại châu, đại diện, đại lí, đại dương, đại chiến, đại ý, cận đại, đại từ, đại lộ, hiện đại, tứ đại đồng đường, đại biểu, cổ đại, đại tài.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ ý nghĩa của yếu tố đại. Đọc kĩ các từ đã cho và xem xét nghĩa của yếu tố đại trong từng từ.
Lời giải chi tiết:
1. to, lớn: đại châu, đại lí, đại dương, đại chiến, đại ý, đại lộ, đại tài.
2. thay, thay thế: đại diện, đại từ, đại biểu
3. đời, thế hệ: tứ đại đồng đường
4. thời, thời kì: cận đại, cổ đại
Câu 6
Câu 6 (trang 24 VBT Ngữ văn 6, tập 1):
a. Tìm các từ tiếng Việt tương đương với các từ mượn sau:
- phan (fan)
- nốc ao (knock-out)
- phôn (phone)
b. Đặt câu với mỗi từ trong từng cặp và cho biết sự khác nhau giữa chúng và cách dùng.
Phương pháp giải:
Tìm ý nghĩa của từ đã cho và tìm từ tiếng Việt tương đương.
Lời giải chi tiết:
a, Giải thích:
- Phan tương đương với người hâm mộ
- Nốc ao tương đương với đánh bại, hạ gục
- Phôn tương đương với điện thoại, gọi điện
b, Đặt câu:
- Tôi là phan của nhóm nhạc này.
- Anh ấy đã bị hạ nốc-ao ngay trong trận đầu tiên.
- Tôi sẽ phôn lại cho bạn sau.
=> Nhận xét về sự khác nhau trong cách dùng của chúng: Từ mượn thường được sử dụng trong những trường hợp giao tiếp thân mật, bình thường và hạn chế hơn so với từ thuần Việt, không nên quá lạm dụng từ mượn.
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải VBT ngữ văn 6 bài Tổng kết phần Tiếng Việt
- Giải VBT ngữ văn 6 bài Ôn tập tổng hợp chuẩn bị cho bài kiểm tra tổng hợp cuối năm
- Giải VBT ngữ văn 6 bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn - Lớp 6 Tập 2)
- Giải VBT ngữ văn 6 bài Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy)
- Giải VBT ngữ văn 6 bài Tổng kết phần tập làm văn
- Giải VBT ngữ văn 6 bài Tổng kết phần Tiếng Việt
- Giải VBT ngữ văn 6 bài Ôn tập tổng hợp chuẩn bị cho bài kiểm tra tổng hợp cuối năm
- Giải VBT ngữ văn 6 bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn - Lớp 6 Tập 2)
- Giải VBT ngữ văn 6 bài Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy)
- Giải VBT ngữ văn 6 bài Tổng kết phần tập làm văn