Giải VBT ngữ văn 6 bài Đêm nay Bác không ngủ


Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 bài Đêm nay Bác không ngủ trang 57 VBT ngữ văn 6 tập 2.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 57 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của ai? Cách miêu tả đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện tâm hồn cao đẹp của Bác Hồ và tấm lòng của anh bộ đội đối với lãnh tụ?

Lời giải chi tiết:

- Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh đội viên.

- Cách miêu tả như vậy khiến cho người đọc thấy giữa anh và Bác dường như không khoảng cách mà lại rất gần gũi, chân thật. Thể hiện được tấm lòng của anh bộ đội với Bác và tình cảm, sự yêu thương vô bờ bến của Bác dành cho các chiến sĩ.

Câu 2

Câu 2 (trang 57-58 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Em hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên đối với Bác Hồ trong hai lần đó.

Lời giải chi tiết:

 So sánh tâm trạng, cảm nghĩ của anh đội viên trong hai lần thức giấc:

- Lần thứ nhất thức dậy:

   + Từ ngạc nhiên: trời khuya Bác vẫn ngồi

   + Trào dâng niềm thương Bác: Càng nhìn lại càng thương

   + Cảm động khi chứng kiến cảnh Bác chăm sóc cho bộ đội

- Lần thứ ba thức dậy:

   + Tâm trạng từ hoảng hốt tới tha thiết lo lắng: mời Bác ngủ

   + Anh cảm nhận được tấm lòng yêu thương vô hạn của Bác đối với bộ đội và nhân dân.

   + Cuối cùng “anh thức luôn cùng Bác

- Trong bài không đề cập tới lần thức dậy thứ hai của anh đội viên, vì:

   + Lần thứ ba “Bác vẫn ngồi đinh ninh” chứng tỏ trong đêm ấy anh đội viên thức dậy nhiều lần, lần nào cũng chứng kiến Bác không ngủ.

   + Trong lần thứ ba anh không nén được cảm xúc nên “nằng nặc” mời Bác đi ngủ.

- Qua cảm nghĩ của anh đội viên, hình ảnh Bác gần gũi, thân thương, tấm lòng bao dung, vĩ đại của Bác được khắc họa chân thực qua lời kể của anh đội viên.

Câu 3

Câu 3 (trang 58 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết:

... Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa của đọn kết được xác nhận trong các trường hợp dưới đây là:

   + Nhân cách Bác Hồ là một chân lí đơn giản mà lớn lao

   + Chăm lo cho nhân dân là lẽ sống của Bác

Câu 4

Câu 4 (trang 59 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Thể thơ ấy có thích hợp với cách kể chuyện của bài thơ không?

Lời giải chi tiết:

- Bài thơ được làm theo thể năm chữ:

   + Mỗi khổ thơ có bốn dòng thơ.

   + Cách gieo vần: chữ cuối thứ hai và chữ cuối thứ ba vần liền với nhau.

- Thể thơ này rất thích hợp với cách kể chuyện của bài thơ.

Câu 5

Câu 5 (trang 59 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Tìm những từ láy trong bài và cho biết giá trị biểu cảm của một số từ láy mà em cho là đặc sắc.

Lời giải chi tiết:

- Những từ láy trong bài: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, hốt hoảng, đinh ninh, phăng phắc, nằng nặc,…

- Một số từ láy đặc sắc: mơ màng, thầm thì, nằng nặc làm tăng giá trị biểu cảm, tả cụ thể trạng thái tình cảm, cảm xúc của anh đội viên.

Câu 6

Câu 6 (trang 60 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Đêm nay Bác không ngủ là bài thơ trữ tình hay bài thơ tự sự? Vì sao?

Phương pháp giải:

- Đêm nay Bác không ngủ là bài thơ tự sự. Bài thơ kể lại một câu chuyện với cốt truyện, tình tiết đầy đủ. Qua bài thơ ta thấy được những sự việc, hành động và các mối quan hệ giữa con người với con người.

Câu 7

Câu 7 (trang 60 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài thơ dựa theo thể thơ của hát dặm Nghệ Tĩnh. Hãy viết tóm tắt một số hiểu biết của em về hát dặm, đặc biệt là về thể thơ năm chữ rất phổ biến trong hát dặm.

Lời giải chi tiết:

- Dặm là thể hát nói, bằng thơ ngụ ngôn (thơ / vè 5 chữ). Đây là thể hát có tiết tấu rõ ràng, có phách mạnh phách nhẹ, có nhịp nội nhịp ngoại.Thông thường một bài dặm có nhiều khổ, mỗi khổ có 5 câu (câu 5 thường điệp lại câu 4), mỗi câu có 5 từ (không kể phụ âm đệm). Dặm rất giàu tính tự sự, tự tình, kể lể khuyên răn, phân trần bày giải. Cũng có loại dặm dí dỏm khôi hài, châm biếm trào lộng và có cả dặm trữ tình giao duyên. "Dặm" có nghĩa là ghép vào, xen kẽ với nhau, thường 2 hay 3 người hát đối diện nhau hát. Các làn điệu của hát dặm như: Dặm xẩm, dặm nối, dặm vè, dặm điên, dặm của quyền, dặm kể.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4 trên 10 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí