Giải Nói và nghe trang 72 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo>
Nêu cách hiểu của em hoặc nêu các tiêu chí đáng lưu ý về sự việc có tính thời sự có thể chọn để trình bày.
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 72 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo
Nêu cách hiểu của em hoặc nêu các tiêu chí đáng lưu ý về sự việc có tính thời sự có thể chọn để trình bày.
Phương pháp giải:
Dựa vào SGK/ 27 - 28, trình bày cách hiểu của em hoặc nêu tiêu chí đáng lưu ý về sự việc có tính chất thời sự.
Lời giải chi tiết:
Một sự việc có tính thời sự được chọn để trình bày cần đáp ứng các tiêu chí:
- Là sự việc mới xảy ra trong thời gian gần nhất (có tính thời sự, diễn ra trong nước, trong khu vực, trên thế giới, được truyền thông mới để cập, đưa tin).
- Là sự việc liên quan đến xã hội, học tập, văn hoá, ứng xử, môi trường mạng hoặc các sự kiện chính trị – xã hội. Ví dụ: Đài/ báo tường thuật/ đưa tin việc một anh/ chị ở trường trung học trong địa phương em đạt quán quân Chương trình Đường lên đỉnh Ô-lim-pi-a (Olympia), hoặc một bạn học sinh vượt khó, lập thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện vừa nhận được học bổng....
- Là sự việc thu hút sự quan tâm của em, các bạn và mọi người.
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 72 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo
Kể ra các bước trong quy trình thực hiện bài nói về một vấn đề có tính thời sự, trình bày cách thực hiện một bước mà theo em là có tầm quan trọng, cần đặc biệt lưu ý.
Phương pháp giải:
Dựa vào phần Nói và nghe SGK/27 - 28
Lời giải chi tiết:
* Các bước trong quy trình thực hiện bài nói về một vấn đề có tính thời sự.
- Bước 1: Xác định đề tài, mục đích, thời gian và không gian nói
- Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
- Bước 3: Luyện tập, trình bày
- Bước 4: Trao đổi, đánh giá.
* Sau khi đã có dàn ý bài nói, cần chú ý vào bước Luyện tập, trình bày bởi đây là bước vô cùng quan trọng để người nghe có thể hiểu được quan điểm bản thân mỗi người đưa ra.Tham khảo các cách thực hiện sau:
- Luyện tập:
+ Luyện nói trước gương
+ Ghi âm lại phần trình bày của mình để nghe lại và rút kinh nghiệm
+ Luyện nói trước bạn bè, người thân
- Khi trình bày cần chú ý
+ Thời gian
+ Giao tiếp ánh mắt với người nghe
+ Ngôn ngữ cơ thể
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 72 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo
Theo em, những điều gì làm nên sức thu hút trong một bài trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự?
Phương pháp giải:
Dựa vào SGK/27 - 28, sự hiểu biết của em để đưa ra suy nghĩ.
Lời giải chi tiết:
Những điều làm nên sức thu hút trong một bài trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự:
- Sức thu hút từ nội dung sự việc có tính thời sự.
- Sức thu hút từ quan điểm, nhận thức, chủ kiến cá nhân của người trình bày về sự việc có tính thời sự.
- Sức thu hút từ cấu trúc, bố cục, cách thức, kĩ thuật trình bày bao gồm cả việc tạo sự giao lưu, tương tác giữa người nói và người nghe.
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 72 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo
Thực hành các bước trong quy trình thực hiện bài trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự theo đề bài sau
Đề bài: Hãy trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự mà em và các bạn quan tâm.
Phương pháp giải:
Dựa vào SGK/27 - 28 để thực hiện bài trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự.
Lời giải chi tiết:
Bước 1: Xác định đề tài, mục đích, thời gian và không gian nói
- Đề tài: Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên
- Mục đích: làm sáng tỏ ý kiến của bản thân về vấn đề mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên
- Thời gian, không gian
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý bằng cách trả lời những câu hỏi:
+ Sự việc có tính thời sự em sẽ trình bày là gì?
+ Quan điểm, ý kiến của em thế nào: đồng tình hay phản đối?
+ Em có thể rút ra bài học, giải pháp nào từ sự việc
- Lập dàn ý theo sơ đồ sau:
Bước 3: Luyện tập, trình bày
- Chào hỏi người nghe, tự giới thiệu về bản thân
- Trình bày dựa vào dàn ý đã chuẩn bị, giới thiệu ý chính của bài nói để người nghe theo dõi.
- Lựa chọn ngôn ngữ phù hợp với văn nói.
- Tương tác tích cực với người nghe.
Bước 4: Trao đổi, đánh giá
Sử dụng Bảng kiểm kĩ năng trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự để đánh giá kĩ năng trình bày của bản thân.
Tiêu chí |
Đạt |
Chưa đạt |
Bài trình bày có đủ các phần mở đầu, nội dung chính, kết thúc |
|
|
Mở đầu thu hút |
|
|
Kết thúc ấn tượng |
|
|
Chọn sự việc có tính thời sự để trình bày |
|
|
Nêu rõ ý kiến đồng tình/ phản đối về sự việc |
|
|
Đưa ra lí lẽ, bằng chứng phù hợp, thuyết phục để làm sáng tỏ ý kiến |
|
|
Nêu bài học rút ra từ sự việc một cách thuyết phục |
|
|
Kết hợp hiệu quả các phương tiện phi ngôn ngữ |
|
|
Trả lời lịch sự, thỏa đáng câu hỏi và các ý kiến phản biện của người nghe |
|
|
Trình bày tự tin, nói năng lưu loát |
|
|
Đảm bảo thời gian quy định |
|
|
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Nói và nghe trang 94 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
- Giải Viết trang 91 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
- Giải tiếng Việt trang 90 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
- Giải Đọc trang 87 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
- Giải Nói và nghe trang 72 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
- Giải Nói và nghe trang 94 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
- Giải Viết trang 91 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
- Giải tiếng Việt trang 90 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
- Giải Đọc trang 87 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
- Giải Nói và nghe trang 72 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo