Giải Bài tập 6 trang 17 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống>
Đọc bài thơ Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận Cầm và trả lời các câu hỏi:
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Trả lời Bài tập 6 trang 17 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Đọc bài thơ Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận Cầm và trả lời các câu hỏi:
Em thấy không, tất cả đã xa rồi
Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ
Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế
Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say.
Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu.
Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
Bài hát đầu xin hát về trường cũ
Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ
Sân trường đêm - Rụng xuống trái bàng đêm.
Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thể
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi.
*- Có một nàng Bạch Tuyết các bạn ơi,
Với lại bảy chú lùn rất quấy"
"- Mười đấy chứ! Nhìn xem trong lớp ấy"
(Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao).
Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào
Cứ xúc động, cứ xôn xao biết mấy
Mùa hoa mơ rồi đến mùa phượng cháy
Trên trán thầy, tóc chớ bạc thêm.
Thôi hết thời bím tóc trắng ngủ quên
Hết thời cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ
Quả đã ngọt trên mấy cành đu đủ
Hoa đã vàng, hoa mướp của ta ơi.
Em đã yêu anh, anh đã xa vời
Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi
Anh nhớ quá! Mà chỉ lo ngoành lại
Không thấy trên sân trường - chiếc lá buổi đầu tiên.
(Hoàng Nhuận Cầm, Xúc xắc mùa thu, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1992, tr. 11 - 12)
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 18 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu căn cứ đề xác định thể thơ.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc trưng thể loại
Lời giải chi tiết:
- Bài thơ được viết theo thể thơ tám chữ.
- Căn cứ xác định: bài thơ chủ yếu gồm những dòng thơ có 8 chữ
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 18 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Trong sáu khổ thơ đầu, nhà thơ đã nhắc lại những kỉ niệm sâu sắc nào của tuổi học trò? Cho biết cảm xúc của nhà thơ khi nhắc lại những kỉ niệm đó.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ sáu khổ thơ đầu, ghi lại những câu thơ tái hiện những ki niệm sâu sắc của tuổi học trò và những câu thơ thể hiện cảm xúc của nhà thơ, sau đó rút ra nhận xét.
Lời giải chi tiết:
- Nhà thơ đã nhắc lại những kỉ niệm sâu sắc của tuổi học trò:
+ Chùm phượng hồng yêu dấu được trao tặng cho người bạn thân.
+ Những rung động mơ hồ đầu tiên của trái tim.
+ Một lớp học dưới những tán cây màu xanh.
+ Trái bàng rụng xuống sân trường lúc đêm khuya.
+ Hình ảnh những người thân yêu: em, mẹ, thầy cô, trường lớp, bạn bè.
+ Một buổi trò chuyện thú vị, các bạn trêu chọc nhau rất vô tư, hồn nhiên.
- Cảm xúc của nhà thơ khi nhắc lại những kỉ niệm thuở hoa niên:
+ Nhớ thương, vương vấn:
· Câu thơ "Em thấy không, tất cả đã xa rồi" thể hiện sự ngậm ngùi, tiếc nuối về khoảng thời gian đã xa, về quá khứ tươi đẹp nay chỉ còn trong ký ức.
· Câu thơ thứ hai, thứ ba sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa (tiếng thở của thời gian rất khẽ, tuổi thơ ra đi cao ngạo) diễn tả sự trôi qua rất nhanh, rất vội vã của tuổi thơ, đồng thời thể hiện cảm xúc tiếc nuối, hoài niệm.
· Trong khổ thơ thứ tư, nhà thơ sử dụng lặp lại từ nhớ tới 9 lần để diễn tả nỗi nhớ da diết về "em", về mẹ, về trường lớp, bạn bè, ...
+ Xúc động, xôn xao:
· Biện pháp tu từ điệp ngữ (muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu; những chuyện năm nao, những chuyện năm nào; cứ xúc động, cứ xôn xao) diễn tả cảm xúc da diết, trào dâng của nhân vật trữ tình, đồng thời tạo nhạc điệu cho bài thơ.
· Ước mong thầy giáo mãi trẻ, khỏe: "Trên trán thầy, tóc chớ bạc thêm
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 18 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Trong hai khổ thơ cuối, khi nhận ra thực tại “tất cả đã xa rồi", nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc gì?
Phương pháp giải:
Chỉ ra các từ ngữ trực tiếp bộc lộ cảm xúc, ý nghĩa của các hình ảnh, tác dụng của các biện pháp tu từ, qua đó xác định cảm xúc của nhà thơ trong hai khổ thơ cuối.
Lời giải chi tiết:
- Bâng khuâng, tiếc nuỗi khi nhận ra tuổi học trò đã trôi qua, tất ca chi còn là
+ Từ thôi thể hiện cảm xúc hụt hẫng, tiếc nuối khi nghĩ về một thời vô tư “bím tóc trắng ngủ quên" trong lớp học, nghịch ngợm "cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ".
+ Biện pháp tu từ điệp ngữ kết hợp ẩn dụ (quả đã ngọt, hoa đã vàng) nhấn mạnh thực tế tuổi thơ đã ra đi, những cô bé, cậu bé năm nào giờ đã trường
+ Lời gọi hoa mướp của ta ơi thể hiện nỗi bâng khung, tiếc nuối da diết. - Buồn bã vì tình yêu tuổi học trò cũng chỉ còn là kỉ niệm: "Em đã yêu anh, anh đã xa vời", Biện pháp tu từ điệp ngữ (đã) cho thấy tất cả đã thuộc về quá khứ, chỉ còn lại những lưu luyến, vấn vương: "Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi".
- Lo sợ những kỉ niệm đẹp thuở hoa niên rồi cũng sẽ tan biến: "Anh nhớ quá! Mà chỉ lo ngoành lại/ Không thấy trên sân trường - chiếc lá buổi đầu tiên".
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 18 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Nêu chủ đề của bài thơ và căn cứ xác định chủ đề.
Phương pháp giải:
Xác định ý nghĩa của hình ảnh chiếc lá đầu tiên trong nhan đề bài thơ, các hình ảnh trong bài, mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ để xác định chủ đề.
Lời giải chi tiết:
- Chủ đề: tình yêu đối với bạn bè, thầy cô, mái trường; trân trọng những kỉ niệm đẹp của tuổi hoa niên.
- Căn cứ xác định chủ để:
+ Nhan đề bài thơ: Chiếc lá đầu tiên tượng trưng cho sự chớm nở của tình yêu ban đầu, cho những kỉ niệm đầu tiên không phai mờ trong tâm trí mỗi người.
+ Các từ ngữ bộc lộ cảm xúc như: nhớ, khóc, xúc động, xôn xao, ...; những hình ảnh gắn liền với tuổi học trò như: chùm phượng hồng, hoa súng tím, tiếng ve, lớp học, trái bàng, ...
Câu 5
Trả lời Câu hỏi 5 trang 18 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
Phương pháp giải:
Chỉ ra được tình cảm mãnh liệt đã chi phối toàn bộ các yếu tố nội dung và hình thức của bài thơ.
Lời giải chi tiết:
m hứng chủ đạo của bài thơ Chiếc lá đầu tiên là nỗi nhớ nhung, tiếc nuối tuổi học trò đã qua.
- Giải Bài tập 5 trang 16 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 4 trang 15 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 3 trang 14 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 13 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 13 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập Nói và nghe Ôn tập HK2 trang 42 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập Viết Ôn tập HK2 trang 42 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 Ôn tập HK2 trang 37 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 Ôn tập HK2 trang 37 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 36 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập Nói và nghe Ôn tập HK2 trang 42 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập Viết Ôn tập HK2 trang 42 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 Ôn tập HK2 trang 37 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 Ôn tập HK2 trang 37 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 36 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống