Giải Bài tập 5 trang 16 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống>
Đọc bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu và trả lời các câu hỏi:
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Trả lời Bài tập 5 trang 16 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Đọc bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu và trả lời các câu hỏi:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
Hơn một loài hoa đã rụng cành,
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rầy rung rinh lá ...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Thình thoảng nàng trăng tự ngần ngơ ...
Non xa khởi sự nhạt sương mờ ...
Đã nghe rét mướt luồn trong gió ...
Đã vắng người sang những chuyến đò ...
Mây vần từng không, chim bay đi,
Khí trời u uất hận chia li.
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói,
Tựa cửa, nhìn xa, nghĩ ngợi gì.
(Thơ Xuân Diệu, NXB Văn học, Hà Nội, 2016, tr. 22 - 23)
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 17 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Cho biết đặc điểm của thể thơ được thể hiện qua bài thơ
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc trưng thể loại
Lời giải chi tiết:
Bài thơ được viết theo thể thơ bảy chữ.
- Gieo vần chân, vần hỗn hợp (vần liền: tang - hàng, cành - xanh, ngơ – mà đi - li, ...; vần cách: hàng - vàng, xanh - manh, mờ - đò, li - gì).
- Ngắt nhịp 4/3 đều đặn ở các dòng thơ.
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 17 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Trong hai khổ thơ đầu, cảnh sắc mùa thu trong vườn hiện lên như thế nào? Chỉ ra các biện pháp tu từ, các từ láy được sử dụng trong hai khổ thơ và nêu tác dụng của chúng.
Phương pháp giải:
Chú ý cảnh sắc mùa thu được miêu tả trong hai khổ thơ đầu
Lời giải chi tiết:
Mặc dù bước đi của mùa thu rất chậm rãi nhưng nhà thơ đã cảm nhận được những thay đổi tinh tế của cảnh sắc trong vườn:
- Rặng liễu rủ được nhân hoa thành hình ảnh những người phụ nữ đang đứng chịu tang: "Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,/ Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng". Từ láy đìu hiu gợi lên cảm giác vắng vẻ, buồn bã.
- Lá cây chuyển vàng khiến mùa thu như khoác lên mình chiếc áo màu mơ phai thơ mộng được dệt nên từ muôn ngàn chiếc lá vàng. Biện pháp tu từ nhân hoá gợi lên sự thay đổi bất ngờ của cây lá mùa thu.
- Một vài loài hoa đã lác đác rụng. Chú ý cách sử dụng từ ngữ mới lạ (hơn một loài hoa) diễn tả hình ảnh chứa nhiều loài hoa tàn rụng.
- Sắc đỏ của lá thu đang lấn dần từng chút sắc xanh. Biện pháp tu từ nhân hoá miêu tả trạng thái chuyển dần từ màu xanh sang màu đỏ của lá thu.
- Những luồng gió thổi nhẹ làm rung rinh lá ... Cành cây rụng lá để lộ “đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”. Cách kết hợp từ mới lạ luồng run rẩy, nhánh khô gầy; từ láy rung rinh, mỏng manh đã gợi lên những trạng thái vận động mơ hồ, tinh tế của vạn vật khi mùa thu tới.
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 17 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Trong hai khổ thơ cuối, mùa thu tới làm cảnh vật và con người thay đổi ra sao?
Phương pháp giải:
Chú ý những cách kết hợp từ ngữ độc đáo, mới lạ để tái hiện hình ảnh thiên nhiên và con người trong không gian khi mùa thu tới; xác định các biện pháp tu từ và tác dụng của nó trong việc thể hiện sự thay đổi của con người
Lời giải chi tiết:
- Vầng trăng mủa thu khi mờ khi tỏ được nhân hoa thành cô thiếu nữ thỉnh thoảng "tự ngân ngơ". Cụm từ tự ngần ngơ diễn tả trạng thái ngần ngơ một mình, ngần ngơ ve chinh mình, không còn chú ý gì đến xung quanh, vì vẻ đẹp của thiên nhiên mùa thu quá đỗi thơ mộng hay vì một cớ mơ hồ nào đó.
- Núi non ở xa bắt đầu mờ dần vì sương mù bao phủ.
- Cái rét theo gió thấm đượm khắp không gian. Biện pháp tu từ ẩn dụ (đã nghe rét mướt) kết hợp với nhân hoa (rét mướt luồn trong gió) thể hiện cảm nhận tinh tế của nhà thơ về cái lạnh đầu mùa: Gió rét đầu mùa chưa thổi về ào ạt mà mới chỉ “lén lút” thâm nhập vào “lãnh địa” mùa thu.
- Trời lạnh nên người qua lại trên sông ít. Biện pháp tu từ đảo ngữ (Đã vắng
người sang những chuyển đò ... ) nhấn mạnh tình trạng thưa thớt, vắng vẻ của những chuyến đò.
- Mây cuộn lên từng đám trên bầu trời. Những cánh chim di trú bay về phương nam. Mây và cánh chim gợi lên nỗi buồn chia li như "bèo dạt mây trôi" khắp bốn phương trời.
- Biện pháp tu từ nhân hoá (Khí trời u uất hận chia li) miêu tả vẻ âm u của bầu trời, đồng thời làm toát lên một nỗi buồn bao trùm khắp không gian.
- Cuối bài thơ là hình ảnh một vài thiếu nữ “buồn không nói", "tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi". Những người thiếu nữ tâm hồn trong trẻo, ngây thơ dường như để mặc cho những suy nghĩ bâng khuâng hòa cùng mây trời
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 17 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Qua bài thơ, nhà thơ thể hiện cảm nhận như thế nào về thời gian?
Phương pháp giải:
Câu hỏi gợi ý: Sự thay đổi của thiên nhiên trong bài thơ diễn ra nhanh hay chậm, nhiều hay ít? Vì sao nhà thơ lại chú ý đến sự thay đổi đó? Câu thơ “Đây mùa thu tới, mùa thu tới” thể hiện thái độ gì của nhà thơ đối với mùa thu và đối với thời gian?
Lời giải chi tiết:
Qua bài thơ, nhà thơ thể hiện cảm quan mới mẻ về thời gian so với thơ ca trung đại. Thời gian không tuần hoàn mà hữu hạn, một đi không trở lại như Xuân Diệu từng viết trong bài thơ Vội vàng: “Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”. Con người cần sống hết mình bởi đời người ngắn ngủi. Nhà thơ luôn chú ý từng bước đi của thời gian qua sự thay đổi của không gian dù chưa rõ ràng (hơn một, rũa, luồn, ... ). Khi thấy mùa thu đên trên rặng liễu, ông đã cấp báo: "Đây mùa thu tới, mùa thủ tới, để nhắc nh mọi người đừng để hoai phí thời gian.
Câu 5
Trả lời Câu hỏi 5 trang 17 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Xác định nghĩa của từ rũa trong câu thơ "Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh“.
Phương pháp giải:
Dựa vào ngữ cảnh để xác định nghĩa của từ rũa trong câu thơ “Trong vự sắc đỏ rũa màu xanh”.
Lời giải chi tiết:
Từ rũa là động từ có nghĩa gốc là mài (kim loại, móng tay, ... ) bằng giũa. Trong câu thơ này, rũa có nghĩa là lấn dần từng chút một.
- Giải Bài tập 6 trang 17 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 4 trang 15 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 3 trang 14 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 13 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 13 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập Nói và nghe Ôn tập HK2 trang 42 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập Viết Ôn tập HK2 trang 42 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 Ôn tập HK2 trang 37 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 Ôn tập HK2 trang 37 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 36 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập Nói và nghe Ôn tập HK2 trang 42 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập Viết Ôn tập HK2 trang 42 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 Ôn tập HK2 trang 37 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 Ôn tập HK2 trang 37 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 36 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống