Bài 11. Oxide trang 59, 60, 61 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều>
Thạch anh, đá khô, hồng ngọc đều do các oxide tạo nên. Vậy oxide là gì? Oxide có những tính chất hoá học như thế nào?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
CH tr 59 MĐ
Thạch anh, đá khô, hồng ngọc đều do các oxide tạo nên. Vậy oxide là gì? Oxide có những tính chất hoá học như thế nào?
Lời giải chi tiết:
- Oxide là hợp chất của oxygen với một nguyên tố khác.
- Tính chất hoá học của oxide:
+ Oxide base tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.
+ Oxide acid tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.
CH tr 59 CH1
Trong các chất sau đây, chất nào là oxide: Na2SO4, P2O5, CaCO3, SO2?
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm oxide để trả lời câu hỏi
Oxide là hợp chất oxygen với 1 nguyên tố khác
Lời giải chi tiết:
Oxide là hợp chất của oxygen với một nguyên tố khác.
Vậy các oxide trong dãy là: P2O5, SO2.
CH tr 59 LT1
Viết các phương trình hoá học xảy ra giữa oxygen và các đơn chất để tạo ra các oxide sau: SO2, CuO, CO2, Na2O.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của oxide và oxygen để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Các phương trình hoá học xảy ra:
S + O2 → SO2
2Cu + O2 → 2CuO
C + O2 → CO2
4Na + O2 → 2Na2O.
CH tr 60 CH2
Các oxide sau đây thuộc những loại oxide nào (oxide base, oxide acid, oxide lưỡng tính, oxide trung tính): Na2O, Al2O3, SO3, N2O.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm oxide base và oxide acid để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Oxide base là những oxide tác dụng được với dung dịch acid tạo thành muối và nước. Vậy Na2O là oxide base. Phương trình hoá học minh hoạ:
Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O.
- Oxide acid là những oxide tác dụng được với dung dịch base tạo thành muối và nước.
Vậy SO3 là oxide acid. Phương trình hoá học minh hoạ:
SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O.
- Oxide lưỡng tính là những oxide tác dụng với dung dịch acid và tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.
Vậy Al2O3 là oxide lưỡng tính. Phương trình hoá học minh hoạ:
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O.
- Oxide trung tính là những oxide không tác dụng với dung dịch acid, dung dịch base.
Vậy N2O là oxide trung tính.
CH tr 60 TH1
Chuẩn bị
● Dụng cụ: Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, thìa thuỷ tinh, ống hút nhỏ giọt.
● Hoá chất: CuO, dung dịch HCl loãng.
Tiến hành
● Lấy một lượng nhỏ CuO cho vào ống nghiệm, cho tiếp vào ống nghiệm khoảng 1 – 2 ml dung dịch HCl, lắc nhẹ.
● Mô tả các hiện tượng xảy ra.
● Dấu hiệu nào chứng tỏ có xảy ra phản ứng hoá học giữa CuO và dung dịch HCl?
Phương pháp giải:
Quan sát thí nghiệm thực hiện để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Hiện tượng: CuO tan dần, thu được dung dịch có màu xanh.
- Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra: CuO tan dần, dung dịch sau phản ứng có màu xanh.
CH tr 60 LT2
Viết phương trình hoá học giữa các cặp chất sau:
a) H2SO4 với MgO.
b) H2SO4 với CuO.
c) HCl với Fe2O3.
Phương pháp giải:
Oxide + acid → muối + nước
Lời giải chi tiết:
Các phương trình hoá học xảy ra:
a) H2SO4 + MgO → MgSO4 + H2O
b) H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O
c) 6HCl + Fe2O3 → 2FeCl3 + 3H2O.
CH tr 61 CH3
Viết các phương trình hoá học xảy ra khi cho dung dịch KOH phản ứng với các chất sau: SO2, CO2 và SO3.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của oxid
Oxide acid + Base → Muối
Lời giải chi tiết:
Các phương trình hoá học xảy ra:
2KOH + SO2 → K2SO3 + H2O
2KOH + CO2 → K2CO3 + H2O
2KOH + SO3 → K2SO4 + H2O.
CH tr 61 TH2
Chuẩn bị
● Dụng cụ: Bình tam giác (loại 100 ml), ống thuỷ tinh, ống nối cao su.
● Hoá chất: Dung dịch nước vôi trong, CO2 (được điều chế từ bình tạo khí CO2).
Tiến hành
● Cho vào bình tam giác khoảng 30 ml nước vôi trong, dẫn khí CO2 từ từ vào dung dịch, khi dung dịch vẩn đục thì dừng lại.
● Mô tả hiện tượng xảy ra, giải thích.
Phương pháp giải:
Thực hiện thí nghiệm, quan sát sau đó trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Hiện tượng: Xuất hiện chất không tan trong nước (chất kết tủa) màu trắng.
- Giải thích: CO2 đã phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 tạo ra CaCO3 kết tủa theo phương trình hoá học sau: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O.
- Bài 12. Muối trang 62, 63, 64, 65, 66, 67 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 13. Phân bón hóa học trang 68, 69, 70, 71 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài tập chủ đề 2 trang 72 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 10. Thang pH trang 55, 56, 57, 58 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 9. Base trang 51, 52, 53, 54 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học - Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Lý thuyết Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường - Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Lý thuyết Hệ sinh thái - Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Lý thuyết Sự nở vì nhiệt - Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Lý thuyết Quần xã sinh vật - Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Lý thuyết Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học - Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Lý thuyết Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường - Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Lý thuyết Hệ sinh thái - Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Lý thuyết Sự nở vì nhiệt - Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Lý thuyết Quần xã sinh vật - Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều