Giải VBT ngữ văn 6 bài So sánh (Tiếp theo)


Giải câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6 So sánh trang 35 VBT Ngữ văn 6 tập 2.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 35 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): 

Tìm một số từ chuyên dùng trong so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng

Lời giải chi tiết:

- Từ so sánh ngang bằng: như, là, như là, như thể, giống như.

Từ so sánh không ngang bằng: hơn, không bằng, chưa bằng.

Câu 2

Câu 2 (trang 36 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): 

Đọc kĩ các khổ thơ đã cho để tìm phép so sánh. Phân loại các so sánh đã tìm được thành: so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng (chú ý các từ so sánh được dùng). Chọn một hình ảnh so sánh để phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm.

Lời giải chi tiết:

Các phép so sánh và kiểu so sánh:

a)

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

=> So sánh ngang bằng.

b)

- Con đi trăm núi ngàn khe / Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.

- Con đi đánh giặc mười năm / Chưa bằng khó nhọc đời bầm sau mươi.

=> So sánh không ngang bằng.

c)

- Anh đội viên mơ màng / Như nằm trong giấc mộng

=> So sánh ngang bằng.

- Bóng Bác cao lồng lộng / Ấm hơn ngọn lửa hồng.

=> So sánh không ngang bằng.

Câu 3

Câu 3 (trang 36 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): 

Đọc kĩ bài Vượt thác (sgk tr37-39) để tìm câu văn có dùng phép so sánh. Ví dụ: Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Chọn một so sánh em thích nhất, phân tích giá trị gợi hình, gợi cảm của hình ảnh so sánh đó để trả lời cho các câu hỏi vì sao.

Lời giải chi tiết:

Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài “Vượt thác”:

- Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp.

- Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt.

- Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.

- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn… như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

- Dượng Hương Thư vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà.

- Những cây to mọc giữa những bụi lúp xú nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.

=>  Em thích hình ảnh so sánh: Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc… giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

    Vì: Tác giả đã tưởng tượng ra một Dượng Hương Thư khỏe, đẹp và hào hùng, thể hiện sức mạnh và khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người.

Câu 4

Câu 4 (trang 37 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): 

Đọc lại bài Vượt thác, chú ý hình ảnh Dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ để viết đoạn văn từ 3-5 câu. Chú ý sử dụng các kiểu so sánh đã học.

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh dượng Hương Thư vượt thác chính là lời ca ngợi vẻ đẹp, sức mạnh của người lao động. Thác nước dữ dội cũng không bằng sức mạnh dẻo dai của dượng. Chính sức mạnh ấy đã giúp con người bình thường vốn nhỏ nhẹ, nhu mì bỗng chốc trở nên mạnh mẽ như một hiệp sĩ.

- So sánh ngang bằng: trở nên mạnh mẽ như một hiệp sĩ.

- So sánh không ngang bằng: Thác nước dữ dội cũng không bằng sức mạnh dẻo dai của dượng.

Câu 5

Câu 5 (trang 37-38 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): 

Tìm và phân loại các so sánh trong các câu sau

Lời giải chi tiết:

Câu 6

Câu 6 (trang 38 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): 

Viết một đoạn văn ngắn về đề tài tự chọn có sử dụng cả so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.

Lời giải chi tiết:

      Sông nước Cà Mau là một vùng đất rộng lớn, hùng vĩ. Vì Cà Mau là nơi cuối bản đồ đất nước cho nên sẽ có nhiều điều lí thú mà ta chưa biết đến. Qua bài ''Sông nước Cà Mau'' đã giúp chúng ta thấy rõ hơn về vùng đất này. Tuy còn hoang sơ nhưng thật bình yên và hạnh phúc . Dòng sông Năm Căn“nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”. Vì thế mà cá tôm cũng nhiều hơn, đời sống người dân được ấm no. Dòng sông Năm Căn là một khung cảnh đông vui, tấp nập người qua lại, thiên nhiên hấp dẫn cùng với cái chợ cùng tên là Năm Căn. Ôi, khung cảnh thật tuyệt vời ! Và chợ đó cũng làm cho vùng sông nước Cà Mau thêm sinh động và nhộn nhịp lên hẳn. Cuộc sống của người dân Năm Căn tuy giản dị nhưng rất ấm no và hạnh phúc. Sống trên sự lao động của chính mình. Các hoạt động sinh hoạt vui tươi, sôi nổi cũng như khu chợ Năm Căn. Họ kinh doanh bằng cách buôn bán hàng với nhau không như người thành thị. Đêm đến, những ngôi nhà bè san sát nhau tạo một cảm giác được yêu thương, bảo vệ của đồng loại.

-So sánh ngang bằng: Dòng sông Năm Căn “nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”. Như: từ so sánh.

-So sánh không ngang bằng: Họ kinh doanh bằng cách buôn bán hàng với nhau không như người thành thị. Không như: từ so sánh.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.