Đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều - Đề số 6>
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: TỤC NGỮ VIỆT NAM
Đề thi
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
TỤC NGỮ VIỆT NAM
1. Học một biết mười.
2. Học ăn học nói, học gói học mở.
3. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi
4. Học khôn đến chết, học nết nết đến già
5. Dao có mài mới sắc, người có học mới nên
6. Học chẳng hay cày chẳng biết
7. Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng
8. Học chẳng hay, thi may thì đỗ
9. Học như gà bới vách
10. Học thầy học bạn vô vạn phong lưu
Câu 1. Dòng nào nói đặc điểm cơ bản của các văn bản trên?
A. Ngắn gọn, hàm súc, chứa đựng lời khuyên
B. Giàu vần điệu, dễ nhớ
C. Ví von, giàu hình ảnh
D. Kiệm lời, giàu ý
Câu 2. Mười câu tục ngữ trên cùng nói về điều gì?
A. Phương pháp học
B. Chọn thầy để học
C. Vai trò, tác dụng, kinh nghiệm học tập
D. Học phải kiên trì
Câu 3. Nhận định “Học dốt, đỗ được là do may mắn” phù hợp với câu tục ngữ nào?
A. Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng
B. Học chẳng hay, thi may thì đỗ
C. Học như gà bới vách
D. Học thầy học bạn vô vạn phong lưu
Câu 4. Câu tục ngữ “Học khôn đến chết, học nết nết đền già” khuyên con người điều gì?
A. Không ngừng học tập để nâng cao hiểu biết
B. Học bình thường, không cần cố gắng
C. Người già vẫn phải học
D. Người già học khôn, học nết rất nhanh
Câu 5. “Học ăn học nói, học gói học mở” khuyên ta điều gì?
A. Điều gì cũng cần phải học
B. Học ăn nói trước tiên
C. Học gói mở để trở thành người khéo léo
D. Không học hỏi sẽ là người vụng về
Câu 6. Ý nào nói lên ý nghĩa của câu tục ngữ “Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng”?
A. Đã học là phải hiểu kỹ
B. Biết lơ mơ thì đừngnói
C. Nói năng cần chặt chẽ
D. Thà không biết còn hơn là biết lơ mơ
Câu 7. Câu tục ngữ nào có ý nghĩa ẩn dụ?
A. Học ăn học nói, học gói học mở
B. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi
C. Học khôn đến chết, học nết đến già
D. Dao có mài mới sắc, người có học mới nên
Câu 8. Kẻ lười biếng không chịu học hành, không chịu lao động là ý nghĩa của câu tục ngữ nào?
A. Dao có mài mới sắc, người có học mới nên
B. Học chẳng hay cày chẳng biết
C. Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng
D. Học thầy chẳng tày học bạn
Câu 9. Câu tục ngữ nào sau đây có lập luận chặt chẽ nhất?
A. Học ăn học nói, học gói học mở
B. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi
C. Học khôn đến chết, học nết đến già
D. Dao có mài mới sắc, người có học mới nên
Câu 10. Xác định vần, ý nghĩa của câu tục ngữ “Học thầy học bạn vô vạn phong lưu”.
A. Vần liền. Nên học cả thầy và bạn
B. Vần chân. Muốn phong lưu hãy chịu khó học hỏi
C. Vần cách. Chịu khó học hỏi ắt giàu có
D. Vần liền. Cội nguồn của phong lưu là học tập
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về đức tính trung thực.
Câu 2. Phân tích nỗi nhớ quê hương của Trần Cư trong văn bản Trưa tha hương.
Đáp án
Phần I:
Câu 1 (0.5 điểm):
Dòng nào nói đặc điểm cơ bản của các văn bản trên? A. Ngắn gọn, hàm súc, chứa đựng lời khuyên B. Giàu vần điệu, dễ nhớ C. Ví von, giàu hình ảnh D. Kiệm lời, giàu ý |
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc trưng thể loại
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm cơ bản của các văn bản trên là ngắn gọn, hàm súc, chứa đựng lời khuyên
=> Đáp án: A
Câu 2 (0.5 điểm):
Mười câu tục ngữ trên cùng nói về điều gì? A. Phương pháp học B. Chọn thầy để học C. Vai trò, tác dụng, kinh nghiệm học tập D. Học phải kiên trì |
Phương pháp giải:
Xác định ý nghĩa của các câu tục ngữ
Lời giải chi tiết:
Mười câu tục ngữ trên cùng nói về vai trò, tác dụng, kinh nghiệm học tập
=> Đáp án: C
Câu 3 (0.5 điểm):
Nhận định “Học dốt, đỗ được là do may mắn” phù hợp với câu tục ngữ nào? A. Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng B. Học chẳng hay, thi may thì đỗ C. Học như gà bới vách D. Học thầy học bạn vô vạn phong lưu |
Phương pháp giải:
Xác định nghĩa của các câu tục ngữ
Lời giải chi tiết:
Nhận định “Học dốt, đỗ được là do may mắn” phù hợp với câu tục ngữ “Học chẳng hay, thi may thì đỗ”
=> Đáp án: B
Câu 4 (0.5 điểm):
Câu tục ngữ “Học khôn đến chết, học nết nết đền già” khuyên con người điều gì? A. Không ngừng học tập để nâng cao hiểu biết B. Học bình thường, không cần cố gắng C. Người già vẫn phải học D. Người già học khôn, học nết rất nhanh |
Phương pháp giải:
Xác định nội dung của câu tục ngữ
Lời giải chi tiết:
Câu tục ngữ “Học khôn đến chết, học nết nết đền già” khuyên con người không ngừng học tập để nâng cao hiểu biết
=> Đáp án: A
Câu 5 (0.5 điểm):
“Học ăn học nói, học gói học mở” khuyên ta điều gì? A. Điều gì cũng cần phải học B. Học ăn nói trước tiên C. Học gói mở để trở thành người khéo léo D. Không học hỏi sẽ là người vụng về |
Phương pháp giải:
Xác định nội dung của câu tục ngữ
Lời giải chi tiết:
“Học ăn học nói, học gói học mở” khuyên ta điều gì cũng cần phải học
=> Đáp án: A
Câu 6 (0.5 điểm):
Ý nào nói lên ý nghĩa của câu tục ngữ “Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng”? A. Đã học là phải hiểu kỹ B. Biết lơ mơ thì đừng nói C. Nói năng cần chặt chẽ D. Thà không biết còn hơn là biết lơ mơ |
Phương pháp giải:
Xác định nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của câu tục ngữ “Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng” là thà không biết còn hơn là biết lơ mơ
=> Đáp án: D
Câu 7 (0.5 điểm):
Câu tục ngữ nào có ý nghĩa ẩn dụ? A. Học ăn học nói, học gói học mở B. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi C. Học khôn đến chết, học nết đến già D. Dao có mài mới sắc, người có học mới nên |
Phương pháp giải:
Xác định nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ
Lời giải chi tiết:
“Học khôn đến chết, học nết đến già” có ý nghĩa ẩn dụ
=> Đáp án: C
Câu 8 (0.5 điểm):
Kẻ lười biếng không chịu học hành, không chịu lao động là ý nghĩa của câu tục ngữ nào? A. Dao có mài mới sắc, người có học mới nên B. Học chẳng hay cày chẳng biết C. Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng D. Học thầy chẳng tày học bạn |
Phương pháp giải:
Xác định nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ
Lời giải chi tiết:
Kẻ lười biếng không chịu học hành, không chịu lao động là ý nghĩa của câu tục ngữ “Học chẳng hay cày chẳng biết”
=> Đáp án: B
Câu 9 (0.5 điểm):
Câu tục ngữ nào sau đây có lập luận chặt chẽ nhất? A. Học ăn học nói, học gói học mở B. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi C. Học khôn đến chết, học nết đến già D. Dao có mài mới sắc, người có học mới nên |
Phương pháp giải:
Xác định nội dung, kết cấu của câu tục ngữ
Lời giải chi tiết:
Câu tục ngữ “Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi” có lập luận chặt chẽ nhất
=> Đáp án: B
Câu 10 (0.5 điểm):
Xác định vần, ý nghĩa của câu tục ngữ “Học thầy học bạn vô vạn phong lưu”. A. Vần liền. Nên học cả thầy và bạn B. Vần chân. Muốn phong lưu hãy chịu khó học hỏi C. Vần cách. Chịu khó học hỏi ắt giàu có D. Vần liền. Cội nguồn của phong lưu là học tập |
Phương pháp giải:
Xác định vần, ý nghĩa của câu tục ngữ
Lời giải chi tiết:
- Vần cách.
- Ý nghĩa: Chịu khó học hỏi ắt giàu có
=> Đáp án: C
Phần II (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về đức tính trung thực. |
Phương pháp giải:
1. Mở đoạn: Giới thiệu đức tinh trung thực
2. Thân đoạn:
a. Giải thích thế nào là trung thực?
b. Vai trò của trung thực
c. Kết quả của đức tính trung thực
d. Hiện trạng của đức tính trung thực hiện nay
e. Biện pháp khắc phục tình trạng thiếu trung thực
3. Kết đoạn:
- Khẳng định trung thực là một đức tính cần có trong xã hội
- Liên hệ với bản thân về đức tính trung thực, cần phát huy điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu
Lời giải chi tiết:
Dàn ý tham khảo:
1. Mở đoạn: Giới thiệu đức tinh trung thực
2. Thân đoạn:
a. Giải thích thế nào là trung thực?
- Là một đức tính tốt cần có trong xã hội
- Là thật thà, thành thật với bản thân mình, không nói dối, không che giấu những thói xấu
=> Đây là một đức tính tốt đẹp, vốn có của dân tộc Việt Nam, chúng ta cần giữ gìn và phát huy đức tính tốt đẹp này để có cuộc sống tươi đẹp hơn.
b. Vai trò của trung thực
- Trong xã hội: trung thực là một đức tính cần thiết với con người trong xã hội hiện nay, trung thực giúp ta giành được tình cảm của mọi người và dần có chỗ đứng trong xã hội.
- Trong học tập – thi cử: đây là đức tính mà mỗi học sinh cần có, có đức tính này để có hiệu quả học tập tốt nhất. Những thành công bằng chính lực học của mình, góp phần hình thành nhân cách sau này.
=> Mọi hoạt động trong đời, học tập đều cần có đức tính trung thực, chính vì thế đây là một đức tính hết sức quan trọng.
c. Kết quả của đức tính trung thực
- Rất có ích cho bản thân, giúp bạn có ý thức tốt trong học tập, được bạn bè và thầy cô yêu mến.
- Là hành trang vững chắc giúp bạn bước vào đời một cách hữu ích nhất.
- Bạn có thể có những lời khuyên cho bạn bè về đức tính trung thực.
d. Hiện trạng của đức tính trung thực hiện nay
- Trong xã hội hiện nay có rất nhiều biểu hiện tính trung thực
- Trong học tập tính trung thực vẫn còn hiện tượng: tình trạng lừa thầy dối bạn
e. Biện pháp khắc phục tình trạng thiếu trung thực
- Nghĩ đến trung thực là một thước đo đạo đức, chuẩn mực của xã hội
- Nghĩ đến tác động xấu và lợi ích của trung thực
3. Kết đoạn:
- Khẳng định trung thực là một đức tính cần có trong xã hội
- Liên hệ với bản thân về đức tính trung thực, cần phát huy điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu
Câu 2 (5 điểm):
Phân tích nỗi nhớ quê hương của Trần Cư trong văn bản Trưa tha hương. |
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung văn bản và nêu cảm nhận
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Nhà thơ Chế Lan Viên từng thốt lên rằng:
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn
Đó là quy luật muôn đời của trái tim con người, đất là nơi đã lưu giữ một phần đời với bao nhiêu kỉ niệm và ân tình của con người. Và khi ta đi xa ta mới nhận ra những giá trị vô hình, tiềm tàng mà nơi ấy đã mang lại. Tác giả cũng đã nhận ra được một triết lí rất đời thường đó là: Thì ra tôi đã phải đi mất hàng ngàn cây số mới nhận thấy ở giữa gia đình người cái hạnh phúc hàng ngày vẫn có ở chính trong gia đình tôi. Và trong khoảng không gian buổi trưa yên tỉnh ấy giọng một người mẹ ru con lại càng khiến cho tâm hồn người con xa xứ thêm khắc khoải nhớ mong. Hát ru là hình thức diễn xướng quen thuộc của Việt Nam, mang đậm chất quê hương, được truyền từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, là sự ngọt ngào không thể thiếu của tuổi ấu thơ, như ký ức mãi mãi đi theo mỗi người về những khoảnh khắc yên bình nhất trong vòng tay của mẹ.
Từ tiếng võng đu đưa, tới tiếng ru em dịu dàng, mỗi một âm thanh đều mang tính gợi nhớ. Tuổi thơ, chắc hẳn ai đó cũng từng ít nhất một lần được đắm mình trong lời ru ngọt ngào trước khi chìm vào giấc ngủ. Ở giữa xứ người một lần nữa được nghe tiếng ru em từ một người phụ nữ xa lạ tác giả như nghẹn ngào: “Trưa hôm nay, ôm con người, chắc lòng quê xúc động, người ấy cất tiếng hát.”
Cò về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng.
Rồi một lúc lâu lại tiếp tục giọng tha thiết, man mác niềm nhớ tiếc:
Khi đi trúc mới mọc măng.
Khi về trúc đã cao bằng ngọn tre
Tiếng ru ấy đã sưởi ấm trái tim của con người cô đơn nơi viễn xứ. “Tôi bỗng thấy linh hồn bớt cô đơn hơn một chút. Bởi vì ở chốn xa lạ này, bên vách kia còn có một linh hồn cô đơn hơn, lạnh lùng hơn, nhưng âm thầm tăm tối hơn, cho nên tha hương hơn nữa.”
Gọi về cả một xứ Bắc với hình ảnh các cô em gái chiếc khăn mỏ quạ, những đêm trăng thanh trai gái hát trống quân.... Và triết lí tiếp theo, được tác giả chiêm nghiệm đó là: dù có đi quanh thế giới này đi nữa, trong khí Trái đất mang ta, ta cũng mang trong lòng cả một thế giới. Đó phải chăng là thế giới của tâm hồn mỗi người con đất Việt. Dù có ở phương trơi nào tấm lòng cũng luôn hướng về Tổ quốc.
- Đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều - Đề số 7
- Đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều - Đề số 8
- Đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều - Đề số 9
- Đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều - Đề số 10
- Đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều - Đề số 11
>> Xem thêm