Giải Bài 15: Thư viện VBT Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống


Điền từ ngữ vào chỗ trống để hoàn thiện bài thơ trong câu chuyện Mặt trời mọc ở đằng… tây. Ghép các tiếng phù hợp với chân hoặc trân để tạo từ. Điền ch hoặc tr vào chỗ trống. Nối các tiếng phù hợp với dân hoặc dâng để tạo từ. Viết lại các từ vừa tạo được. Điền dân hoặc dâng vào chỗ trống để hoàn thiện câu. Điền ch hoặc tr vào chỗ trống để hoàn thiện các bài ca dao. Em hãy thử làm một số câu thơ về mặt trời.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Điền từ ngữ vào chỗ trống để hoàn thiện bài thơ trong câu chuyện Mặt trời mọc ở đằng… tây!

Mặt trời……………………………….

Thiên hạ ngạc nhiên………………….

Ngơ ngác nhìn nhau…………………

Thức dậy……………………………. 

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để hoàn thành bài tập.   

Lời giải chi tiết:

Mặt trời mới mọc ở đằng tây

Thiên hạ ngạc nhiên chuyện này lạ

Ngơ ngác nhìn nhau và tự hỏi:

Thức dậy hay là ngủ nữa đây? 

Câu 2

Ghép các tiếng phù hợp với chân hoặc trân để tạo từ. 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và tìm những từ ngữ phù hợp với các tiếng.   

Lời giải chi tiết:

- Chân: chân thành, chân lí, chân dung, chân tình.

- Trân: trân trọng 

Câu 3

Điền ch hoặc tr vào chỗ trống.

Bố mẹ đi làm

Ta đi học nhé

Áo quần sạch sẽ

Bầu .....ời trong xanh.

 

Giữ gìn bàn .....ân

Đừng quên đôi dép.

Giữ gương mặt đẹp

Nhớ đừng giận nhau.

Con đường thì dài

Đôi ..... ân thì ngắn

Thời giờ nghiêm lắm

……ẳng thích rong .....ơi.

 

Nhưng mà bạn ơi

Xin đừng .....ạy vội

Có đoàn có đội

Tới .....ường cùng nhau. 

(Theo Nguyễn Trọng Tạo)

Phương pháp giải:

Em đọc bài thơ và chon từ cần điền phù hợp để hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

Bố mẹ đi làm

Ta đi học nhé

Áo quần sạch sẽ

Bầu trời trong xanh.

 

Giữ gìn bàn chân

Đừng quên đôi dép.

Giữ gương mặt đẹp

Nhớ đừng giận nhau.

Con đường thì dài

Đôi chân thì ngắn

Thời giờ nghiêm lắm

Chẳng thích rong chơi.

 

Nhưng mà bạn ơi

Xin đừng chạy vội

Có đoàn có đội

Tới trường cùng nhau. 

(Theo Nguyễn Trọng Tạo)

Câu 4

Nối các tiếng phù hợp với dân hoặc dâng để tạo từ. Viết lại các từ vừa tạo được. 

Phương pháp giải:

Em dùng các tiếng đã cho để tạo thành các từ có nghĩa.   

Lời giải chi tiết:

- Dân: dân số, dân làng, dân tộc, dân cư

- Dâng: dâng trào, dâng hiến 

Câu 5

Điền dân hoặc dâng vào chỗ trống để hoàn thiện câu. 

a. Nông .......... là những người làm ra lúa gạo.

b. Biển .......... cho đời những hạt muối, những con cá, con tôm,...

c. .......... tộc Việt Nam rất yêu hoà bình.

d. Nhìn mẹ thức khuya, dậy sớm, lòng em lại trào .......... niềm yêu thương vô bờ.

Phương pháp giải:

Em đọc các câu và điền từ phù hợp. 

Lời giải chi tiết:

a. Nông dân là những người làm ra lúa gạo. 

b. Biển dâng cho đời những hạt muối, những con cá, con tôm,...

c. Dân tộc Việt Nam rất yêu hoà bình.

d. Nhìn mẹ thức khuya, dậy sớm, lòng em lại trào dâng niềm yêu thương vô bờ.

Câu 6

Điền ch hoặc tr vào chỗ trống để hoàn thiện các bài ca dao.

a. …..ời cao, biển rộng, đất dày

Ơn ..... a, nghĩa mẹ, công thầy ……ớ quên.

b. Công ..... a như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước .....ong nguồn .....ảy ra.

c. ……..ên .....ời mây .....ắng như bông

Ở dưới cánh đồng bông .....ắng như mây. 

Phương pháp giải:

Em đọc các câu ca dạo và điền tiếng thích hợp.   

Lời giải chi tiết:

a. Trời cao, biển rộng, đất dày

Ơn cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên

b. Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

c. Trên trời mây trắng như bông

Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây. 

Câu 7

Em hãy thử làm một số câu thơ về mặt trời. 

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết và tìm hiểu thêm để hoàn thành bài tập.

Đặc điểm của thể thơ 5 chữ:

+ Số câu không hạn định

+ Mỗi câu gồm 5 chữ (ngũ ngôn), nhịp 2/3; 3/2

+ Vần kết hợp: vần liền, cần cách, cần chân, vần lưng. 

Lời giải chi tiết:

Có một mặt trời đỏ

Chiếu rọi cả sân kho

Cho khô đều hạt lúa

Cho ngọt ngào hạt cơm. 


Bình chọn:
4.6 trên 9 phiếu
  • Giải Bài 16: Ngày em vào Đội VBT Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Đọc các câu đố về đồ dùng học tập hoặc những đồ vật khác ở trường và viết thông tin vào phiếu đọc sách. Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp. Câu nói của mỗi bạn ở tranh A và tranh B có gì khác nhau. Từ in đậm trong các câu nói ở bài tập 3 bổ sung điều gì cho câu. Chuyển các câu dưới đây thành câu cảm (theo mẫu). Viết câu cảm phù hợp với mỗi tình huống sau.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức - Xem ngay