Bài 18. Quang hợp ở thực vật trang 41, 42 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều>
Ghép các bộ phận của lá (cột A) với chức năng tương ứng (cột B) cho phù hợp.
CH tr 41 18.1
Ghép các bộ phận của lá (cột A) với chức năng tương ứng (cột B) cho phù hợp.
Phương pháp giải:
Lá là cơ quan quang hợp của cây xanh. Lá cây dạng bản dệt giúp thu nhận được nhiều ánh sáng. Các tế bào ở lớp giữa của lá có nhiều lục lạp. Lục lạp chứa chất diệp lục thu nhận ánh sáng dùng cho tổng hợp chất hữu cơ của lá cây. Khí khổng phân bố trên bề mặt lá, có vai trò chính trong quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước. Gân lá (mạch dẫn) có chức năng vận chuyển nước đến lục lạp và vận chuyển chất hữu cơ từ lục lạp về cuống lá, từ đó vận chuyển đến các bộ phận khác của cây.
Lời giải chi tiết:
1 – d: Gân lá có chức năng vận chuyển nước và chất hữu cơ.
2 – c: Lục lạp có chức năng thu nhận ánh sáng.
3 – b: Khí khổng có chức năng trao đổi khí và thoát hơi nước.
4 – a: Cuống lá có chức năng giữ lá trên cành, thân cây.
CH tr 42 18.2
Những sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp trong điều kiện có ánh sáng?
(1) Tảo lục. (2) Thực vật. (3) Ruột khoang.
(4) Nấm. (5) Trùng roi xanh.
A. (1), (2), (5). B. (1), (2), (3). C. (1), (2), (4). D. (2), (4), (5).
Phương pháp giải:
- Trong các sinh vật trên, các sinh vật có khả năng quang hợp trong điều kiện có ánh sáng: Tảo lục, thực vật, trùng roi xanh.
- Ruột khoang và nấm sống dị dưỡng, không có khả năng quang hợp để tự tổng hợp nên các chất hữu cơ.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: A
CH tr 42 18.3
Quang hợp ở cây xanh là quá trình chuyển hóa năng lượng từ
A. hóa năng thành quang năng. B. quang năng thành hóa năng.
C. hóa năng thành nhiệt năng. D. quang năng thành nhiệt năng.
Phương pháp giải:
Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.
Trong quá trình quang hợp, một phần năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ ở lá cây.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: B
CH tr 42 18.4
Với cây xanh, quang hợp có những vai trò nào sau đây?
(1) Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cây.
(2) Điều hòa không khí.
(3) Tạo chất hữu cơ và chất khí.
(4) Giữ ấm cho cây.
A. (1), (2). B. (1), (3). C. (2), (3). D. (3), (4).
Phương pháp giải:
Với cây xanh, quang hợp có những vai trò là:
- Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cây,
- Tạo chất hữu cơ và chất khí.
- Điều hòa không khí là vai trò của quang hợp đối với môi trường.
- Giữ ấm cho cây là vai trò của quá trình hô hấp tế bào.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: B
CH tr 42 18.5
Quá trình quang hợp góp phần làm giảm lượng khí nào sau đây trong khí quyển?
A. Hydrogen. B. Oxygen. C. Nitrogen. D. Carbon dioxide.
Phương pháp giải:
Trong quá trình quang hợp, khí carbon dioxide được thu nhận để dùng làm nguyên liệu, đồng thời thải ra khí oxygen → Quá trình quang hợp góp phần làm giảm lượng khí carbon dioxide trong khí quyển.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: D
CH tr 42 18.6
Hoàn thành bảng sau về quá trình quang hợp.
Phương pháp giải:
Lá là cơ quan quang hợp của cây xanh. Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bào chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.
Trong quá trình quang hợp, một phần năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ ở lá cây.
Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp có mối quan hệ chặt chẽ, hai quá trình luôn diễn ra đồng thời, gắn liền với nhau.
Lời giải chi tiết:
CH tr 42 18.7
Ghi tên các bộ phận tương ứng với các chú thích từ 1 đến 4 trong hình 18 và nêu chức năng của mỗi bộ phận đó.
Phương pháp giải:
Lá là cơ quan quang hợp của cây xanh. Lá cây dạng bản dệt giúp thu nhận được nhiều ánh sáng. Các tế bào ở lớp giữa của lá có nhiều lục lạp. Lục lạp chứa chất diệp lục thu nhận ánh sáng dùng cho tổng hợp chất hữu cơ của lá cây. Khí khổng phân bố trên bề mặt lá, có vai trò chính trong quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước. Gân lá (mạch dẫn) có chức năng vận chuyển nước đến lục lạp và vận chuyển chất hữu cơ từ lục lạp về cuống lá, từ đó vận chuyển đến các bộ phận khác của cây.
Lời giải chi tiết:
- Bài 19. Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp trang 43 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
- Bài 20. Thực hành về quang hợp ở cây xanh trang 44, 45 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
- Bài 21. Hô hấp tế bào trang 46, 47, 48 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
- Bài 22. Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào trang 48, 49, 50 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
- Bài 23. Trao đổi khí ở sinh vật trang 50, 51, 52 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 16. Từ trường Trái đất trang 38, 39 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
- Bài 15. Nam châm trang 35, 36, 37 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
- Bài 14. Nam châm trang 34, 35 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
- Bài 13. Sự phản xạ ánh sáng trang 30, 31, 32, 33 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
- Bài 12. Ánh sáng, tia sáng trang 29, 30 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
- Bài 16. Từ trường Trái đất trang 38, 39 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
- Bài 15. Nam châm trang 35, 36, 37 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
- Bài 14. Nam châm trang 34, 35 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
- Bài 13. Sự phản xạ ánh sáng trang 30, 31, 32, 33 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
- Bài 12. Ánh sáng, tia sáng trang 29, 30 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều