Đề thi vào 10 môn Toán Ninh Thuận năm 2021
Tải vềBài 1 (2,0 điểm): Giải các phương trình, hệ phương trình:
Đề bài
Bài 1 (2,0 điểm): Giải các phương trình, hệ phương trình:
1) 2x−1=x−13 2) {3x+y=47x−5y=−9
Bài 2 (2,0 điểm):
1) Vẽ đồ thị (P) của hàm số y=−14x2.
2) Tìm điều kiện của m đề đường thẳng (d):y=−x+m cắt (P) tại hai điểm phân biệt có hoành độ trái dấu.
Bài 3 (2,0 điểm): Bạn Hoàng làm việc tại nhà hàng nọ, bạn ấy được trả tám trăm ngàn đồng cho 40 giờ làm việc tại quán trong một tuần. Mỗi giờ làm thêm trong tuần bạn được trả bằng 150% số tiền mà mỗi giờ bạn ấy được trả trong 40 giờ đầu. Nếu trong tuần đó bạn Hoàng được trả chín trăm hai mươi nghìn đồng thì bạn ấy đã phải làm thêm bao nhiêu giờ?
Bài 4 (4 điểm): Cho tam giác ABC có các góc ∠ABC,∠ACB nhọn và ∠BAC=600. Các đường phân giác trong BE,CF của ΔABC cắt nhau tại I.
1) Chứng minh tứ giác AEIF nội tiếp.
2) Gọi K là giao điểm thứ hai (K≠B) của đường thẳng BC với đường tròn ngoại tiếp tam giác BFI. Chứng minh rằng ΔAFK cân tại F.
Lời giải
Bài 1 (TH):
Phương pháp:
1) Đưa phương trình ban đầu về dạng ax+b=0 để tìm nghiệm của phương trình.
2) Vận dụng phương pháp cộng đại số để tìm nghiệm của hệ phương trình.
Cách giải:
1) 2x−1=x−13
⇔2x−x=−13+1⇔x=23
Vậy phương trình có nghiệm x=23.
2) {3x+y=47x−5y=−9⇔{15x+5y=207x−5y=−9⇔{22x=11y=4−3x⇔{x=12y=4−32⇔{x=12y=52
Vậy hệ phương trình có nghiệm (x;y)=(12;52).
Bài 2 (VD):
Phương pháp:
1) Lập bảng giá trị tương ứng của x và y sau đó vẽ đồ thị hàm số của hàm số (P).
2) Xét phương trình hoành độ giao điểm của (d) và (P)
(d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt có hoành độ trái dấu ⇔ phương trình hoành độ giao điểm của (d) và (P) có hai nghiệm trái dấu ⇔ac<0
Cách giải:
1) Ta có bảng giá trị:
x |
−4 |
−2 |
0 |
2 |
4 |
y=−14x2 |
−4 |
−1 |
0 |
−1 |
−4 |
Vậy đồ thị hàm số (P):y=−14x2 là đường cong đi qua các điểm: (−4;−4),(−2;−1),(0;0),(2;−1) và (4;−4).
2) Phương trình hoành độ giao điểm của (d) và (P):
−14x2=−x+m ⇔x2−4x+4m=0(∗)
(d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt có hoành độ trái dấu ⇔(∗) có hai nghiệm trái dấu ⇔1.4m<0⇔m<0.
Vậy m<0 thỏa mãn bài toán.
Bài 3 (VD):
Phương pháp:
Giải bài toán bằng cách lập phương trình,cụ thể gọi số giờ bạn Hoàng đã làm thêm trong tuần là x (giờ) (ĐK: x>0), từ giả thiết của đề bài lập phương trình, giải phương trình sau đó đối chiếu điều kiện và kết luận.
Cách giải:
Gọi số giờ bạn Hoàng đã làm thêm trong tuần là x (giờ) (ĐK: x>0).
Bạn Hoàng được trả 800 nghìn đồng cho 40 giờ làm việc trong tuần nên mỗi giờ làm việc trong tuần bạn Hoàng nhận được 80040=20 (nghìn đồng).
Vì mỗi giờ làm thêm trong tuần Hoàng được trả bằng 150% số tiền mà mỗi giờ bạn ấy được trả trong 40 giờ đầu tiên nên mỗi giờ làm thêm trong tuần Hoàng nhận được 20.150%=30 (nghìn đồng).
Suy ra tổng số tiền Hoàng nhận được (tính cả làm thêm) trong mỗi tuần là: 800+30x (nghìn đồng).
Vì trong tuần đó bạn Hoàng được trả chín trăm hai mươi nghìn đồng nên ta có phương trình
800+3x=920⇔3x=120⇔x=4 (thỏa mãn).
Vậy Hoàng đã làm thêm 4 giờ.
Bài 4 (VDC):
Phương pháp:
1) Vận dụng dấu hiệu nhận biết của tứ giác nội tiếp: tứ giác có tổng hai góc đối diện bẳng 1800 là tứ giác nội tiếp.
2) Vận dụng tính chất của tứ giác nội tiếp, mối quan hệ của góc – đường tròn.
Cách giải:
1) Ta có: ∠BAC=600
⇒∠ABC+∠BCA=1200 (tổng ba góc trong tam giác bằng 1800)
⇒12(∠ABC+∠BCA)=600⇔∠B2+∠C2=600
⇒∠BIC=1800−(∠B2+C2)=1200 (tổng ba góc trong tam giác bằng 1800)
⇒∠FIE=∠BIC=1200 (hai góc đối đỉnh)
Xét tứ giác AEIF ta có:
∠BAC+∠EIF=600+1200=1800
⇒AEIF là tứ giác nội tiếp. (tứ giác có tổng hai góc đối diện bẳng 1800)
2) Ta có: Tứ giác BFIK nội tiếp ⇒∠FKB=∠FIB (hai góc nội tiếp cùng chắn cung BF)
⇒∠FKB=∠FIB=1800−∠EIB=600⇒∠FAC=∠FKB=600
⇒AFKC là tứ giác nội tiếp. (tứ giác có hai đỉnh kề 1 cạnh nhìn cạnh đối diện dưới các góc bằng nhau).
⇒∠FAK=FCK (hai góc nội tiếp cùng chắn cung FK)
Và ∠FKA=∠FCA (hai góc nội tiếp cùng chắn cung AF)
Mà ∠FCA=∠FCK (CF là phân giác góc ∠KCA)
⇒∠FAK=∠FKA(=∠FCA)
⇒ΔAKF cân tại F (đpcm).


Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 9 - Xem ngay
>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com
>> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY
Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 6
- Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán Hà Nội năm 2025 - Đề số 7
- Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán Hà Nội năm 2025 - Đề số 6
- Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 5
- Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán Hà Nội năm 2025 - Đề số 5
- Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 6
- Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán Hà Nội năm 2025 - Đề số 7
- Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán Hà Nội năm 2025 - Đề số 6
- Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 5
- Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán Hà Nội năm 2025 - Đề số 5