Bài 2. Phản ứng hạt nhân - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức>
Loại phản ứng nào liên quan đến phóng xạ được sử dụng để chuẩn đoán và điều trị bệnh trong y học, sản xuất điện năng và xác định niên đại trong khảo cổ,…? Hoàn thành các phương trình hạt nhân sau đây:
Mở đầu
Loại phản ứng nào liên quan đến phóng xạ được sử dụng để chuẩn đoán và điều trị bệnh trong y học, sản xuất điện năng và xác định niên đại trong khảo cổ,…?
Lời giải chi tiết:
Phản ứng hạt nhân được sử dụng để chuẩn đoán và điều trị bệnh trong y học, sản xuất điện năng và xác định niên đại trong khảo cổ
+ Trong y học, sử dụng các tia bức xạ ion hóa như tia X, tia γ để xạ trị
+ Dùng các đồng vị \({}_{92}^{235}U\)và \({}_{94}^{239}Pu\) làm nhiên liệu trong các lò phản ứng hạt nhân để sản xuất ra điện
+ Xác định niên đại trong khảo cổ bằng đồng vị \({}_6^{14}C\)
CH mục I CH1
Hoàn thành các phương trình hạt nhân sau đây:
a) \({}_{15}^{32}P \to ? + {}_{ - 1}^0e\)
B)\({}_{19}^{43}K \to {}_{20}^{43}Ca + ?\)
Phương pháp giải:
Bảo toàn điện tích hạt nhân và số khối nguyên tử => Nguyên tử mà ta cần điền
Lời giải chi tiết:
a) \({}_{15}^{32}P \to ? + {}_{ - 1}^0e\).
32 = 32 + 0
15 = 16 - 1 => Lưu huỳnh
=> \({}_{15}^{32}P \to {}_{16}^{32}S + {}_{ - 1}^0e\)
b) \({}_{19}^{43}K \to {}_{20}^{43}Ca + ?\)
43 = 43 + 0
19 = 20 - 1
=> \({}_{19}^{43}K \to {}_{20}^{43}Ca + {}_{ - 1}^0e\)
CH mục I CH2
Viết phương trình biểu diễn sự phóng xạ của các đồng vị
\(\)\(\begin{array}{l}a){}_{88}^{226}Ra \to ? + \alpha \\b){}_{93}^{237}Np \to ? + \alpha \\c){}_{16}^{32}S \to ? + \beta \\d){}_1^3H \to ? + \beta \end{array}\)
Phương pháp giải:
Hạt α là \({}_2^4He\)
Hạt β là \({}_{ - 1}^0e\)
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}a){}_{88}^{226}Ra \to {}_{86}^{222}Ra + \alpha \\b){}_{93}^{237}Np \to {}_{91}^{233}Ra + \alpha \\c){}_{16}^{32}S \to {}_{17}^{32}Cl + \beta \\d){}_1^3H \to {}_2^3He + \beta \end{array}\)
CH mục I CH3
Hạt nhân \({}_{90}^{232}Th\) bức xạ liên tiếp hai electron, tạo ra một đồng vị uranium. Viết phương trình biểu diễn quá trình đó
Phương pháp giải:
Electron: \({}_{ - 1}^0e\)
Lời giải chi tiết:
Electron: \({}_{ - 1}^0e\)
\({}_{90}^{232}Th \to ? + 2{}_{ - 1}^0e\)
90 = 92 – 2.1
232 = 232 + 2.0
=> \({}_{90}^{232}Th \to {}_{92}^{232} + 2{}_{ - 1}^0e\)
CH mục III CH4
Ở tầng cao khí quyển, do tác dụng của neutron có trong tia vũ trụ. \({}_7^{14}N\) phân rã thành \({}_6^{14}C\)và proton. Viết phương trình của phản ứng hạt nhân đó.
Phương pháp giải:
Hạt proton: \({}_1^1H\)
Lời giải chi tiết:
\({}_7^{14}N + ? \to {}_6^{14}C + {}_1^1H\)
14 + 1 = 14 +1
7 + 0 = 6 + 1
=> Hạt cần tìm là \({}_0^1n\)
\({}_7^{14}N + {}_0^1n \to {}_6^{14}C + {}_1^1H\)
CH mục III CH5
Hoàn thành các phản ứng hạt nhân sau:
\(\begin{array}{l}a){}_{12}^{26}Mg + ? \to {}_{10}^{23}Ne + {}_2^4He\\b){}_9^{19}F + {}_1^1H \to ? + {}_2^4He\\c){}_{94}^{242}Pu + {}_{10}^{23}Ne \to 4({}_0^1n) + ?\\d){}_1^2H + ? \to 2{}_2^4He + {}_0^1n\end{array}\)
Phương pháp giải:
Áp dụng bảo toàn điện tích và số khối của nguyên tử
Lời giải chi tiết:
\(a){}_{12}^{26}Mg + ? \to {}_{10}^{23}Ne + {}_2^4He\)
26 + 1 = 23 + 4
12 + 0 = 10 + 2
=> Hạt cần tìm là \({}_0^1n\)
=> \({}_{12}^{26}Mg + {}_0^1n \to {}_{10}^{23}Ne + {}_2^4He\)
\(b){}_9^{19}F + {}_1^1H \to ? + {}_2^4He\)
19 + 1 = 16 + 4
9 + 1 = 8 + 2
=> Hạt cần tìm là \({}_8^{16}O\)
=> \({}_9^{19}F + {}_1^1H \to {}_8^{16}O + {}_2^4He\)
\(c){}_{94}^{242}Pu + {}_{10}^{23}Ne \to 4({}_0^1n) + ?\)
242 + 22 = 4.1 + 260
94 + 10 = 4.0 + 104
=> Hạt cần tìm là \({}_{104}^{260}Rf\)
=> \({}_{94}^{242}Pu + {}_{10}^{23}Ne \to 4({}_0^1n) + {}_{104}^{260}Rf\)
\(d){}_1^2H + ? \to 2{}_2^4He + {}_0^1n\)
1 + 3 = 2.2 + 0
2 + 7 = 2.4 + 1
=> Hạt cần tìm là \({}_3^7Li\)
=> \({}_1^2H + {}_3^7Li \to 2{}_2^4He + {}_0^1n\)
CH mục III CH6
Xét phản ứng phân hạch đơn giản sau:
\({}_{92}^{235}U + {}_0^1n \to {}_{52}^{137}Te + X + 2({}_0^1n)\)
\(\begin{array}{l}A.{}_{39}^{96}Y\\B.{}_{40}^{97}Zr\\C.{}_{40}^{97}Zr\\D.{}_{38}^{98}Sr\end{array}\)
Phương pháp giải:
Bảo toàn điện tích và số khối của nguyên tử
Lời giải chi tiết:
\({}_{92}^{235}U + {}_0^1n \to {}_{52}^{137}Te + X + 2({}_0^1n)\)
92 + 0 = 52 + 40 + 2.0
235 + 1 = 137 + 97 + 2.1
=> X là \({}_{40}^{97}Zr\)
Đáp án C
CH mục IV CH7
Hãy nêu những ứng dụng quan trọng của các đồng vị sau: \({}_{60}^{27}Co,{}_{15}^{30}P,{}_{53}^{131}I,{}_{94}^{239}Pu\)
Lời giải chi tiết:
- Đồng vị phóng xạ \({}_{60}^{27}Co\) là nguồn phát xạ γ thông dụng nhất. Các tia γ phát ra từ Co có khả năng xuyên sau nên bức xạ γ được dùng để chụp ảnh, điều trị các khối u ở sâu trong cơ thể, …
- Các tia phóng xạ phát ra từ \({}_{15}^{30}P\) hay \({}_{38}^{90}Sr\) được dùng để điều trị các bệnh ung thư bên ngoài như ung thư da, …
- Đồng vị phóng xạ \({}_{53}^{131}I\) dùng để chuẩn đoán và chữa bệnh bướu cổ.
- Đồng vị \({}_{94}^{239}Pu\) dùng làm nhiên liệu trong các lò phản ứng hạt nhân để sản xuất ra điện và các tàu phá băng, …
CH mục IV CH8
Đồng vị phóng xạ plutonium (\({}_{94}^{239}Pu\)) có khả năng phân hạch hạt nhân để giải phóng ra một năng lượng cực lớn và được sử dụng trong nhà máy điện nguyên tử để sản xuất ra điện. Đồng vị \({}_{94}^{239}Pu\) có thể phân ra theo ba cách: (1) Nhận 1 electron; (2) bức xạ 1 positron; (3) bực xạ 1 hạt α.
Hãy viết phương trình cho mỗi trường hợp đó.
Phương pháp giải:
(1) Nhận 1 electron: \({}_{ - 1}^0e\)
(2) Bức xạ 1 positron: \({}_{ + 1}^0e\)
(3) Bức xạ 1 hạt α: \({}_2^4He\)
Lời giải chi tiết:
(1) Nhận 1 electron: \({}_{ - 1}^0e\)
\({}_{94}^{239}Pu + {}_{ - 1}^0e \to X\)
239 + 0 = 239
94 – 1 = 93
=> \({}_{94}^{239}Pu + {}_{ - 1}^0e \to {}_{93}^{239}Np\)
(2) Bức xạ 1 positron: \({}_{ + 1}^0e\)
\({}_{94}^{239}Pu \to X + {}_{ + 1}^0e\)
239 = 239 + 0
94 = 93 + 1
\({}_{94}^{239}Pu \to {}_{93}^{239}Np + {}_{ + 1}^0e\)
(3) Bức xạ 1 hạt α: \({}_2^4He\)
\({}_{94}^{239}Pu \to X + {}_2^4He\)
239 = 235 + 4
94 = 92 + 2
\({}_{94}^{239}Pu \to {}_{92}^{235} + {}_2^4He\)
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa 10 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 8. Phòng chống cháy, nổ - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức
- Bài 7. Hóa học về phản ứng cháy nổ - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức
- Bài 6. Điểm chớp cháy. Nhiệt độ ngọn lửa, nhiệt độ tự bốc cháy - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức
- Bài 5. Sơ lược về phản ứng cháy, nổ - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức
- Bài 4. Entropy và biến thiên năng lượng tự do Gibbs - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức
- Bài 8. Phòng chống cháy, nổ - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức
- Bài 7. Hóa học về phản ứng cháy nổ - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức
- Bài 6. Điểm chớp cháy. Nhiệt độ ngọn lửa, nhiệt độ tự bốc cháy - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức
- Bài 5. Sơ lược về phản ứng cháy, nổ - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức
- Bài 4. Entropy và biến thiên năng lượng tự do Gibbs - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức