Giải VBT ngữ văn 6 bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự>
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự trang 28 VBT ngữ văn 6 tập 1.
Câu 1
Câu 1 (trang 33 VBT Ngữ văn 6, tập 1):
Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh đã làm.
a) Nhận xét vai trò, ý nghĩa của các nhân vật.
b) Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh theo sự việc gắn với các nhân vật chính.
c) Tại sao lại gọi là Sơn Tinh, Thủy Tinh? Nếu đổi bằng các tên sau có được không?
- Vua Hùng kén rể
- Truyện vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh.
- Bài ca chiến công của Sơn Tinh.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ truyện, lần lượt theo yêu cầu của bài tập mà tìm nội dung ghi vào các chỗ trống cho phù hợp.
Trả lời câu a, cần xác định rõ ai là nhân vật chính, ai là nhân vật phụ. Nhân vật chính là những nhân vật có hoạt động xuyên suốt từ đầu đến cuối câu chuyện.
Trả lời câu b, chỉ cần kể vắn tắt các sự việc gắn với nhân vật chính.
Trả lời câu c, cần chú ý xem tên gọi nào thể hiện được chủ đề của truyện.
Sau khi đã nắm chắc nhân vật chính và các sự việc, hãy tóm tắt truyện theo sự việc gắn với nhân vật chính.
Lời giải chi tiết:
a) Vai trò, ý nghĩa của các nhân vật:
- Vua Hùng: Nhân vật phụ, nhưng không thể thiếu vì ông là người quyết định cuộc hôn nhân lịch sử.
- Mị Nương: Nhân vật phụ, nhưng cũng không thể thiếu vì nếu không có nàng thì không có chuyện hai thần xung đột ghê gớm như thế.
- Thủy Tinh: Nhân vật chính, đối lập với Sơn Tinh, được nói tới nhiều. Hình ảnh thần thoại hóa sức mạnh của lũ bão ở vùng châu thổ sông Hồng.
- Sơn Tinh: Nhân vật chính, đôi lập với Thủy Tinh, người anh hùng chống lũ lụt của nhân dân Việt cổ.
b) Tóm tắt truyện theo sự việc chính của các nhân vật:
- Vua Hùng kén rể
- Hai thần đến cầu hôn
- Vua Hùng ra điều kiện, cố ý thiên lệch cho Sơn Tinh
- Sơn Tinh đến trước, được vợ, Thủy tinh đến sau, mất Mị Nương, đuổi theo định cướp nàng.
- Trận đánh dữ dội giữa hai thần. Kết quả: Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh thua, đành rút quân.
- Hằng năm, hai thần vẫn kịch chiến suốt mấy tháng trời, nhưng lần nào Thủy Tinh cũng thất bại, rút lui.
c) Truyện được dặt tên là Sơn Tinh, Thủy Tinh vì đây là tên của hai nhân vật chính.
* Không nên đổi thành các tên, vì:
- Vua Hùng kén rể, chưa nói rõ nội dung chính của truyện.
- Truyện vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh: tên thừa, hai nhân vật vua Hùng, Mị Nương chỉ đóng vai phụ.
* Có thể sử dụng tên truyện: Bài ca chiến công của Sơn Tinh, vì nó phù hợp với nội dung của truyện.
Câu 2
Câu 2 (trang 35 VBT Ngữ văn 6, tập 1):
Người ta hiểu sự việc trong văn tự sự là những hành động làm nảy sinh các sự việc khác, làm thay đổi và bộc lộ tính cách nhân vật. Em hãy chỉ ra các sự việc như vậy trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Phương pháp giải:
Em hãy liệt kê ra các sự việc có tác dụng làm thay đổi và bộc lộ tính cách nhân vật.
Lời giải chi tiết:
Các sự việc có tác dụng làm thay đổi và bộc lộ tính cách nhân vật của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là:
- Vua Hùng kén rể cho công chúa Mị Nương và đề ra yêu cầu về sính lễ.
- Sơn Tinh mang sính lễ đến trước và được rước Mị Nương về núi.
Câu 3
Câu 3 (trang 35 VBT Ngữ văn 6, tập 1):
Cho nhan đề truyện: Một lần không vâng lời. Em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy. Em dự định sẽ kể sự việc gì, diễn biến ra sao, nhân vật của em là ai?
Phương pháp giải:
Xem lại nội dung phần Ghi nhớ ở bài 2 (SGK tr. 28) để sáng tạo câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
Dàn ý:
- Nhân vật trong câu chuyện là tôi (kể theo ngôi thứ nhất).
- Lựa chọn sự việc phù hợp với bản thân.
- Kể diễn biến cụ thể
- Kết quả sự việc ra sao?
- Bài học rút ra cho bản thân.
Bài viết tham khảo:
Đó là kỉ niệm không bao giờ quên đối với tôi. Một lần được bố mẹ dẫn đi chơi biển, tôi vui thích vô cùng. Vì lần đầu được ra biển nên bố mẹ lo lắng căn dặn rất nhiều. Bố có dặn: "Con đừng chơi xa quá, đặc biệt không được chơi phía rừng đằng kia, lỡ lạc vào đó thì nguy hiểm lắm". Tôi hào hứng vâng rất to. Nhưng vừa tuột khỏi bàn tay bố mẹ, tôi gặp mấy người bạn cùng lớp. Các bạn rủ nhau ra phía rừng chơi tìm kho báu, vui quá tôi bỗng quên lời bố theo các bạn ra phía rừng. Rồi lỡ đi sâu trong rừng, vậy là tôi và các bạn bị lạc.
Lúc sau, nhận ra sự vắng mặt của tôi, bố mẹ lo lắng đi tìm. Từ lúc trưa nắng cho đến chiều, vẫn chưa tìm được con, bố mẹ tôi gọi cứu hộ giúp đỡ, họ gặp những người bố, người mẹ của các bạn khác. Đến tối, các nhân viên cứu hộ đã tìm được tôi và các bạn đang sợ hãi ngồi trong rừng tối.
Sau sự việc ấy, tôi đã bị bố nặng lời trách mắng vì lo lắng. Tôi ân hận vô cùng và tự hứa sẽ không bao giờ trái lời bố mẹ nữa.
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải VBT ngữ văn 6 bài Tổng kết phần Tiếng Việt
- Giải VBT ngữ văn 6 bài Ôn tập tổng hợp chuẩn bị cho bài kiểm tra tổng hợp cuối năm
- Giải VBT ngữ văn 6 bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn - Lớp 6 Tập 2)
- Giải VBT ngữ văn 6 bài Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy)
- Giải VBT ngữ văn 6 bài Tổng kết phần tập làm văn
- Giải VBT ngữ văn 6 bài Tổng kết phần Tiếng Việt
- Giải VBT ngữ văn 6 bài Ôn tập tổng hợp chuẩn bị cho bài kiểm tra tổng hợp cuối năm
- Giải VBT ngữ văn 6 bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn - Lớp 6 Tập 2)
- Giải VBT ngữ văn 6 bài Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy)
- Giải VBT ngữ văn 6 bài Tổng kết phần tập làm văn