Giải Bài tập 5 trang 14,15 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống


Đọc bài thơ Mùa cam trên đất Nghệ của Phạm Tiến Duật và trả lời các câu hỏi: Xác định thể thơ của bài thơ Mùa cam trên đất Nghệ. Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ. Hình ảnh trái cam, mùa cam trên đất Nghệ được miêu tả như thế nào và có ý nghĩa gì?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trả lời câu hỏi bài tập 5 SBT trang 14,15 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức, tập 1

Đọc bài thơ Mùa cam trên đất Nghệ của Phạm Tiến Duật và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Xác định thể thơ của bài thơ Mùa cam trên đất Nghệ. Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ.

Phương pháp giải:

Đọc bài thơ “Mùa cam trên đất Nghệ”, xác định thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ

Lời giải chi tiết:

Bài thơ “Mùa cam trên đất Nghệ thuộc thể thơ năm chữ. Bài thơ ngắt nhịp 3/2; 2/3, gieo vần chân, chủ yếu là vần cách quãng “sang – vàng”, “ong – trong”, “nhà – xa”, “con – ngon”

Câu 2

Hình ảnh trái cam, mùa cam trên đất Nghệ được miêu tả như thế nào và có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Chỉ ra hình ảnh “trái cam”, “mùa cam” được miêu tả trong bài thơ và ý nghĩa của hình ảnh đó

Lời giải chi tiết:

+ Hình ảnh trái cam: cam xã Đoài mọng nước, giọt vàng như mật ong, cam này thơm lại ngọt, bổ cam ngoài cửa trước / hương bay vào nhà trong

+ Hình ảnh vườn cam: vườn cam cũng hoe vàng

Ý nghĩa của hình ảnh: Hình ảnh “trái cam”, “vườn cam” gợi nhớ đến vị ngọt ngào, hương thơm lan tỏa của quê hương. Đây là hình ảnh khơi nguồn nỗi nhớ quê hương của tác giả.

Câu 3

Xác định biện pháp tu từ trong các dòng thơ dưới đây và nêu tác dụng của chúng:

  Cam Xã Đoài mọng nước

Giọt vàng như mật ong

Phương pháp giải:

Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ và chỉ ra tác dụng của BPTT đó

Lời giải chi tiết:

+ Biện pháp so sánh: giọt vàng – mật ong

Tác dụng: Cho thấy độ tươi ngon, sánh mịn, chất lượng tốt của cam xã Đoài. Chính điều này đã tạo nên thương hiệu cam ngon nổi tiếng của xã Đoài, làm rạng danh dòng cam xứ Nghệ.

Câu 4

Tình cảm của người mẹ thôn Nghi Vạn nói riêng và của các bà mẹ Việt Nam nói chung dành cho những người con đi chiến đấu xa nhà thể hiện như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ và chỉ ra tình cảm của người mẹ thôn Nghi Vạn nói riêng và của các bà mẹ Việt Nam nói chung giành cho những người con đi chiến đấu xa nhà.

Lời giải chi tiết:

Người mẹ thôn Nghi Vạn nói riêng và của các bà mẹ Việt Nam nói chung rất thương yêu thương những người con chiến đấu xa nhà. Họ chắt chiu những điều tốt đẹp nhất cho những người lính xa quê, mong ước họ luôn vững tâm để chiến đấu bảo vệ tổ quốc

Câu 5

Nêu cảm nhận của em về tình cảm của người lính dành cho những người mẹ và quê hương

Phương pháp giải:

Đọc văn bản và trình bày cảm nhận của bản thân về tình cảm của người lính dành cho người mẹ và quê hương

Lời giải chi tiết:

Người lính dành một tình cảm yêu quý, tôn trọng và nhớ thương đến người mẹ và quê hương của mình. Với người lính, người mẹ và quê hương là tất cả những gì thiêng liêng nhất, là động lực cho người lính cầm súng và chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

Câu 6

Chỉ ra những nét tương đồng giữa hai bà mẹ trong hai bà thơ Gặp lá cơm nếp và Mùa cam trên đất Nghệ

Phương pháp giải:

Đọc kĩ hai bài thơ “Gặp lá cơm nếp” và “Mùa cam trên đất Nghệ”, chỉ ra điểm tương đồng giữa hai bà mẹ trong 2 bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Điểm tương đồng giữa hai bà mẹ trong 2 bài thơ “Gặp lá cơm nếp” và “Mùa cam trên đất Nghệ” là đều có cuộc sống cực nhọc, vất vả, lam lũ nhưng luôn vun vén cho gia đình, đặc biệt dành tình yêu thương sâu đậm cho con cái. Các mẹ luôn khích lệ, động viên con lên đường chiến đấu để bảo vệ quê hương, đất nước, dạy các con biết đặt tình yêu quê hương trong tình yêu đất nước để cống hiến, phục vụ tổ quốc của mình.


Bình chọn:
4.1 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí