Đề thi vào 10 môn Văn Bến Tre năm 2022>
Tải vềĐọc đoạn trích: Mấu chốt của thành đạt là ở đâu?
Đề bài
I. ĐỌC HIỂU (5 điểm) Đọc đoạn trích:
Mấu chốt của thành đạt là ở đâu? Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.
Thật vậy, gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí; có người lại gồng mình vượt qua. Điều kiện học tập cũng vậy, có người được cha mẹ tạo cho mọi điều kiện thuận lợi, nhưng lại mái chơi, ăn diện, kết quả học tập rất bình thường. Nói tới tài năng thì ai cũng có chút tài, nhưng đó chỉ mới là một khả năng tiềm tàng, nếu không tìm cách phát huy thì nó cũng bị thui chột. Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tỉnh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp. Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.
(Nguyên Hương. Trò chuyện với bạn trẻ Theo Ngữ văn 9, tập 1. NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 11, 12)
Thực hiện các yêu cầu sau:
a) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu: Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.
b) Xác định phép liên kết được sử dụng trong phần trích sau: Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí; có người lại gồng mình vượt qua.
c) Theo tác giả, khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục, con người có những cách ứng xử nào?
d) Em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý kiến: thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.
I. ĐỌC HIỂU (5 điểm) Viết bài văn nghị luận, phân tích đoạn thơ sau:
Viết bài văn nghị luận, phân tích đoạn thơ sau:
Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
Ta hát bài ca gọi cả vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cả như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
(Huy Cận, Đoàn thuyền thành cá, Theo Ngữ văn 9, tập I. NXB Giáo dục Việt Nam, 2018 - 140)
Lời giải chi tiết
I. ĐỌC HIỂU:
a) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu: Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận. |
Phương pháp: Căn cứ các thành phần chính của câu.
Cách giải:
Chủ ngữ: thành đạt.
Vị ngữ: tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.
b) Xác định phép liên kết được sử dụng trong phần trích sau: Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí; có người lại gồng mình vượt qua. |
Phương pháp: Căn cứ bài Phép liên kết câu.
Cách giải:
- Phép liên kết là:
Phép nối: Nhưng.
Phép lặp: hoàn cảnh.
c) Theo tác giả, khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục, con người có những cách ứng xử nào? |
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, tìm ý.
Cách giải:
Khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục con người thường có hai cách ứng xử:
- Bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí.
- Người lại gồng mình vượt qua.
d) Em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý kiến : thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận. |
Phương pháp: Phân tích, giải thích, tổng hợp.
Cách giải:
* Yêu cầu hình thức: Viết đụng hình thức của một đoạn văn.
* Yêu cầu về nội dung:
* Xác định đúng vấn đề nghị luận: Thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.
- Giải thích: Thành đạt là việc đạt được mục tiêu, lý tưởng đề ra, có vị trí, địa vị trong xã hội.
-> Người có thành đạt là người đạt được mục tiêu trong đời sống, có địa vị riêng trong xã hội. Tuy nhiên thành đạt với bản thân chưa đủ, thành đạt thực sự của con người là phải đặt trong mối quan hệ giữa cá nhân, cộng đồng.
- Bàn luận:
+ Sự thành đạt của con người đến từ nhiều yếu tố: tài năng, phẩm chất, may mắn, kỹ năng. Con người đạt được những mục tiêu, có cho mình một vị trí thì đó là người thành công. Người thành đạt là người biết sử dụng tài năng của mình để giúp ích cho những người khác giúp cho họ phát triển, giúp cho xã hội đi lên đó mới thật sự là thành đạt.
+ Thành đạt thực sự là mang giá trị mình có để cống hiến, giúp ích cho đời.
+ Tiền tài qua thời gian có thể mất đi nhưng danh tiếng, những công trình bạn làm ra để lại cho đời thì sẽ còn mãi mãi, sẽ được mọi người đời đời ghi nhớ và biết ơn.
+…
HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp: Phạm Nhật Vượng, …
- Hành động:
+ Luôn nỗ lực để trở nên thành đạt.
+ Cần có sự liên kết giữa thành công đối với cá nhân và giúp ích công động.
* Tổng kết.
II. LÀM VĂN:
Viết bài văn nghị luận, phân tích đoạn thơ sau: Cá nhụ cá chim cùng cá đé Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe. Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
Ta hát bài ca gọi cả vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao. Biển cho ta cả như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. (Huy Cận, Đoàn thuyền thành cá, Theo Ngữ văn 9, tập I. NXB Giáo dục Việt Nam, 2018 - 140) |
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá.
- Giới thiệu nội dung 2 khổ thơ cần phân tích.
2. Thân bài
* Sự giàu đẹp, trù phú và nên thơ của biển cả
Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long.
- Tác giả liệt kê sự giàu có của biển cả bằng cách kể tên các loài cá và tập trung miêu tả màu sắc chủ chúng trong đêm trăng. Đó đều là những loài cá quý ở vùng biển nước ta, mang lại những giá trị kinh tế lớn.
- Biển không chỉ giàu mà còn rất đẹp: Đêm buông xuống, trăng bắt đầu lên, không gian bao la sóng nước, ánh trăng huyền ảo, thơ mộng và thanh thoát lan tỏa trên mặt biển. Hình ảnh ẩn dụ độc đáo: “Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” gợi liên tưởng đến những con cá đang lao đi trong luồng nước dưới ánh trăng lấp lánh. Nhưng đẹp đẽ nhất là “cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”: Ánh trăng in xuống mặt nước, những con cá quẫy đuôi như quấy ánh trăng tan ra, hòa trộn vào làn nước.
- Tác giả sử dụng một loạt những từ ngữ chỉ màu sắc: lấp lánh, đen hồng, vàng chóe. Tất cả tạo nên một bức tranh sơn mài nên thơ và đầy chất lãng mạn. Phải thật tinh tế mới có được những phát hiện tuyệt vời ấy.
- “Đêm thở sao lùa nước Hạ Long” là hình ảnh nhân hóa đẹp. Đêm được miêu tả như một sinh vật đại Dương, nó thở. Tiếng thở của biển đêm chính là ánh sao lùa sóng nước, hòa với tiếng gõ thuyền trong nhịp điệu hối thúc của đêm dần tàn. Đây là một hình ảnh đảo ngược, sóng biển đu đưa lùa ánh sao trời đáy nước chứ không phải bóng sao lùa sóng nước. Đây là một hình ảnh lạ, một sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ Huy Cận khiến cho cảnh thiên nhiên thêm sinh động. Tất cả hòa vào nhau, làm nên một bức tranh hòa nhịp kì diệu giữa thiên nhiên và con người lao động.
* Biển ân nghĩa thủy chung, bao la như lòng mẹ
Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
- Tiếng hát căng tràn mặt biển, gọi cá vào. Đó là khúc ca lao động khỏe khoắn, mạnh mẽ, gợi lên sự thân thiết, niềm vui, tình yêu lao động và sức mạnh, khát khao chinh phục biển cả của họ.
- Không phải con người gõ thuyền gọi cá mà là trăng cao gõ. Trong đêm trăng sáng, vầng trăng in xuống mặt nước, sóng xô bóng trăng dưới nước, gõ vào mạn thuyền tạo nên nhịp điệu cho bài ca lao động. Có thể nói đây là hình ảnh lãng mạn, đầy chất thơ, làm đẹp thêm cho công việc đánh cá. Thiên nhiên đã cùng con người hòa đồng trong lao động. Và như vậy, bức tranh không chỉ có màu sắc hình ảnh mà có cả âm thanh rộn rã.
- 2 câu sau: Gợi lên sự giao hòa, thân thiết, ưu ái con người với biển quê hương rất ân tình, thể hiện sự biết ơn, trân trọng của con người với biển cả hùng vĩ. Biển được ví như người mẹ với người dân chài, thể hiện tình yêu, lòng biết ơn, trận trọng và gắn bó như ruột thịt.
3. Kết bài: Tổng kết về nội dung và nghệ thuật.