Giải SBT Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo Chương 2. Cảm ứng ở sinh vật

Bài 15. Cảm ứng ở thực vật trang 49, 50, 51 SBT Sinh học 11 Chân trời sáng tạo


Cảm ứng ở thực vật là gì?

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

15.1

Cảm ứng ở thực vật là gì?

A. Là khả năng chịu đựng những tác động từ môi trường xung quanh của cơ thể sinh vật.

B. Là sự thu nhận các kích thích từ môi trường của cơ thể sinh vật.

C. Là sự trả lời của cơ thể sinh vật đối với kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

D. Là sự thu nhận và trả lời đối với các kích thích từ môi trường của các cơ quan trên cơ thể thực vật.

Phương pháp giải:

Cảm ứng ở thực vật là sự thu nhận và trả lời đối với các kích thích từ môi trường của các cơ quan trên cơ thể thực vật.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

15.2

Trong quá trình cảm ứng ở thực vật, thông tin được truyền từ bộ phận tiếp nhận đến bộ phận xử lí dưới dạng

A. các phản ứng hoá học.

B. các dòng electron hoặc các chất hoá học.

C. các dòng dịch nội bào chứa các chất hoá học.

D. các ion khuếch tán qua màng sinh chất.

Phương pháp giải:

Trong quá trình cảm ứng ở thực vật, thông tin được truyền từ bộ phận tiếp nhận đến bộ phận xử lí dưới dạng các dòng electron hoặc các chất hoá học.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

15.3

Hướng sáng là

A. sự vận động của thân (cành) cây hướng về phía có ánh sáng.

B. sự vận động của thân cây tránh xa nguồn ánh sáng.

C. sự vận động của cơ thể thực vật theo hướng ngược chiều ánh sáng chiếu.

D. sự vận động của rễ hướng về nguồn ánh sáng.

Phương pháp giải:

Hướng sáng là sự vận động của thân (cành) cây hướng về phía có ánh sáng. Nhờ có tính hướng sáng dương của ngọn, cây có thể thu nhận ánh sáng cho quá trình quang hợp.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

15.4

Thế nào là hướng trọng lực?

A. Rễ sinh trưởng hướng đến nguồn nước, các chất dinh dưỡng có trong môi trường đất.

B. Thân cây sinh trưởng theo hướng cùng chiều với sự tác động của trọng lực.

C. Rễ sinh trưởng theo chiều trọng lực còn thân sinh trưởng theo hướng ngược chiều trọng lực.

D. Rễ sinh trưởng tránh xa nguồn chất độc hại có trong môi trường đất.

Phương pháp giải:

Hướng trọng lực là sự vận động của cây dưới tác động của trọng lực. Trong đó, rễ sinh trưởng theo chiều trọng lực còn thân sinh trưởng theo hướng ngược chiều trọng lực.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

15.5

Hướng tiếp xúc là gì?

A. Hướng tiếp xúc là phản ứng sinh trưởng của cây đối với sự tiếp xúc.

B. Hướng tiếp xúc là sự sinh trưởng của rễ để tăng diện tích tiếp xúc với đất.

C. Hướng tiếp xúc là sự sinh trưởng của thân để tránh tiếp xúc với đất.

D. Hướng tiếp xúc là sự vận động của thân (cành) để lá tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng.

Phương pháp giải:

Hướng tiếp xúc là phản ứng sinh trưởng của cây đối với sự tiếp xúc (tác động cơ học). Ví dụ: Các loài cây dây leo (nho, trầu bà, bầu bí,…) có thân hoặc tua cuốn để quấn quanh giá thể (cọc, hàng rào, giàn,…).

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

15.6

Bộ phận nào sau đây của cây có khả năng vận động cảm ứng?

A. Thân.

B. Rễ.

C. Cành.

D. Lá.

Phương pháp giải:

Vận động cảm ứng là hình thức phản ứng của các cơ quan thực vật (thường là lá, cánh hoa) đối với tác nhân kích thích không định hướng. Vận động cảm ứng không phụ thuộc vào hướng của tác nhân kích thích mà phụ thuộc vào cấu trúc hình dẹp của các cơ quan.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

15.7

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về vận động cảm ứng?

(1) Vận động cảm ứng được chia thành hai loại là ứng động dương và ứng động âm.

(2) Ứng động sinh trưởng có liên quan đến sự phân chia và lớn lên của tế bào.

(3) Ứng động không sinh trưởng là do sự thay đổi độ trương nước của tế bào.

(4) Vận động cảm ứng có thể diễn ra nhanh hoặc chậm tuỳ hình thức phản ứng.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Phương pháp giải:

Các phát biểu đúng là: (2), (3), (4).

Lời giải chi tiết:

(1) Sai. Vận động cảm ứng được chia thành hai loại là ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.

Đáp án đúng là: C

Các phát biểu đúng là: (2), (3), (4).


15.8

Có bao nhiêu ví dụ sau đây thuộc kiểu ứng động không sinh trưởng?

(1) Hiện tượng “thức và ngủ” của lá cây họ Đậu theo đồng hồ sinh học.

(2) Cây đóng khí khổng khi nhiệt độ tăng quá cao.

(3) Lá cây trinh nữ khép lại khi bị chạm vào.

(4) Các loài cây như trầu bà, bầu, bí,... có thân quấn quanh giá thể.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Phương pháp giải:

(1) Sai. Hiện tượng “thức và ngủ” của lá cây họ Đậu theo đồng hồ sinh học là hình thức ứng động sinh trưởng.

(4) Sai. Các loài cây như trầu bà, bầu, bí,... có thân quấn quanh giá thể là hình thức hướng động (hướng tiếp xúc).

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Ứng động không sinh trưởng là sự vận động của các cơ quan không liên quan đến sự phân chia và lớn lên của tế bào, mà do sự thay đổi độ trương nước của tế bào → Trong các ví dụ trên, ví dụ thuộc kiểu ứng động không sinh trưởng là: (2), (3).

15.9

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về vai trò của cảm ứng đối với thực vật?

(1) Hướng sáng dương của thân và cành giúp cây quang hợp.

(2) Hướng sáng âm và hướng trọng lực dương đảm bảo cho rễ mọc trong đất, hút nước và các chất dinh dưỡng.

(3) Hướng hoá và hướng nước đảm bảo cho rễ cây sinh trưởng tới nguồn nước và phân bón để lấy nước và các chất dinh dưỡng.

(4) Vận động cảm ứng giúp thực vật thích nghi đa dạng với sự biến đổi của môi trường, đảm bảo cho thực vật tồn tại và phát triển.

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1.

Phương pháp giải:

(1) Đúng. Hướng sáng dương của thân và cành giúp cây nhận được đủ ánh sáng để quang hợp.

(2) Đúng. Hướng sáng âm và hướng trọng lực dương đảm bảo cho rễ mọc trong đất, hút nước và các chất dinh dưỡng.

(3) Đúng. Hướng hoá và hướng nước đảm bảo cho rễ cây sinh trưởng tới nguồn nước và phân bón để lấy nước và các chất dinh dưỡng.

(4) Đúng. Vận động cảm ứng là hình thức phản ứng của các cơ quan thực vật đối với các tác nhân kích thích không định hướng. Do đó, vận động cảm ứng giúp thực vật thích nghi đa dạng với sự biến đổi của môi trường, đảm bảo cho thực vật tồn tại và phát triển.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

15.10

Dùng bông tẩm auxin rồi áp sát vào một bên thân ở phần ngọn cây đã cắt đỉnh sinh trưởng (như hình vẽ sau). Sau 10 ngày, kết quả thu được theo hình nào trong các hình sau?

A. Hình C.

B. Hình A.

C. Hình D.

D. Hình B.

Phương pháp giải:

Đáp án đúng là: D

Lời giải chi tiết:

Bông tẩm auxin được đặt ở bên trái của thân cây → Phía thân bên trái có hàm lượng auxin cao → Tốc độ dãn dài của các tế bào ở phía thân bên trái nhanh hơn → Thân cây cong về phía bên phải.

15.11

Quan sát Hình 15.1 và cho biết các phát biểu sau là đúng hay sai. Nếu sai hãy giải thích.

 

a) Hình 15.1 mô tả tính hướng tiếp xúc của ngọn cây đối với ánh sáng.

b) Người ta có thể ứng dụng hình thức cảm ứng này để làm giàn khi trồng bầu, bí,…

c) Tính hướng tiếp xúc là do sự sinh trưởng dãn dài của các tế bào ở thân, phía không tiếp xúc với giá thể.

d) Thân cây có thể quấn quanh giá thể là nhờ các tua quấn.

e) Tính hướng tiếp xúc là do sự sinh trưởng không đều của các tế bào ở hai phía đối diện của thân cây.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 15.1

Lời giải chi tiết:

a) Sai. Hình 15.1 mô tả tính hướng tiếp xúc của thân cây với giả thể.

b) Đúng. Người ta có thể ứng dụng hình thức cảm ứng hướng tiếp xúc để làm giàn khi trồng bầu, bí,…

c) Sai. Tính hướng tiếp xúc do sự sinh trưởng dãn dài của các tế bào của thân, phía không tiếp xúc với giá thể dãn dài nhanh hơn.

d) Sai. Hướng tiếp xúc ở hình 15.1 là do thân cây quấn quanh giá thể.

e) Đúng. Tính hướng tiếp xúc là do sự sinh trưởng không đều của các tế bào ở hai phía đối diện của thân cây.

15.12

Quan sát Hình 15.2 và trả lời các câu hỏi.

a) Hình 15.2 mô tả hiện tượng cảm ứng nào ở thực vật?

b) Cơ quan nào thực hiện cảm ứng? Dựa vào đâu để nhận biết?

c) Hãy mô tả cơ chế của hiện tượng cảm ứng trên.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 15.2

Lời giải chi tiết:

a) Hình 15.2 mô tả tính hướng sáng ở thực vật.

b) Cơ quan thực hiện cảm ứng là thân do thân có tính hướng sáng dương.

c) Cơ chế: Do sự tác động của ánh sáng đã làm phân bố không đều hàm lượng auxin trong thân cây, phía được chiếu sáng có ít auxin hơn nên các tế bào sinh trưởng chậm hơn so với phía đối diện (không được chiếu sáng) có hàm lượng auxin cao hơn. Sự sinh trưởng nhanh của các tế bào ở phía không được chiếu sáng dẫn đến thân cây uốn cong về phía có ánh sáng.

15.13

Một nhà thực vật học đã đặt cây nằm ngang trên máy hồi chuyển (Hình 15.3). Em hãy dự đoán phản ứng của thân và rễ cây đối với trọng lực sẽ như thế nào. Giải thích.

 

Phương pháp giải:

Quan sát hình 15.3

Lời giải chi tiết:

Khi cây được gắn vào máy hồi chuyển thì thân và rễ không phản ứng với tác động của trọng lực → thân và rễ vẫn sinh trưởng theo chiều ngang, do lực quay của máy hồi chuyển đã triệt tiêu tác động của trọng lực từ mọi phía.

15.14

Tốc độ phản ứng của cây trong vận động hướng động so với trong vận động cảm ứng khác nhau như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó là gì?

Phương pháp giải:

Lý thuyết cảm ứng ở thực vật

Lời giải chi tiết:

- Quá trình vận động hướng động xảy ra chậm vì liên quan đến sự phân bố lại hàm lượng các hormone (như auxin), sự sinh trưởng của các tế bào ở hai phía đối diện của cơ quan.

- Quá trình vận động cảm ứng xảy ra nhanh vì liên quan đến đồng hồ sinh học, đến sức trương nước của tế bào ở các miền chuyên hóa của cơ quan.

15.15

Cho một ví dụ chứng minh quá trình hô hấp có vai trò trong cơ chế cảm ứng ở thực vật.

Phương pháp giải:

Khi cây bị stress.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ chứng minh quá trình hô hấp có vai trò trong cơ chế cảm ứng ở thực vật: Khi cây bị stress (nóng, hạn, mặn,...), trong cây sẽ tăng cường tổng hợp abscisic acid thúc đẩy bơm ion vận chuyển chủ động K+ ra khỏi tế bào hình hạt đậu (cần ATP); tế bào mất sức trương nước làm khí khổng đóng, hạn chế sự mất nước. Quá trình hô hấp sản sinh ATP cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể, trong đó có hoạt động đóng, mở khí khổng.

15.16

Một nhà khoa học đã sử dụng một loại thuốc X có tác dụng ức chế kênh/bơm ion K+ để chứng minh vai trò của các kênh/bơm K+ đối với cảm ứng ở thực vật. Ông đã tiến hành hai thí nghiệm như sau:

- Thí nghiệm 1: Tiêm thuốc X vào cây trinh nữ, sau đó chạm vào lá cây.

- Thí nghiệm 2: Tiêm thuốc X vào một loại cây cảnh, sau đó đặt cây ở nơi có ánh nắng gắt và đo tốc độ thoát hơi nước của lá.

Em hãy dự đoán kết quả của hai thí nghiệm trên. Giải thích.

Phương pháp giải:

Đọc 2 thí nghiệm

Lời giải chi tiết:

- Thí nghiệm 1: Lá cây trinh nữ sẽ không khép lại. Giải thích: Khi bị va chạm, các tế bào thể gối ở cuống lá và gốc lá chét giảm sức trương do sự di chuyển của ion K+ đi ra khỏi không bào làm giảm áp suất thẩm thấu → tế bào mất nước. Thuốc X có tác dụng ức chế hoạt động của kênh K+ → K+ không ra khỏi tế bào → không gây hiện tượng khép lá.

- Thí nghiệm 2: Tốc độ thoát hơi nước tăng. Giải thích: Khi có ánh nắng gắt, nhiệt độ tăng khí khổng đóng để tránh mất nước. Thuốc X ức chế hoạt động của bơm K+ trên màng tế bào hình hạt đậu → K+ không được vận chuyển ra khỏi tế bào hạt đậu → khí khổng vẫn mở.

15.17

Phân biệt hiện tượng khép và mở lá theo đồng hồ sinh học với hiện tượng khép lá của cây trinh nữ khi bị va chạm cơ học.

Phương pháp giải:

Lý thuyết cảm ứng ở thực vật

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm

Theo đồng hồ sinh học

Khi bị va chạm cơ học

Tác nhân kích thích

Ánh sáng và nhiệt độ.

Va chạm cơ học.

Cơ chế

Sự phân bố không đều của auxin dẫn đến sự sinh trưởng không đều của các tế bào ở hai mặt lá.

Sự thay đổi sức trương nước của các tế bào thể gối ở cuống lá và gốc lá chét.

Loại cảm ứng

Ứng động sinh trưởng.

Ứng động không sinh trưởng.

Tính chất

Tốc độ phản ứng chậm, theo chu kì.

Tốc độ phản ứng nhanh, không theo chu kì.

Ý nghĩa

Giúp lá mở rộng vào buổi sáng để quang hợp và khép lại vào buổi tối để giảm thoát hơi nước.

15.18

Giải thích hiện tượng tự vệ ở cây trinh nữ khi bị va chạm.

Phương pháp giải:

Khi bị va chạm, lá cây trinh nữ sẽ khép lại nhằm tự vệ để tránh bị tổn thương. 

Lời giải chi tiết:

Khi bị va chạm, lá cây trinh nữ sẽ khép lại nhằm tự vệ để tránh bị tổn thương. Nguyên nhân là do tác động bên ngoài làm cho thể gối ở cuống lá và gốc lá chét giảm sức trương, các tế bào bị mất nước và co nguyên sinh làm lá khép lại.

15.19

Hãy nêu một số ứng dụng của cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn.

Phương pháp giải:

Lý thuyết ứng dụng cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn

Lời giải chi tiết:

Một số ứng dụng của cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn: Tưới nước thường xuyên, giữ ẩm cho đất; trồng xen canh nhiều loại cây trồng; làm giàn, cọc khi trồng các cây thân leo; sử dụng các biện pháp bảo quản lạnh, khô, tránh ánh sáng,... để kéo dài thời gian ngủ của hạt;...

15.20

Quan sát Hình 15.4 và trả lời các câu hỏi.

a) Ứng động nở hoa ở bồ công anh thuộc hình thức cảm ứng nào?

b) Yếu tố tác động đến hiện tượng cảm ứng này là gì? Giải thích cơ chế ứng động nở hoa ở bồ công anh dưới sự tác động của yếu tố đó.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 15.4

Lời giải chi tiết:

a) Ứng động nở hoa ở bồ công anh thuộc kiểu ứng động sinh trưởng.

b) Yếu tố tác động là ánh sáng. Cơ chế: Ánh sáng đã ảnh hưởng đến sự phân bố hormone ở mặt trên và mặt dưới của hoa → tốc độ sinh trưởng của các tế bào ở mặt trên và mặt dưới của hoa khác nhau → hoa nở hoặc khép. Khi có ánh sáng, mặt trên cụm hoa sinh trưởng nhanh hơn so với mặt dưới → hoa nở. Khi trong tối, mặt dưới cụm hoa sinh trưởng nhanh hơn so với mặt trên → hoa khép lại.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh 11 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí