Giải Đọc trang 5 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo tập 2


Ý tưởng, thông điệp trong văn bản có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 5 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo

Ý tưởng, thông điệp trong văn bản có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào Tri thức Ngữ văn SGK/5 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Ý tưởng là những suy nghĩ, dự định, mục tiêu của người viết. Ý tưởng thường nảy sinh qua quá trình người viết trải nghiệm, quan sát, khám phá, trăn trở trước cuộc sống, từ đó thôi thúc ý định viết.

Thông điệp là những ý tưởng quan trọng (bài học, tư tưởng, cách ứng xử…) được gửi gắm trong văn bản.

-> Ý tưởng và thông điệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ý tưởng là cơ sở để hình thành nên thông điệp, ý tưởng là cái có trước, từ đó được cụ thể hóa thành thông điệp gửi gắm trong văn bản.

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 5 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo

Bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội là gì? Vì sao khi đọc hiểu văn bản, ta cần quan tâm đến bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội?

Phương pháp giải:

Dựa vào Tri thức Ngữ văn SGK/5 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội là hoàn cảnh, điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội tại thời điểm văn bản ra đời giúp cho việc đọc hiểu văn bản được sâu sắc hơn; là bối cảnh tại thời điểm người đọc văn bản, tác động đến cách hiểu, cách suy nghĩ, cảm xúc của người đọc.

Khi đọc hiểu văn bản, ta cần quan tâm đến bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội vì những yếu tố này sẽ giúp người đọc hiểu thêm về mục đích viết và nội dung của văn bản.

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 5 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo

Những vấn đề toàn cầu nào đã được thể hiện trong các văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình. Bài phát biểu của Tổng thư kí Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Bản sắc dân tộc: cái gốc của mọi công dân toàn cầu? Vấn đề em quan tâm nhất là gì? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các văn bản, chỉ ra những vấn đề toàn cầu được đề cập

Lời giải chi tiết:

- Những vấn đề toàn cầu được thể hiện trong các văn bản là:

+ Nguy cơ vũ khí hạt nhân (văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình)

+ Biến đổi khí hậu (văn bản Bài phát biểu của Tổng thư kí Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu)

+ Công dân toàn cầu và bản sắc dân tộc (văn bản Bản sắc dân tộc: cái gốc của mọi công dân toàn cầu).

- Em trình bày vấn đề mà mình quan tâm nhất, dựa trên quan điểm cá nhân và lí giải. Tham khảo ý kiến sau:

+ Vấn đề em quan tâm nhất là biến đổi khí hậu.

+ Vì đây là thách thức lớn nhất con người đang phải đối mặt. Biến đổi khí hậu gây ra những hậu quả khôn lường: ảnh hưởng tới sức khỏe con người, ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường và sinh thái, tác động đến kinh tế và xã hội.

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 5 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi

a) Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản. Em ấn tượng với lí lẽ, bằng chứng nào nhất?

b) Em có tán thành với ý kiến: “Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm “chúng ta” và “họ”. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết” không? Vì sao? Từ đó, em có nhận xét gì về những giải pháp được nêu ở cuối văn bản?

c) Thông điệp được gợi ra từ văn bản có còn ý nghĩa đối với cuộc sống hôm nay không? Tìm những ví dụ để làm sáng tỏ ý kiến của em.

d) Hãy thiết kế một sản phẩm truyền thông (bài báo, đoạn phim ngắn, infographic, tranh cổ động,...) để tuyên truyền về phòng chống phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.

Phương pháp giải:

- Tìm ra luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng và vẽ sơ đồ.

- Vận dụng kiến thức để đưa ra quan điểm của bản thân, rút ra thông điệp.

Lời giải chi tiết:

a) Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản:

b)  Em tán thành với ý kiến: “Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm “chúng ta” và “họ”. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”. Vì AIDS không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu nghèo, bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của nó. Nếu chúng ta vẫn còn sự phân biệt đối xử, phân chia khái niệm “chúng ta” và “họ”, còn những dè dặt, vô cảm, thờ ơ thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng và không thể đẩy lùi căn bệnh HIV/AIDS.

Nhận xét về những giải pháp được nêu ở cuối văn bản: Các giải pháp được nêu ở cuối văn bản xuất phát từ tình thế cấp bách trong cuộc chiến chống lại HIV/AIDS trên toàn cầu. Những giải pháp ấy cụ thể, khả thi và đề xuất hành động trên nhiều cấp độ: Cấp độ quản lí nhà nước (đưa AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự), cấp độ tâm thế, hành động, ứng xử của mỗi cá nhân trong cuộc sống hằng ngày (không phân biệt đối xử, không kì thị, vô cảm…)

c) Thông điệp được gợi ra từ văn bản: Hãy chung tay chống lại HIV/AIDS bằng các giải pháp thiết thực, đặc biệt qua việc chống phân biệt đối xử với người nhiễm bệnh.

Thông điệp vẫn có ý nghĩa đối với cuộc sống hôm nay vì căn bệnh thế kỉ mang tên HIV/AIDS vẫn  đang tồn tại, trở thành mối lo âu của con người; việc kì thị những người mắc HIV/AIDS vẫn tồn tại trong cộng đồng của chúng ta.

Ví dụ:

Người nhiễm HIV/AIDS có thể bị những người xung quanh xa lánh vì sợ lây nhiễm.

Người nhiễm HIV/AIDS bị phân biệt đối xử: họ khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm hoặc có thể bị sa thải khi chẳng may mắc HIV/AIDS.

Nếu phải chịu sự kỳ thị, phân biệt đối xử thì người bệnh gặp rất nhiều rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ cần có và quyền được kéo dài thời gian sống khỏe mạnh.

Việc chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với những người nhiễm HIV/AIDS là việc làm cần thiết để ngày càng có nhiều người nhiễm HIV được tiếp cận chăm sóc, điều trị và tham gia xây dựng cuộc sống không có HIV/AIDS.

d) Học sinh chọn sản phẩm truyền thông để lên ý tưởng thiết kế. Tham khảo mẫu dưới đây:


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí