Giải Bài tập 6 trang 15,16 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống>
Đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh và trả lời các câu hỏi: Nêu một số đặc điểm hình thức của bài thơ Tiếng gà trưa trên các phương diện: số tiếng trong mỗi dòng, số dòng trong mỗi khổ, cách gieo vần, ngắt nhịp.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Trả lời câu hỏi bài tập 6 SBT trang 15,16 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức, tập 1
Đọc bài thơ Tiếng gà trưacủa Xuân Quỳnh và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Nêu một số đặc điểm hình thức của bài thơ Tiếng gà trưa trên các phương diện: số tiếng trong mỗi dòng, số dòng trong mỗi khổ, cách gieo vần, ngắt nhịp.
Phương pháp giải:
Đọc bài thơ “Tiếng gà trưa” và chỉ ra đặc điểm về số tiếng, số dòng trong mỗi khổ, cách gieo vần, ngắt nhịp
Lời giải chi tiết:
Bài thơ Tiếng gà trưa viết theo thể thơ năm chữ.
+ Số tiếng trong mỗi dòng: 5 tiếng ( trừ dòng đầu mỗi khổ chỉ có ba tiếng: Tiếng gà trưa.)
+ Số dòng trong mỗi khổ: không đều nhau, có khổ 4 dòng, có khổ 6 dòng, có khổ 7 dòng
- Cách gieo vần: sử dụng nhiều vần chân, kiểu vần cách quãng: trắng – nắng, quốc – thuộc,...
- Cách ngắt nhịp: nhịp 2/3, 3/2 luân phiên, xen kẽ trong bài thơ
Câu 2
Tiếng gà trưa là một bài thơ có yếu tố tự sự. Em hãy cho biết ai là người kể chuyện và nội dung câu chuyện được kể là gì.
Vẽ sơ đồ theo mẫu sau và vở và điền vào sơ đồ những sự việc chính trong câu chuyện:
Phương pháp giải:
Xác định người kể chuyện và nội dung câu chuyện được kể trong bài thơ (yếu tố tự sự), sau đó vẽ sơ đồ tư duy ghi lại những sự kiện chính được kể trong bài.
Lời giải chi tiết:
Người kể chuyện: là người cháu – một chiến sĩ tham gia vào kháng chiến
Câu 3
Hình ảnh đàn gà của bà trong kí ức của cháu được miêu tả như thế nào?
Phương pháp giải:
Chỉ ra hình ảnh của đàn gà được miêu tả qua kí ức của người cháu
Lời giải chi tiết:
+ Đó là một đàn gà mái nhiều màu sắc, đẹp và rất khoẻ mạnh. Người cháu nhớ rất kĩ hình ảnh của con gà mái mơ mình vàng với những đốm lông màu trắng như hoa mơ, hình ảnh con gà lông vàng óng như màu nắng và cả hình ảnh ổ rơm hồng những trứng.
+ Qua vẻ đẹp, sự khoẻ mạnh, đông đúc của đàn gà cho thấy bà chăm chút đàn gà rất cẩn thận, chu đáo; thể hiện tình yêu, sự quan tâm và mong ước của người bà rằng cháu sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Câu 4
Tiếng gà trưa gợi người cháu nhớ về tuổi thơ được bà yêu thương. Nêu cảm nhận của em về tình cảm của bà dành cho người cháu
Phương pháp giải:
Đọc bài thơ và trình bày suy nghĩ của bản thân về tình cảm bà dành cho cháu
Lời giải chi tiết:
Người bà rất mực yêu thương và cưng chiều cháu. Bà chăm sóc cho đàn gà chu đáo cũng là để kiếm được tiền chăm lo cho cháu có một cuộc sống no ấm, đủ đầy. Tất cả tình yêu thương, sự chăm chút bà đều dành hết cho cháu. Qua đó cho thấy tình thương yêu và sự quan tâm sâu đậm của bà đối với cháu.
Câu 5
Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong khổ thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
Phương pháp giải:
Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ và nêu tác dụng của biện pháp đó
Lời giải chi tiết:
Điệp ngữ “vì”
Tác dụng: Nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người cháu. Cháu chiến đấu để bảo vệ những điều lớn lao và bình dị nhất. Điều lớn lao ấy là tổ quốc, là quê hương còn điều bình dị là là bà và tiếng gà. Qua đó cho thấy tình yêu quê hương, đất nước sâu đậm và tình yêu bà tha thiết của người cháu.
Câu 6
Chỉ ra những nét tương đồng giữa hình ảnh người cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa và hình ảnh người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ hai bài thơ và chỉ ra những nét tương đồng giữa hình ảnh người cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa và hình ảnh người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp
Lời giải chi tiết:
người cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa và hình ảnh người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp đều có những điểm tương đồng như:
+ Có tình cảm với gia đình, người thân rất sâu sắc.
+ Có tình cảm yêu kính bà, yêu kính mẹ gắn liền với tình yêu làng xóm, yêu quê hương, đất nước.
+ Họ trở thành những người lính lên đường chiến đấu để mang lại cuộc sống bình yên cho người thân, cho nhân dân.
- Giải Bài tập 7 trang 18 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 5 trang 14,15 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 4 trang 13,14 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 3 trang 12 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 10,11 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 43 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 43 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống