Đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều - Đề số 4


Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Quê hương là một tiếng ve / Lời ru của mẹ trưa hè à ơi,

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Quê hương là một tiếng ve,

Lời ru của mẹ trưa hè à ơi,

Dòng sông con nước đầy vơi,

Quê hương là một góc trời tuổi thơ.

(…)

Quê hương là cánh đồng vàng,

Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều.

Quê hương là dáng mẹ yêu,

Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về.

(Nguyễn Đình Huân, Quê hương)

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì?

A. Thơ lục bát

B. Thơ tự do

C. Thơ năm chữ

D. Thơ song thất lục bát

Câu 2. Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

A. Nghị luận

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Miêu tả

Câu 3. Trong 2 câu thơ: Quê hương là dáng mẹ yêu / Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về có các từ nào mang vần?

A. Quê - về

B. Là - lá

C. Yêu - xiêu

D. Mẹ - áo

Câu 4. Trong đoạn thơ trên, tác giả có sử dụng mấy số từ?

A. 1 số từ

B. 2 số từ

C. 3 số từ

D. 4 số từ

Câu 5. Trong đoạn thơ trên, nhà thơ đã so sánh “Quê hương là…” gì?

A. tiếng ve, góc trời tuổi thơ, cánh đồng vàng, dáng mẹ yêu

B. dòng sông, cánh đồng vàng, bóng dáng mẹ yêu, nón lá

C. góc trời tuổi thơ, cánh đồng vàng, dáng mẹ yêu, lúa chín

D. tiếng ve, góc trời tuổi thơ, cánh đồng, áo nâu

Câu 6. Ngôn ngữ, hình ảnh trong đoạn thơ trên có đặc điểm gì?

A. Ngôn ngữ hàm súc, cô đọng; hình ảnh mang tính biểu trưng cao

B. Ngôn ngữ trau chuốt, cô đọng; hình ảnh thơ có sức khái quát cao

C. Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị; hình ảnh thơ trong sáng, gần gũi, giàu sức gợi

D. Ngôn ngữ thơ hàm súc; hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao

Câu 7. Nêu nội dung chính của đoạn thơ và cảm xúc của người viết thể hiện trong đoạn thơ trên.

Câu 8. Bài thơ gửi đến chúng ta bức thông điệp gì? (viết khoảng 3 – 5 câu)

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Tìm những câu tục ngữ trái nghĩa với những câu tục ngữ sau:

STT

Câu tục ngữ

Câu tục ngữ trái nghĩa

1

Người sống hơn đống vàng

 

2

Trông mặt mà bắt hình dong

 

3

Chết trong còn hơn sống đục

 

4

Kiến tha lâu cũng đầy tổ

 

5

Sang song phải bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy

 

6

Giàu vì bạn sang vì vợ

 

7

Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

 

8

Uống nước nhớ nguồn

 

Câu 2. Hãy viết bài văn nêu cảm nghĩ về một người em yêu kính.

Đáp án

Phần I:

Câu 1 (0.25 điểm):

Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì?

A. Thơ lục bát

B. Thơ tự do

C. Thơ năm chữ

D. Thơ song thất lục bát

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc trưng thể loại, chú ý số câu, số tiếng

Lời giải chi tiết:

Bài thơ trên được viết theo thể thơ lục bát

=> Đáp án: A

Câu 2 (0.25 điểm):

Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

A. Nghị luận

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Miêu tả

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thơ

Lời giải chi tiết:

Phương thức biểu đạt chính: tự sự

=> Đáp án: C

Câu 3 (0.25 điểm):

Trong 2 câu thơ: Quê hương là dáng mẹ yêu,/ Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về có các từ nào mang vần?

A. Quê - về

B. Là - lá

C. Yêu - xiêu

D. Mẹ - áo

Phương pháp giải:

Xác định cách gieo vần của 2 câu thơ

Lời giải chi tiết:

Có từ “yêu – xiêu” mang vần

=> Đáp án: C

Câu 4 (0.25 điểm):

Trong đoạn thơ trên, tác giả có sử dụng mấy số từ?

A. 1 số từ

B. 2 số từ

C. 3 số từ

D. 4 số từ

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về số từ

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn thơ trên, tác giả có sử dụng 2 số từ

=> Đáp án: B

Câu 5 (0.25 điểm):

Trong đoạn thơ trên, nhà thơ đã so sánh “Quê hương là…” gì?

A. tiếng ve, góc trời tuổi thơ, cánh đồng vàng, dáng mẹ yêu

B. dòng sông, cánh đồng vàng, bóng dáng mẹ yêu, nón lá

C. góc trời tuổi thơ, cánh đồng vàng, dáng mẹ yêu, lúa chín

D. tiếng ve, góc trời tuổi thơ, cánh đồng, áo nâu

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thơ

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn thơ trên, nhà thơ đã so sánh Quê hương là tiếng ve, góc trời tuổi thơ, cánh đồng vàng, dáng mẹ yêu

=> Đáp án: A

Câu 6 (0.25 điểm):

Ngôn ngữ, hình ảnh trong đoạn thơ trên có đặc điểm gì?

A. Ngôn ngữ hàm súc, cô đọng; hình ảnh mang tính biểu trưng cao

B. Ngôn ngữ trau chuốt, cô đọng; hình ảnh thơ có sức khái quát cao

C. Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị; hình ảnh thơ trong sáng, gần gũi, giàu sức gợi

D. Ngôn ngữ thơ hàm súc; hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao

Phương pháp giải:

Chú ý ngôn ngữ, hình ảnh trong đoạn thơ

Lời giải chi tiết:

Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị; hình ảnh thơ trong sáng, gần gũi, giàu sức gợi

=> Đáp án: C

Câu 7 (0.5 điểm):

Nêu nội dung chính của đoạn thơ và cảm xúc của người viết thể hiện trong đoạn thơ trên.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thơ

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

- Nội dung: Hình ảnh quê hương tươi đẹp, gần gũi, thân thương.

- Cảm xúc của người viết: yêu quê hương, luôn nhớ về quê hương với kí ức đẹp đẽ.

Câu 8 (1.0 điểm):

Bài thơ gửi đến chúng ta bức thông điệp gì? (viết khoảng 3 – 5 câu)

Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ của em, chú ý thông điệp phải giàu ý nghĩa, phù hợp với nội dung mà đoạn thơ đem lại

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

- Mỗi chúng ta cần phải biết trân trọng quê hương, gốc rễ, hướng về cội nguồn của mình. Thiếu đi tình cảm này là một khiếm khuyết trong đời sống tâm hồn, tình cảm khiến con người không được làm người một cách trọn vẹn.

- Biết yêu quê hương và có ý thức giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

- Vai trò của quê hương đối với cuộc đời mỗi con người là vô cùng to lớn, dù đi đâu, làm gì chúng ta cũng luôn nhớ về quê hương với những kí ức đẹp đẽ, thân thương nhất.

Phần II (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

Tìm những câu tục ngữ trái nghĩa với những câu tục ngữ sau:

STT

Câu tục ngữ

Câu tục ngữ trái nghĩa

1

Người sống hơn đống vàng

 

2

Trông mặt mà bắt hình dong

 

3

Chết trong còn hơn sống đục

 

4

Kiến tha lâu cũng đầy tổ

 

5

Sang song phải bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy

 

6

Giàu vì bạn sang vì vợ

 

7

Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

 

8

Uống nước nhớ nguồn

 

 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức được học về tục ngữ

Lời giải chi tiết:

STT

Câu tục ngữ

Câu tục ngữ trái nghĩa

1

Người sống hơn đống vàng

Của trọng hơn người

2

Trông mặt mà bắt hình dong

Nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ sún

3

Chết trong còn hơn sống đục

Một miếng khi đói bằng một gói khi no

4

Kiến tha lâu cũng đầy tổ

 Lắm thầy nhiều ma

5

Sang song phải bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy

Học thầy không tày học bạn

6

Giàu vì bạn sang vì vợ

Tin bọ mất bọ, tin bạn mất vợ nằm co ro một mình

7

Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

Cứu vật vật trả ơn, cứu người người trả oán

8

Uống nước nhớ nguồn

Ăn cháo đá bát

 

Câu 2 (5 điểm):

Hãy viết bài văn nêu cảm nghĩ về một người em yêu kính.

Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ của em

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

    Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.

Lời thơ của Chế Lan Viên luôn vang vọng trong tôi về tấm lòng người mẹ. Và có lẽ, mẹ tôi là người tôi yêu nhất.

Mẹ sinh thành và nuôi nấng tôi khôn lớn, mẹ chăm lo cho tôi từng cái ăn cái mặc, mang đến cho tôi từng giấc ngủ yên bình. Từ thuở ấu thơ, tôi đã hiểu thế nào là tình mẹ. Trong con mắt tôi, mẹ  là người đẹp nhất, trong suy nghĩ của tôi, mẹ là người tốt nhất, mẹ là tâm hồn quê hương, mẹ là bàn tay chở che ấp ủ, mẹ là điểm tựa nâng đỡ cuộc đời tôi.

Giờ tôi đã lớn nhưng vẫn nhớ làu làu những lời hát ru của mẹ. Trong lời ru ấy có cả quê hương, có cánh đồng cò bay thẳng cánh, có cuộc đời lam lũ gian nan, có tình yêu sâu thẳm, và những lời hát động viên, chan chứa ân tình:

Ầu ơi, ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi

Khó đi mẹ dắt con đi

Con đi trường học, mẹ đi trường đời

Cuộc sống của mẹ tuy vất vả nhưng vì hạnh phúc của con, mẹ đã vượt qua tất cả, dù nắng hay mưa. Mẹ vẫn lo lắng cho con, con là nguồn yêu thương luôn lắng đọng trong tâm hồn mẹ. Có thể tôi không hiểu hết sự nhọc nhằn của vì mẹ đã thầm lặng vượt qua. Mẹ luôn mang đến cho tôi những hương vị ngọt ngào, ấm áp, một hương vị rất đặc biệt trong cuộc sống, không phải là hương vị của thức ăn, thức uống, cũng không phải là hương vị của những trang phục đắt tiền. Có lẽ đó là hương vị của gia đình hạnh phúc, hương vị của tình mẫu tử thắm nồng.

Tình cảm thiêng liêng của mẹ đã làm nên chiều sâu trong tâm hồn tôi. Mẹ là vầng thái dương sưởi ấm khi tôi vấp ngã, là vầng trăng dịu dàng xoa những vết đau. Mẹ thật quan trọng đối với cuộc đời tôi. Nghĩ về mẹ, tôi cảm thấy xót xa cho những bạn nhỏ không gia đình, những bạn nhỏ thiếu đi vòng tay yêu thương của mẹ, có lẽ họ phải chịu nhiều bất hạnh trong cuộc đời, tôi thầm mong cho mọi trẻ em đều có mái ấm của gia đình, có bàn tay dắt dìu của mẹ. Thiếu mẹ thì cuộc đời của con người sẽ trở nên đơn điệu, tẻ nhạt. Có mẹ là có tất cả. Càng thấy giá trị vĩnh hằng của người mẹ đối với cuộc đời con, tôi lại càng thấy thấm thía những lời khuyên của mẹ, mẹ dạy tôi những điều hay lẽ phải, mẹ mong tôi học giỏi, thành tài, mẹ thường nói: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Mỗi lời răn dạy của mẹ là bài học làm người mà tôi luôn ghi nhớ. Từng lời dạy bảo của mẹ đã hun đúc nên lối sống của tôi, lời mẹ như mạch nước nguồn trong suốt luôn chảy mãi trong tôi, những lời ấy là hành trang quí báu để tôi vững bước vào đời.


Bình chọn:
4 trên 5 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí