Giải bài 49 trang 123 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1


Cho hai đường tròn (O; R) và (O’; R) cắt nhau tại hai điểm M, N với OO' = 24cm và MN = 10 cm (Hình 52). Khi đó, R bằng A. 26 cm. B. 13 cm. C. 14 cm. D. 34 cm

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Đề bài

Cho hai đường tròn (O; R) và (O’; R) cắt nhau tại hai điểm M, N với OO' = 24cm và MN = 10 cm (Hình 52).

Khi đó, R bằng

A. 26 cm.

B. 13 cm.           

C. 14 cm.

D. 34 cm.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Bước 1: Chứng minh \(OMO'N\) là hình thoi, từ đó tính MH, OH.

Bước 2: Áp dụng định lý Pythagore trong tam giác OMH để tính R.

Lời giải chi tiết

Gọi giao điểm của MN và OO’ là H

Do \(OM = ON = O'M = O'N = R\) nên \(OMO'N\) là hình thoi, do đó \(MN \bot OO'\) và \(MH = NH = \frac{{MN}}{2} = \frac{{10}}{2} = 5cm;\) \(OH = O'H = \frac{{OO'}}{2} = \frac{{24}}{2} = 12cm\)

Áp dụng định lý Pythagore trong tam giác vuông OMH:

\(OM = R = \sqrt {M{H^2} + O{H^2}}  = \sqrt {{5^2} + {{12}^2}}  = 13\)cm.

Đáp án B.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Giải bài 50 trang 123 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1

    Trong 20 giây, bánh xe của một chiếc xe máy quay được 80 vòng. Độ dài bán kính của bánh xe đó là 25 cm. Khi đó, quãng đường xe máy đi được trong 3 phút là: A. 36 000\(\pi \) m. B. 360\(\pi \) m. C. 18 000\(\pi \) m. D. 180\(\pi \) m.

  • Giải bài 51 trang 123 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1

    Diện tích hình vành khuyên tạo bởi hai đường tròn (O; 12 cm) và (O; 7 cm) là: A. 95π cm2. B. 193π cm2. C. 5π cm2. D. 19π cm2.

  • Giải bài 52 trang 123 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1

    Cho đường tròn tâm O đường kính AB và điểm M di chuyển trên đường tròn (M khác A và B). Vẽ đường tròn (M) tiếp xúc với AB tại H. Từ A và B kẻ hai tiếp tuyến AC, BD của đường tròn (M) lần lượt tại C, D. a) Chứng minh AC + BD không đổi khi M di chuyển trên đường tròn (O). b) Chứng minh CD là tiếp tuyến của đường tròn (O).

  • Giải bài 53 trang 124 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1

    Cho ba đường tròn (A; 10 cm), (B; 15 cm), (C; 15 cm) tiếp xúc ngoài với nhau đôi một. Đường tròn (A) tiếp xúc với (B) và (C) lần lượt tại C' và B'. Đường tròn (B) tiếp xúc với (C) tại A' (Hình 53). a) Chứng minh AA' là tiếp tuyến chung của đường tròn (B) và (C). b) Tính độ dài đoạn thẳng AA′ và diện tích tam giác AB'C'.

  • Giải bài 54 trang 124 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1

    Cho đường tròn (O; R) và ba điểm A, B, C nằm trên đường tròn với AB < AC. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng BC. Trên cung BC không chứa điểm A, lấy điểm D sao cho \(\widehat {BAD} = \widehat {CAM}\). a) Chứng minh \(\widehat {ADB} = \widehat {CDM}\). b) Gọi E là giao điểm của tia OM và cung BC. Tính diện tích hình quạt tròn giới hạn bởi các bán kính OE, OC và cung nhỏ CE theo R, biết \(BC = R\sqrt 2 \).

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 9 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí