Giải bài Đọc trang 74 SBT Văn 11 - Chân trời sáng tạo>
Tìm từ ngữ phù hợp (đã được sử dụng trong mục Tri thức Ngữ văn, Bài 5. Băn khoăn tìm lẽ sống) điền vào những chỗ trống để hoàn tất đoạn văn sau
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
A. Câu hỏi củng cố 1
Trả lời Câu hỏi 1 Phần A trang 74 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo
Tìm từ ngữ phù hợp (đã được sử dụng trong mục Tri thức Ngữ văn, Bài 5. Băn khoăn tìm lẽ sống) điền vào những chỗ trống để hoàn tất đoạn văn sau:
Bi kịch là thể loại ............. tập trung khai thác những xung đột gay gắt giữa những .... cao đẹp của con người với tình thế .......của thực tại, dẫn tới sự……..hay….... của nhân vật.
Phương pháp giải:
Đọc lại phần Tri thức Ngữ văn, Bài 5. Băn khoăn tìm lẽ sống
Lời giải chi tiết:
Kịch – khát vọng – bi đát – thảm bại – cái chết.
A. Câu hỏi củng cố 2
Trả lời Câu hỏi 2 Phần A trang 74 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo
Loại yếu tố nào sau đây không phải là biểu hiện của hành động bên ngoài trong văn bản kịch nói chung, văn bản bi kịch nói riêng?
a. Lời nói của nhân vật.
b. Sự chuyển biến nội tâm của nhân vật.
c. Cách cư xử của nhân vật.
d. Hoạt động của nhân vật.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về văn bản kịch
Lời giải chi tiết:
b. Sự chuyển biến nội tâm của nhân vật.
A. Câu hỏi củng cố 3
Trả lời Câu hỏi 3 Phần A trang 75 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo
Dạng xung đột nào sau đây không phải là xung đột trong văn bản bi kịch?
a. Xung đột giữa cái thấp kém với cái thấp kém.
b. Xung đột giữa cái cao cả với cái cao cả.
c. Xung đột giữa cái cao cả với cái thấp kém.
d. Xung đột giữa khát vọng cao cả với số phận khắc nghiệt.
Phương pháp giải:
Đọc lại phần kiến thức về bi kịch
Phương pháp loại trừ
Lời giải chi tiết:
a. Xung đột giữa cái thấp kém với cái thấp kém.
A. Câu hỏi củng cố 4
Trả lời Câu hỏi 4 Phần A trang 75 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo
Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết văn bản trích từ tác phẩm Âm mưu và tình yêu trong sách giáo khoa (Bài 5. Băn khoăn tìm lẽ sống) thuộc thể loại bi kịch?
Phương pháp giải:
Đọc lại tác phẩm Âm mưu và tình yêu
Đọc lại dấu hiệu nhận biết tác phẩm bi kịch
Lời giải chi tiết:
Xung đột trong vở kịch là xung đột giữa cái cao cả (biểu hiện qua tính cách và hành xử của các nhân vật Luy-dơ (Luise), Phéc-đi-năng (Ferdinand)) với cái thấp kém (biểu hiện qua tính cách và hành xử của nhân vật Tể tướng Van-te (Walter) và đám tay chân của y).
Văn bản đã cho thấy sự xung đột dữ dội. Chỉ hai hồi kịch ngắn, mà ta thấy được một vở kịch với: giao đãi, phát triển, cao trào, đột biến và mở nút. Nhạc công Min-le xuất thân bình dân và Phéc-đi-năng, người xuất thân quyền quý đã dũng cảm và ngoan cường chống bạo quyền vì khát vọng tự do và hạnh phúc. Có lúc ta xúc động về lưỡi kiếm của Phéc-đi-năng vang lên hoặc là đâm chết người yêu và tự sát hoặc là đâm vào tể tướng. Nhưng bạo quyền lại bị đánh gục chỉ bằng một câu nói. Có thể thấy tình yêu đã làm nên sức mạnh phi thường
A. Câu hỏi củng cố 5
Trả lời Câu hỏi 5 Phần A trang 75 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo
Qua một số văn bản hài kịch (đã học) trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 và văn bản bi kịch (đã học) trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 (Bài 5. Băn khoăn tìm lẽ sống), hãy chỉ ra sự khác nhau về xung đột trong tác phẩm bi kịch và tác phẩm hài kịch.
Phương pháp giải:
Đọc lại một số văn bản hài kịch đã học
Lời giải chi tiết:
Hài kịch |
Bi kịch |
Đối tượng thể hiện của hài kịch là cái xấu, cái không có giá trị, không có nội dung, nhưng luôn tỏ ra là có nội dung, có giá trị. Các tính cách, hành động và tình huống được trình bày trong hài kịch dưới hình thức cười cợt hoặc thấm đậm chất hài. Ở các nhân vật hài kịch, phẩm chất bên trong không tương xứng với vị trí, thân phận của nó, và do vậy nó đáng là nạn nhân của tiếng cười. Hài kịch tạo ra tiếng cười hả hê, sảng khoái, thể hiện thái độ châm biếm, đả kích, vạch trần cái xấu, cái què quặt, méo mó của nhân cách hoặc hoàn cảnh xã hội để góp phần hoàn thiện con người và đời sống. Hài kịch sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật như nói mỉa, chơi chữ, phóng đại, tăng cấp, tương phản, đối lập... Phạm vi của hài kịch rất rộng, từ châm biếm chính trị đến hài hước vui nhộn nhẹ nhàng. Dựa vào nội dung, hài kịch có thể chia thành hai thể nhỏ: hài kịch tình huống và hài kịch tính cách. |
Bi kịch phản ánh những mâu thuẫn, xung đột căng thẳng không thể giải quyết trong đời sống hiện thực, vì thế được kết thúc bằng sự thảm bại, hoặc cái chết của nhân vật. Nhân vật của bi kịch bao giờ cũng là con người lương thiện, dũng cảm, anh hùng, cao thượng, đấu tranh vì mục đích tốt đẹp, vì lí tưởng cao quý, nhưng điều kiện khách quan chưa cho phép thực hiện. Cái chết hoặc sự thảm bại của nhân vật mang lại cho độc giả và khán giả sự thanh lọc tâm hồn.
|
B. Câu hỏi thực hành đọc hiểu 1
Trả lời Câu hỏi 1 Phần B trang 82 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo
Tóm tắt nội dung câu chuyện trong văn bản. Cho biết cuộc trò chuyện với hồn ma đã đặt Hăm-lét vào một tình thế như thế nào và vì sao Hămlet buộc phải yêu cầu hai người bạn thân là Mác-xen-lút và Hộ-ra-ti-ô thề giữ kín về sự xuất hiện của hồn ma.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt:
- Hăm-lét, hoàng tử Đan Mạch, từ nước ngoài về nước chịu tang cha và gặp một cảnh ngộ éo le trong gia đình: Vua cha vừa chết được một tháng thì mẹ chàng – hoàng hậu đã tái giá, lấy Clô-đi-út – chú ruột của Hăm-lét.
- Vào một đêm mùa đông giá buốt, chàng cùng hai người bạn là Mác-xen-lút và Hô-ra-ti-ô gặp nhau trên sân thượng thì hồn ma cha chàng xuất hiện, ra hiệu muốn gặp riêng Hăm-lét. Sợ hoàng tử gặp nguy hiểm, Mác-xen-lút và Hô-ra-ti-ô ra sức can ngăn, nhưng chàng vẫn nhất quyết đi theo hồn ma.
- Hồn ma cho Hăm-lét biết một sự thật ghê gớm: Cái chết của ông không phải do rắn độc cắn như triều đình loan báo, mà do vua Clô-đi-út, chú ruột của Hãm lét đầu độc rồi chiếm cả ngai vàng và hoàng hậu của ông. Hồn ma cũng kêu gọi Hă- Nghe chuyện, lòng tràn đầy căm phẫn, ghê tởm, nhưng vì muốn giữ kín mọi chuyện, Hăm-lét yêu cầu Mác-xen-lút và Hô-ra-ti-ô thể tuyệt đối giữ bí mật.
- Phần tiếp theo của vở kịch, Hăm-lét giả điên, bí mật điều tra, lập mưu để Clô-đi-út tự bộc lộ tội ác của hắn trước khi hành động.
- Câu chuyện của hồn ma đặt Hăm-lét vào một tâm thế phức tạp:
a. Nỗi bàng hoàng, căm tức và ghê tởm đối với Clô-đi-út;
b. Sự thôi thúc về nghĩa vụ trả thù và tình phụ tử thống thiết;
c. Niềm băn khoăn, bối rối về sự thật và tính chính nghĩa cao quý của hành động.
Có nhiều lí do khiến Hăm-lét yêu cầu hai người bạn thân là Mác-xen-lút và Hồ-ra-ti-ô thể giữ kín về sự xuất hiện của hồn ma. Chẳng hạn:
a. Cần phải bảo mật tuyệt đối, không để cho Clô-đi-út và tay chân của ông ta biết mà đối phó;
b. Câu chuyện của hồn ma là quá ghê gớm và dẫu sao cũng mới chỉ là nửa hư nửa thực, cần phải được xác minh một cách cẩn trọng;
c. Để lộ chuyện có thể gây ra những hậu quả tàn khốc;
d. Trả thù cho vua cha là chuyện nội bộ gia đình, là việc riêng của Hăm-lét,...
B. Câu hỏi thực hành đọc hiểu 2
Trả lời Câu hỏi 2 Phần B trang 82 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo
Nêu một số chi tiết trong văn bản giúp bạn nhận biết và hình dung được không gian, thời gian diễn ra câu chuyện. Không gian, thời gian ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện hành động kịch và xung đột giữa Hăm-lét với vua Clô-đi-út (Claudius) và xã hội Đan Mạch đương thời?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Chú ý những chi tiết thể hiện không gian, thời gian diễn ra câu chuyện
Lời giải chi tiết:
Các chi tiết trong các lời thoại của nhân vật và các chỉ dẫn sân khấu:
Cảnh |
Qua lời thoại của nhân vật |
Qua lời chỉ dẫn sân khấu |
Cảnh IV |
- Trời rét thấu xương, rét quá! - Tôi nghĩ có lẽ là gần nửa đêm. - chuông vừa điểm 12 tiếng. - Vua thức suốt đêm nay để yến ẩm, nên mới có tiếng kèn, tiếng trống ẩm cả lên.
|
Trên sân thượng: - Hăm-lét, Hô-ra-ti-ô và Mác-xen-lút ra.
|
Cảnh V |
-....khắp đất nước Đan Mạch này đều bị lừa một cách trắng trợn mà cả tin lời thêu dệt đó... (hồn ma) -....Ít nhất, đó cũng là điều chắc chắn đã xảy ra trên đất nước Đan Mạch này. (Hăm-lét)
|
- Ở một phía khác trên sân thượng. - Hồn ma và Hăm lét ra.
|
- Từ một số chi tiết được liệt kê trong bảng trên, có thể hình dung câu chuyện, hành động kịch thuộc Cảnh IV và Cảnh V diễn ra trong bối cảnh như sau:
+Không gian: Trên sân thượng một tòa lâu đài trong cung điện hoàng gia Đan Mạch; Hãm-lét gặp hồn ma cha chàng trên sân thượng tòa nhà, trong lúc Clô-đi-út đang say sưa yến tiệc mừng cho việc chiếm đoạt được ngôi vua và hoàng hậu tại cung điện.
+Thời gian: 12 giờ đêm, một đêm mùa đông giá rét; khoảng một tháng sau khi vua cha của Hăm-lét qua đời một cách bí ẩn và đáng ngờ.
- Bối cảnh (không gian, thời gian) có tác dụng làm nổi bật sự đối lập giữa hai tuyến nhân vật: Tuyển Hãm-lét với nỗi buồn đau, sự cô đơn và khát khao tìm kiếm sự thật ghê gớm đang bị bưng bít; tuyến Clô-đi-út, triều đình với tội lỗi và sự ru ngủ xã hội Đan Mạch trong tăm tối, ô nhục.
B. Câu hỏi thực hành đọc hiểu 3
Trả lời Câu hỏi 3 Phần B trang 82 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo
Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê một số biểu hiện “hành động bên ngoài”, “hành động bên trong” của nhân vật Hăm-lét ở thời điểm trước và sau khi gặp hồn ma:
Hăm-lét |
Hành động bên ngoài |
Hành động bên trong |
Trước khi gặp hồn ma |
|
|
Sau khi gặp hồn ma |
|
|
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Chú ý những chi tiết thể hiện “hành động bên ngoài”, “hành động bên trong” của nhân vật Hăm-lét ở thời điểm trước và sau khi gặp hồn ma
Cho biết sự tương đồng hay khác biệt giữa “hành động bên ngoài” với “hành động bên trong” của Hãm-lét đã làm nổi bật nét tính cách nào của nhân vật này.
Lời giải chi tiết:
Hăm-lét |
Hành động bên ngoài |
Hành động bên trong |
Trước khi gặp hồn ma |
- Trò chuyện với Mác-xen-lút và Hộ-ra-ti-ô. - Không đồng tình với lời can ngăn của Mác-xen lút và Hồ-ra-ti-ô. -...
|
- Thể hiện tình cảm chân tình, quý mến đối với những người bạn - Thái độ kiên quyết, can đảm đi gặp hồn ma để tìm hiểu sự tình. -.... |
Sau khi gặp hồn ma |
Hành vi, biểu hiện khác thường (qua nhận xét của Hộ-ra-ti-ô). Lời cầu xin, cậy nhờ. - Những lời giục giã. -....
|
- Thể hiện tình cảm chân nhận xét của tình, quý mến, trân trọng, hàm ơn đối với những người bạn. - Cố che giấu điều bí mật với thái độ quyết liệt; âm thầm suy tính một kế hoạch gì đó. -... |
Sự tương đồng hay khác biệt giữa hành động bên ngoài với hành động bền trong của Hăm-lét đã tô đậm nét tính cách nổi bật của Hãm-lét:
+ Luôn có tình cảm thân thiện, chân thành, trân trọng, tin tưởng đối với những người bạn (Mác-xen-lút và Hô-ra-ti-ô) nhưng khi cần cũng tỏ rõ tính cách kiên quyết của một vị hoàng tử
+ Sự cẩn trọng, chín chắn trong cư xử và can đảm trong hành động.
B. Câu hỏi thực hành đọc hiểu 4
Trả lời Câu hỏi 4 Phần B trang 83 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo
Theo bạn, cuộc gặp gỡ, trò chuyện của Hăm-lét với hồn ma cha chàng trong văn bản trên có vai trò như thế nào trong việc thể hiện xung đột giữa Hăm-lét với vua Clô-đi-út và xã hội Đan Mạch đương thời?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Liên hệ với đương thời
Lời giải chi tiết:
Cuộc gặp gỡ, trò chuyện của Hăm-lét với hồn ma cha chàng trong văn bản trên có vai trò quan trọng trong việc thể hiện xung đột giữa Hăm-let với vua Clô-đi-út và xã hội Đan Mạch đương thời. Cụ thể là cuộc gặp gỡ trò chuyện ấy giúp Hãm-lét có ý thức hơn trong việc điều tra sự thật về cái chết bí ẩn của vua cha, sự tái giá vội vàng của hoàng hậu mẹ chàng, cảnh tiệc tùng thái quá của triều đình,... từ đó, phát hiện tội ác của Clô-đi-út, sự giả dối của những kẻ xu nịnh, những biểu hiện xấu xa, đen tối của xã hội Đan Mạch đương thời,... Điều đó khiến cho xung đột giữa Hăm-lét với vua Clô-đi-út và xã hội Đan Mạch đương thời trở nên sâu sắc, gay gắt hơn.
B. Câu hỏi thực hành đọc hiểu 5
Trả lời Câu hỏi 5 Phần B trang 83 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo
Nhận xét về nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ đối thoại trong văn bản và cho biết những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết văn bản trên thuộc về thể loại bi kịch.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Đọc lại kiến thức về thể loại bi kịch
Lời giải chi tiết:
Văn bản trích Cảnh IV và Cảnh V chủ yếu cho thấy nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ đối thoại của tác giả.
- Những lời thoại của Mác-xen-lút và Hô-ra-ti-ô cho thấy tình bạn chân thành, trung hậu của họ và cũng giúp độc giả hình dung được hành vi, cử chỉ của Hãm-lét sau khi gặp hồn ma.
- Những lời thoại của Hãm lét phô bày hành động bên trong và hành động bên ngoài tuy có những khác biệt tuỳ thuộc vào thời điểm diễn biến của xung đột kịch, nhưng cơ bản thống nhất, cho thấy tính cách cao quý của chàng: trân quý tình bạn, để cao chính nghĩa; can đảm, khát khao theo đuổi chân lí,...
- Những lời thoại của hồn ma với Hăm-lét, Mác-xen-lút và Hô-ra-ti-ô cho thấy một thông điệp mạnh mẽ: Đã đến lúc và bằng mọi cách, nỗi đau thương, oan khốc cần phải lên tiếng kêu ấy thật khắc khoải và thống thiết.
Trong cuộc trò chuyện với hồn ma, có lúc Hăm-lét vừa như đáp lời cha, vừa như tự tách ra trò chuyện với chính mình. Trường hợp này có thể xem là “độc thoại hoá đối thoại” nhằm thể hiện hành động bên trong của nhân vật. Hoàng tử Đan Mạch khi biết sự thật ghê gớm bị bưng bít, đã thể hiện sự căm uất, ghê tởm, tự dặn lòng phải khắc ghi vào tâm khảm; tự thôi thúc mình phải can đảm tranh đấu đến cùng để trả thù và thực thi công lí. Điều này cho thấy tính hiện đại trong cách xây dựng ngôn ngữ nhân vật của tác giả. Tiêu biểu là đoạn thoại sau:
“ - Ôi! Hỡi chư vị thánh thần trên đời! Hỡi đất! Còn gì nữa! Tôi còn phải kêu gào địa ngục nữa chăng? Chao ôi! Lòng ta ơi, hãy cố nén lại, gân cốt ta ơi, đừng có yếu chùng đi trong giây phút, hãy cứng rắn lên mà giúp cho ta đứng vững. Nhớ đến cha ư? Ôi, hỡi hồn thiêng đáng thương, khi trí nhớ còn có một địa vị trên cõi thế điên cuồng này; nhớ đến cha ư? Vâng, từ nay con sẽ xin xoá bỏ khỏi trí nhớ của con mọi kí ức tạp nham, mọi châm ngôn sách vở, mọi hình thái, mọi ấn tượng dĩ vãng mà tuổi thơ và trí quan sát của con đã ghi chép tận tường; chỉ còn lời dặn dò của cha, con xin khắc sâu vào cuốn sách của khối óc con, không để cho lẫn lộn với những việc tầm thường vô nghĩa khác. Thế đấy. Trời hỡi! Người đàn bà thâm độc đến thế là cùng! Ôi! Thằng đểu cáng, thằng đểu cáng tươi cười, thẳng đểu cáng trời tru đất diệt! Bản cáo của ta đâu cho ta ghi vào mấy dòng này: một thằng đểu có thể tươi cười, tươi cười thơn thớt, nhưng cũng vẫn cứ là thẳng đểu. Ít nhất, đó cũng là điều chắc chắn đã xảy ra trên đất nước Đan Mạch này. (Hăm lét viết) Ông chú ơi, thế là tên ông đã được ghi rồi Giờ thì đến câu khẩu niệm: “Vĩnh biệt, vĩnh biệt con, hãy nhớ đến cha!”. Ta đã thể rồi đấy.”
(Sếch-xpia, Hăm-let)
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục