Giải bài 4 trang 46 sách bài tập toán 10 - Chân trời sáng tạo>
Tìm khoảng đồng biến và nghịch biến của các hàm số sau:
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Đề bài
Tìm khoảng đồng biến và nghịch biến của các hàm số sau:
a) \(f\left( x \right) = \frac{1}{{ - x - 5}}\)
b) \(f\left( x \right) = \left| {3{\rm{x}} - 1} \right|\)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Bước 1: Xác định tập xác định của hàm số
Bước 2: Lấy \({x_1},{x_2}\) tùy ý thuộc tập xác định, thay vào f(x) tính và so sánh biết:
Với hàm số \(y = f\left( x \right)\) xác định trên khoảng (a; b) thì ta có
+) Hàm số đồng biến trên khoảng (a; b) nếu \(\forall {x_1},{x_2} \in \left( {a;b} \right),{x_1} < {x_2} \Rightarrow f\left( {{x_1}} \right) < f\left( {{x_2}} \right)\)
+) Hàm số ngịch biến trên khoảng (a; b) nếu \(\forall {x_1},{x_2} \in \left( {a;b} \right),{x_1} < {x_2} \Rightarrow f\left( {{x_1}} \right) > f\left( {{x_2}} \right)\)
Bước 3: Kết luận
Lời giải chi tiết
a) Hàm số \(f\left( x \right) = \frac{1}{{ - x - 5}}\) xác định khi \( - x - 5 \ne 0 \Rightarrow x \ne - 5\) nên \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ { - 5} \right\}\)
Lấy \({x_1},{x_2}\) là hai số tùy ý thuộc mỗi khoảng \(\left( { - \infty ; - 5} \right),\left( { - 5; + \infty } \right)\), sao cho \({x_1} < {x_2}\), ta có:
\(f\left( {{x_1}} \right) - f\left( {{x_2}} \right) = \frac{1}{{ - {x_1} - 5}} - \frac{1}{{ - {x_2} - 5}} = \frac{{{x_2} - {x_1}}}{{\left( {{x_1} + 5} \right)\left( {{x_2} + 5} \right)}}\)
Do \({x_1} < {x_2}\) nên \({x_2} - {x_1} > 0\) (1)
Mặt khác, khi lấy x1 và x2 cùng nhỏ hơn -5 hoặc cùng lớn hơn -5, ta đều có \({x_1} + 5\) và \({x_2} + 5\) luôn cùng dấu nên \(\left( {{x_1} + 5} \right)\left( {{x_2} + 5} \right) > 0\) (2)
Kết hợp (1) và (2) ta có \(f\left( {{x_1}} \right) - f\left( {{x_2}} \right) > 0\). Vậy hàm số nghịch biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ; - 5} \right) \cup \left( { - 5; + \infty } \right)\)
b) Hàm số \(f\left( x \right) = \left| {3{\rm{x}} - 1} \right|\) được viết lại như sau
\(f\left( x \right) = \left| {3x - 1} \right| = \left\{ \begin{array}{l}3x - 1{\rm{ }}\left( {{\rm{3}}x - 1 \ge 0} \right)\\ - \left( {3x - 1} \right){\rm{ }}\left( {{\rm{3}}x - 1 < 0} \right)\end{array} \right. = \left\{ \begin{array}{l}3x - 1{\rm{ }}\left( {x \ge \frac{1}{3}} \right)\\ - 3x + 1{\rm{ }}\left( {x < \frac{1}{3}} \right)\end{array} \right.\)
Xét hàm số \(g\left( x \right) = 3x - 1\). Hàm số này xác định trên \(\mathbb{R}\)
Lấy\({x_1},{x_2}\) là hai số tùy ý sao cho \({x_1} < {x_2}\), ta có:
\({x_1} < {x_2} \Rightarrow 3{x_1} < 3{x_2} \Rightarrow 3{x_1} - 1 < 3{x_2} - 1 \Rightarrow g\left( {{x_1}} \right) < g\left( {{x_2}} \right)\)
Suy ra hàm số \(g\left( x \right)\) đồng biến trên \(\mathbb{R}\). Vậy hàm số \(f\left( x \right)\) đồng biến trên \(\left[ {\frac{1}{3}; + \infty } \right)\)
Xét hàm số \(h\left( x \right) = - 3x + 1\). Hàm số này xác định trên \(\mathbb{R}\)
Lấy\({x_1},{x_2}\) là hai số tùy ý sao cho \({x_1} < {x_2}\), ta có:
\({x_1} < {x_2} \Rightarrow - 3{x_1} > - 3{x_2} \Rightarrow - 3{x_1} + 1 > - 3{x_2} + 1 \Rightarrow h\left( {{x_1}} \right) > h\left( {{x_2}} \right)\)
Suy ra hàm số \(h\left( x \right)\) đồng biến trên \(\mathbb{R}\). Vậy hàm số \(f\left( x \right)\) nghịch biến trên \(\left( { - \infty ;\frac{1}{3}} \right)\)
Vậy hàm số \(f\left( x \right) = \left| {3{\rm{x}} - 1} \right|\) nghịch biến trên \(\left( { - \infty ;\frac{1}{3}} \right)\) và đồng biến trên \(\left[ {\frac{1}{3}; + \infty } \right)\)
- Giải bài 5 trang 46 sách bài tập toán 10 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài 6 trang 47 sách bài tập toán 10 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài 7 trang 47 sách bài tập toán 10 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài 3 trang 46 sách bài tập toán 10 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài 2 trang 45 sách bài tập toán 10 - Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 10 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay