Giải Bài 7 trang 46 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 1>
a) Hoàn thiện bảng sau vào vở... b) Nhận xét về tích ƯCLN(a, b). BCNN(a, b) và tích a. b.
Đề bài
a) Hoàn thiện bảng sau vào vở.
b) Nhận xét về tích ƯCLN(a, b). BCNN(a, b) và tích a. b.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Muốn tìm ƯCLN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau:
Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung.
Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó.
Tích đó là ƯCLN phải tìm.
- Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau:
Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.
Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó.
Tích đó là BCNN phải tìm.
Lời giải chi tiết
a |
8 |
24 |
140 |
b |
10 |
28 |
60 |
ƯCLN(a, b) |
2 |
4 |
20 |
BCNN(a, b) |
40 |
168 |
420 |
ƯCLN(a, b) . BCNN(a, b) |
80 |
672 |
8400 |
a.b |
80 |
672 |
8400 |
b) Nhận xét: Nhìn vào bảng trên ta thấy tích ƯCLN(a, b) . BCNN(a, b) bằng với tích a . b.
Loigiaihay.com
- Giải Bài 8 trang 47 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 1
- Giải Bài 9 trang 47 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 1
- Lý thuyết ôn tập chương 1
- Giải Bài 6 trang 46 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 1
- Giải Bài 5 trang 46 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 1
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục