Giải bài Nói và nghe trang 84 SBT Văn 11 - Chân trời sáng tạo>
Khi tìm ý và lập dàn ý, để tăng tính thuyết phục và hấp dẫn cho bài giới thiệu về một kịch bản văn học hoặc một bộ phim, bạn cần làm những gì? Dựa vào mẫu bảng kiểm ở Bài 1. Thông điệp từ thiên nhiên (Ngữ văn II, tập một), hãy thiết kế bảng kiểm đánh giá kĩ năng giới thiệu một kịch bản văn học hoặc một bộ phim.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 84 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo
Khi tìm ý và lập dàn ý, để tăng tính thuyết phục và hấp dẫn cho bài giới thiệu về một kịch bản văn học hoặc một bộ phim, bạn cần làm những gì?
Phương pháp giải:
Đọc lại lý thuyết phần tìm ý, lập dàn ý bài giới thiệu về một kịch bản văn học hoặc một bộ phim
Lời giải chi tiết:
Khi tìm ý và lập dàn ý, để tăng tính thuyết phục và hấp dẫn cho bài giới thiệu về một kịch bản văn học hoặc một bộ phim, chúng ta cần:
- Tìm ý dựa trên đặc điểm của thể loại. Ví dụ: Nếu bạn giới thiệu về một bộ phim thì cần chú ý đến bối cảnh xảy ra câu chuyện, cốt truyện, nhân vật, hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, góc quay,...; đối với kịch thì cần chú ý xung đột kịch, hành động, cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ kịch...
- Sắp xếp nội dung bài nói thành ba phần rõ ràng: mở đầu, nội dung chính và kết thúc.
- Nhận xét, đánh giá về điều bạn thích/ không thích về tác phẩm, cần chọn một vấn đề hoặc khía cạnh của tác phẩm để nhấn mạnh; cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng khi đọc/ xem tác phẩm.
- Dự kiến những ý kiến trái ngược khi đánh giá về tác phẩm và dự kiến câu trả lời.
- Có ý tưởng kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, sơ đồ, video clip,...) để làm rõ nội dung và tăng tính hấp dẫn cho bài nói.
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 84 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo
Dựa vào mẫu bảng kiểm ở Bài 1. Thông điệp từ thiên nhiên (Ngữ văn II, tập một), hãy thiết kế bảng kiểm đánh giá kĩ năng giới thiệu một kịch bản văn học hoặc một bộ phim.
Phương pháp giải:
Đọc lại bảng kiểm ở bài 1
Lời giải chi tiết:
Nội dung kiểm tra |
Đạt |
Chưa đạt |
|
Mở đầu |
Chào hỏi và tự giới thiệu. |
|
|
Giới thiệu tên kịch bản văn học hoặc bộ phim, tên tác giả/ đạo diễn. |
|
|
|
Nếu lí do lựa chọn tác phẩm để giới thiệu một cách thuyết phục, hấp dẫn. |
|
|
|
Nhận xét khái quát về tác phẩm. |
|
|
|
Nội dung chính |
Giới thiệu đặc điểm nội dung và hình thức của tác phẩm. |
|
|
Giới thiệu chủ đề, thông điệp của tác phẩm. |
|
|
|
Trình bày ý kiến nhận xét, đánh giá về tác phẩm/ điều thích hoặc không thích về tác phẩm/ tình cảm, cảm xúc khi đọc/ xem tác phẩm. |
|
|
|
Kết thúc |
Tóm tắt được nội dung trình bày về tác phẩm. |
|
|
Khuyến khích người nghe thưởng thức tác phẩm. |
|
|
|
Nêu vấn đề trao đổi hoặc mời gọi | sự phản hồi từ người nghe. |
|
|
|
Cảm ơn và chào kết thúc. |
|
|
|
Kĩ năng trình bày, tương tác với người nghe |
Sắp xếp các ý hợp lí, logic. |
|
|
Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, dễ hiểu |
|
|
|
Sử dụng hiệu quả các phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ nội dung trình bày. |
|
|
|
Tương tác tích cực với người nghe trong quá trình nói. |
|
|
|
Phản hồi thỏa đáng những câu hỏi, ý kiến của người nghe. |
|
|
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 84 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo
Thực hiện nhiệm vụ nói theo để tài sau:
Đề tài: Lớp bạn tổ chức buổi giới thiệu với chủ đề “Tác phẩm văn học và nghệ thuật tôi yêu”. Hãy tham gia buổi giới thiệu trong vai trò người nói.
Phương pháp giải:
Đọc lại phần hướng dẫn thực hành nói
Lời giải chi tiết:
Tên tác phẩm văn học/nghệ thuật: Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Thể loại: Bút kí
Tên tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường
1. Lí do chọn giới thiệu tác phẩm văn học/ nghệ thuật:
Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) không đơn thuần chỉ là tác phẩm miêu tả về vẻ đẹp thiên nhiên nước nhà mà đó còn là tác phẩm thể hiện tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng mà Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước.
- Giới thiệu tóm tắt về nội dung và nghệ thuật:
Nội dung: Ai đã đặt tên cho dòng sông là một tùy bút súc tích và đầy chất thơ về sông Hương. Xuyên suốt toàn tác phẩm là hình ảnh con sông Hương xứ Huế vừa mang vẻ đẹp thơ mộng, êm ả, nhẹ nhàng; vừa mang vẻ đẹp hoang dã, bao la,mênh mông, hùng vĩ. Vẻ đẹp con sông Hương là vẻ đẹp làm xao động lòng người. Bên cạnh hình ảnh thiên nhiên quê hương ấy là tấm lòng thủy chung, son sắt, tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên quê cha đất tổ, vẻ đẹp non nước quê hương của người con xứ Huế - Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Nghệ thuật: Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, bộc lộ cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa. Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả - dòng sông Hương.Ngôn ngữ giàu hình tượng; văn phong mê đắm tài hoa; chất trí tuệ và chất trữ tình hài hòa thống nhất; am hiểu nhiều lĩnh vực như địa lí, lịch sử, âm nhạc, thơ ca; cảm xúc dạt dào, tha thiết; cái tôi trữ tình hấp dẫn, lôi cuốn.
- Giới thiệu về chủ đề, thông điệp của tác phẩm:
Chủ đề chính của tác phẩm: kể về một dòng sông thơ mộng mà thiên nhiên dành tặng riêng cho xứ huế mộng mơ. Dòng sông Hương hiện lên lúc hoang dại như một cô gái Digan, lúc lại rất trữ tình và thơ mộng.
- Bài học về việc trân trọng, nâng niu, bảo vệ thiên nhiên môi trường.
3. Trình bày một số ý kiến nhận xét, đánh giá/ điều thích hoặc không thích về tác phẩm/ tình cảm, cảm xúc khi đọc/xem/nghe tác phẩm:
Bài bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường kể về một dòng sông thơ mộng mà thiên nhiên dành tặng riêng cho xứ huế mộng mơ. Dòng sông Hương hiện lên lúc hoang dại như một cô gái Digan, lúc lại rất trữ tình và thơ mộng. Đó cũng chính là tính cách như một cô gái ngang bướng, mạnh mẽ nhưng không kém phần mềm mại và thơ mộng. Con sông ấy không hề lặp mình trong những cảm hứng của người nghệ sĩ cho dù từ hiện đại hay ngược dòng thời gian về phong kiến xa xưa. Sự minh chứng về những vẻ đẹp của cảnh quan và sự gắn bó của sông Hương với tiến trình lịch sử, văn hóa của dân tộc mà nó xứng đáng là “dòng sông huyền nhiệm, nơi sinh ra vẻ đẹp tâm hồn của đất nước”.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục