Bài 3. Năng lượng hoạt hóa của phản ứng hóa học - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức>
Hydrogen và oxygen không phản ứng với nhau ở nhiệt độ thường, nhưng khi đưa một ít bột platinium (Pt) vào hỗn hợp hai khí đó, phản ứng xảy ra ngay tức khắc, tạo thành nước. Tính năng lượng hoạt hóa của một phản ứng biết rằng khi nhiệt độ tăng từ 300 K lên 310 K thì tốc độ phản ứng tăng 3 lần.
Mở đầu
Hydrogen và oxygen không phản ứng với nhau ở nhiệt độ thường, nhưng khi đưa một ít bột platinium (Pt) vào hỗn hợp hai khí đó, phản ứng xảy ra ngay tức khắc, tạo thành nước. Yếu tố nào quyết định sự thay đổi đó?
Phương pháp giải:
Chất xúc tác
Lời giải chi tiết:
Platinium là chất xúc tác, làm tăng tốc độ phản ứng, khiến phản ứng xảy ra ngay tức khắc
CH mục I CH1
Cho phản ứng: 2NOCl(g) → 2NO(g) + Cl2(g), năng lượng hoạt hóa của phản ứng là 100 kJ/mol. Ở 350 K, hằng số tốc độ của phản ứng là 8.10-6 L/(mol.s). Tính hằng số tốc độ phản ứng ở 400 K.
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức: \(\ln \frac{{{k_{{T_2}}}}}{{{k_{{T_1}}}}} = \frac{{{E_a}}}{R}\left( {\frac{1}{{{T_1}}} - \frac{1}{{{T_2}}}} \right)\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: Ea = 100 kJ/mol kT1 = 8.10-6 L/(mol.s) e = 2,7183 R = 8,314 J/(mol.K) T1 = 350
Áp dụng công thức: \(\ln \frac{{{k_{{T_2}}}}}{{{k_{{T_1}}}}} = \frac{{{E_a}}}{R}\left( {\frac{1}{{{T_1}}} - \frac{1}{{{T_2}}}} \right)\)
=>\(\)\(\ln \frac{{{k_{{T_2}}}}}{{{{8.10}^{ - 6}}}} = \frac{{{{100.10}^3}}}{{8,314}}\left( {\frac{1}{{350}} - \frac{1}{{400}}} \right)\)
=> kT2 = 5,87.10-4 L/(mol.s)
CH mục I CH2
Tính năng lượng hoạt hóa của một phản ứng biết rằng khi nhiệt độ tăng từ 300 K lên 310 K thì tốc độ phản ứng tăng 3 lần.
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức: \(\ln \frac{{{k_{{T_2}}}}}{{{k_{{T_1}}}}} = \frac{{{E_a}}}{R}\left( {\frac{1}{{{T_1}}} - \frac{1}{{{T_2}}}} \right)\)
Lời giải chi tiết:
T2 = 310 K T1 = 300K
Tốc độ phản ứng tăng 3 lần =>\(\frac{{{k_{{T_2}}}}}{{{k_{{T_1}}}}} = 3\)
Áp dụng công thức: \(\ln \frac{{{k_{{T_2}}}}}{{{k_{{T_1}}}}} = \frac{{{E_a}}}{R}\left( {\frac{1}{{{T_1}}} - \frac{1}{{{T_2}}}} \right)\)
=> \(\ln 3 = \frac{{{E_a}}}{{8,314}}\left( {\frac{1}{{300}} - \frac{1}{{310}}} \right)\)
=> Ea = 84 944,92 J/mol ≈ 85 kJ/mol
CH mục I CH3
Thực nghiệm cho biết phản ứng: 2N2O5(g) → 4NO2(g) + O2(g) ở 45oC có hằng số tốc độ phản ứng là 8,17.10-3 s-1; Ea = 103,5 kJ/mol. Tính hằng số tốc độ phản ứng tại 65oC.
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức: \(\ln \frac{{{k_{{T_2}}}}}{{{k_{{T_1}}}}} = \frac{{{E_a}}}{R}\left( {\frac{1}{{{T_1}}} - \frac{1}{{{T_2}}}} \right)\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: T1 = 45oC = 318 K T2 = 65oC = 338 K Ea = 103,5 kJ/mol k1 = 8,17.10-3 s-1
Áp dụng công thức: \(\ln \frac{{{k_{{T_2}}}}}{{{k_{{T_1}}}}} = \frac{{{E_a}}}{R}\left( {\frac{1}{{{T_1}}} - \frac{1}{{{T_2}}}} \right)\)
=> \(\ln \frac{{k{}_{{T_2}}}}{{8,{{17.10}^{ - 3}}}} = \frac{{103,{{5.10}^3}}}{{8,314}}\left( {\frac{1}{{318}} - \frac{1}{{338}}} \right)\).
=> kT2 = 0,0828
CH mục II CH4
Sự suy giảm tầng ozone và lỗ thủng tầng ozone (O3) đã gây ra mối lo ngại về việc gia tăng nguy cơ ung thư da, cháy nắng, mù mắt và đục thủy tinh thể,… Tầng ozone hấp thụ hầu hết các tia cực tím (UV) có hại cho sự sống trên Trái Đất. Các phân tử ozone có thể bị phá hủy theo hai giai đoạn:
Cl + O3 → ClO + O2
và ClO + O3 → Cl + 2O2
Chất xúc tác trong các quá trình này là chất nào?
Phương pháp giải:
Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị biến đổi về chất và lượng sau phản ứng
Lời giải chi tiết:
Quan sát phương trình hóa học biểu diễn các giai đoạn phản ứng thấy Cl là chất không mất đi trong phản ứng nên nó là chất xúc tác của quá trình phá hủy tầng ozone
CH mục II CH5
Một phản ứng xảy ra ở 500oC, năng lượng hoạt hóa của phản ứng khi không có xúc tác và khi có xúc tác lần lượt là 55,4 kJ/mol và 13,5 kJ/mol. Chứng minh rằng chất xúc tác có ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức: \(k = A.{e^{\frac{{ - {E_a}}}{{RT}}}}\)
Lời giải chi tiết:
- Khi không có xúc tác, Ea = 55,4 kJ/mol: \(k = A.{e^{\frac{{ - 55,{{4.10}^3}}}{{RT}}}}\)
- Khi có xúc tác, Ea = 13,5 kJ/mol: \(k = A'.{e^{\frac{{ - 13,{{5.10}^3}}}{{RT}}}}\)
=> \(\frac{{{k_2}}}{{{k_1}}} = \frac{{k = A'.{e^{\frac{{ - 13,{{5.10}^3}}}{{RT}}}}}}{{k = A.{e^{\frac{{ - 55,{{4.10}^3}}}{{RT}}}}}}\)
Vì đề bài không đề cập đến hằng số đặc trưng của phản ứng
\[\frac{{{k_2}}}{{{k_1}}} = \frac{{k = A'.{e^{\frac{{ - 13,{{5.10}^3}}}{{RT}}}}}}{{k = A.{e^{\frac{{ - 55,{{4.10}^3}}}{{RT}}}}}} = \frac{{{e^{\frac{{ - 13,{{5.10}^3}}}{{RT}}}}}}{{{e^{\frac{{ - 55,{{4.10}^3}}}{{RT}}}}}} = {e^{\frac{{ - 13,{{5.10}^3} + 55,{{4.10}^3}}}{{8,314.(500 + 273)}}}} = 678,34\]
=> Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng lên 678,34 lần
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa 10 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 8. Phòng chống cháy, nổ - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức
- Bài 7. Hóa học về phản ứng cháy nổ - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức
- Bài 6. Điểm chớp cháy. Nhiệt độ ngọn lửa, nhiệt độ tự bốc cháy - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức
- Bài 5. Sơ lược về phản ứng cháy, nổ - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức
- Bài 4. Entropy và biến thiên năng lượng tự do Gibbs - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức
- Bài 8. Phòng chống cháy, nổ - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức
- Bài 7. Hóa học về phản ứng cháy nổ - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức
- Bài 6. Điểm chớp cháy. Nhiệt độ ngọn lửa, nhiệt độ tự bốc cháy - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức
- Bài 5. Sơ lược về phản ứng cháy, nổ - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức
- Bài 4. Entropy và biến thiên năng lượng tự do Gibbs - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức