Bài 29. Nhận biết lỗi chương trình SGK Tin học 10 KNTT>
Quan sát các trường hợp chương trình gặp lỗi như sau, từ đó nhận biết và phân biệt một số loại lỗi của chương trình.
Khởi động
Trả lời câu hỏi khởi động trang 141 SGK Tin học 10
Một chương trình hoàn chỉnh được mô tả như Hình 29.1: Tiếp nhận các dữ liệu đầu vào, xử lí theo yêu cầu bài toán và đưa ra kết quả đúng theo yêu cầu. Theo em nếu chương trình có lỗi, thì các lỗi này sẽ như thế nào và có thể ở đâu?
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết bài 29. Nhận biết lỗi chương trình
Lời giải chi tiết:
Theo em, nếu chương trình có lỗi thì lỗi thường nằm ở input hoặc chương trình (sai câu lệnh, chỉ số vượt quá giới hạn cho phép, lỗi logic bên trong chương trình...)
Hoạt động 1
Trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 141 SGK Tin học 10
Quan sát các trường hợp chương trình gặp lỗi như sau, từ đó nhận biết và phân biệt một số loại lỗi của chương trình.
Phương pháp giải:
Quan sát các chương trình gặp lỗi
Lời giải chi tiết:
- Syntax Error: Lỗi khi có lệnh viết sai cú pháp hoặc sai cấu trúc ngôn ngữ python quy định. Chương trình sẽ lập tức dừng lại và thông báo lỗi Syntax Error
- Ngoại lệ: Lỗi khi không thể thực hiện một lệnh trong chương trình. Chương trình sẽ dừng lại và thông báo một mã lỗi. Lỗi ngoại lệ.
- Lỗi logic: Chương trình chạy không lỗi ngoại lệ nhưng kết quả đưa ra sai, không chính xác.
? mục 1
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 142 SGK Tin học 10
1. Khi gõ sai cú pháp một lệnh, chương trình sẽ dừng lại và báo lỗi, đó là lỗi loại gì?
Phương pháp giải:
Lỗi khi có lệnh viết sai cú pháp, chương trình sẽ lập tức dừng lại và thông báo lỗi Syntax Error
Lời giải chi tiết:
Khi gõ sai cú pháp một lệnh, chương trình sẽ dừng lại và báo lỗi, đó là loại lỗi cú pháp (Syntax Error).
2. Bài toán yêu cầu sắp xếp dãy số ban đầu thành dãy tăng dần. Giả sử dãy số ban đầu là [3, 1, 8, 10, 0]. Kết quả thu được dãy [1, 3, 8, 10, 0]. Chương trình có lỗi không? Nếu có thì lỗi đó thuộc loại gì?
Phương pháp giải:
Lỗi logic: Chương trình chạy không lỗi ngoại lệ nhưng kết quả đưa ra sai, không chính xác.
Lời giải chi tiết:
Lỗi logic bên trong chương trình
Hoạt động 2
Trả lời câu hỏi Hoạt động 2 trang 143 SGK Tin học 10
Đọc, thảo luận để nhận biết một số lỗi ngoại lệ thường gặp trong chương trình Python.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết trong phần 2. Một số lỗi ngoại lệ thường gặp
Lời giải chi tiết:
? mục 2
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 143 SGK Tin học 10
Hãy nêu mã ngoại lệ của mỗi lệnh sau nếu xảy ra lỗi.
Phương pháp giải:
Một số mã lỗi ngoại lệ:ZeroDivisionError, IndexError, NameError, TypeError, ValueError, IndentationError, SyntaxError.
Lời giải chi tiết:
a) Lỗi kiểu dữ liệu: TypeError
b) Lỗi giá trị dữ liệu: ValueError
c) Lỗi kiểu dữ liệu: TypeError
d) Nếu có lỗi xảy ra thì có thể là các loại lỗi sau đây: TypeError nếu dữ liệu (số 10) truyền vào đối số của hàm x() bị sai kiểu, hoặc NameError nếu hàm x() chưa được định nghĩa trước đó, hoặc TypeError nếu giá trị trả lại của hàm x(10) không cùng kiểu để có thể thực hiện phép toán 12 + x(10).
Luyện tập
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 144 SGK Tin học 10
1. Các lệnh sau có sinh lỗi chương trình không? Nếu có thì mã lỗi là gì?
Phương pháp giải:
Một số mã lỗi ngoại lệ:ZeroDivisionError, IndexError, NameError, TypeError, ValueError, IndentationError, SyntaxError.
Lời giải chi tiết:
Lệnh 1: SyntaxError
Lệnh 2: TypeError
2. Để tính giá trị trung bình của một danh sách số A người lập trình đã dùng lệnh sau để tính:
gttb = sum(A)/len(A)
Lệnh này có thể sinh lỗi ngoại lệ không? Nếu có thì những lỗi gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về lỗi ngoại lệ
Lời giải chi tiết:
Lỗi có thể phát sinh là lỗi chia cho 0 nếu dãy A rỗng
Vận dụng
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 144 SGK Tin học 10
1. Giả sử em được yêu cầu viết một chương trình nhập số tự nhiên n từ bàn phím, kết quả đưa ra là danh sách các ước số thực sự của n, tính cả 1 và không tính n. Hãy viết chương trình và kiểm tra các khả năng sinh lỗi khi thực hiện chương trình.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học để viết chương trình
Lời giải chi tiết:
Các khả năng sinh lỗi của chương trình:
- Số n nhập vào không phải là số tự nhiên.
- Viết n = input(): lỗi chưa đổi kiểu dữ liệu.
- Cho range (1, n + 1): khi đó, kết quả cho cả n.
2. Ví dụ về một chương trình khi chạy sinh mã lỗi NameError.
Phương pháp giải:
NameError: Lỗi xảy ra khi chương trình muốn tìm một tên nhưng không thấy
Lời giải chi tiết:
a=5*10-b
print(b)
- Bài 30. Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình SGK Tin học 10 Kết nối tri thức
- Bài 31. Thực hành viết chương trình đơn giản SGK Tin học 10 Kết nối tri thức
- Bài 32. Ôn tập lập trình python SGK Tin học 10 Kết nối tri thức 10
- Bài 28. Phạm vi của biến SGK Tin học 10 Kết nối tri thức
- Bài 27. Tham số của hàm SGK Tin học 10 Kết nối tri thức
>> Xem thêm