Đề thi học kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 5


Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Bao nhiêu khổ nhọc cam go

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Bao nhiêu khổ nhọc cam go

Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan!

Nhưng chưa một tiếng thở than

Mong cho con khỏe, con ngoan vui rồi

Cha như biển rộng, mây trời

Bao la nghĩa nặng đời đời con mang!

(Ngày của cha – Phan Thanh Tùng)

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ lục bát

B. Thơ song thấy lục bát

C. Thơ tự do

D. Thơ sáu chữ

Câu 2. Chủ đề của đoạn thơ là gì?

A. Tình cảm gia đình

B. Tình yêu quê hương đất nước

C. Tình yêu thiên nhiên

D. Tình phụ tử

Câu 3. Từ “cam go” là từ thuần Việt hay Hán Việt?

A. Thuần Việt

B. Hán Việt

Câu 4. Câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 5. Từ “khổ nhọc, cam go” là từ láy hay từ ghép. Đặt câu với mỗi từ trên.

Câu 6. Hai câu sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nổi bật nào?

Cha như biển rộng, mây trời

Bao la nghĩa nặng đời đời con mang!

Câu 7. Trong hai câu thơ sau đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc gì? Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua hai câu thơ.

Bao nhiêu khổ nhọc cam go

Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan!

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Từ thông điệp của đoạn thơ trên, em hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chia sẻ những tình cảm yêu thương của mình dành cho cha mẹ.

Câu 2. Em hãy viết bài văn nêu cảm nhận về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài.

Đáp án

Phần I:

Câu 1 (0.25 điểm):

Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ lục bát

B. Thơ song thấy lục bát

C. Thơ tự do

D. Thơ sáu chữ

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc trưng thể loại

Lời giải chi tiết:

Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát

=> Đáp án: A

Câu 2 (0.25 điểm):

Chủ đề của đoạn thơ là gì?

A. Tình cảm gia đình

B. Tình yêu quê hương đất nước

C. Tình yêu thiên nhiên

D. Tình phụ tử

Phương pháp giải:

Từ nội dung rút ra chủ đề của đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Chủ đề: tình phụ tử

=> Đáp án: D

Câu 3 (0.25 điểm):

Từ “cam go” là từ thuần Việt hay Hán Việt?

A. Thuần Việt

B. Hán Việt

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về từ thuần Việt, từ Hán Việt

Lời giải chi tiết:

Từ “cam go” là từ Hán Việt

=> Đáp án: B

Câu 4 (0.25 điểm):

Câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức biện pháp so sánh

Lời giải chi tiết:

Đúng

=> Đáp án: A

Câu 5 (0.5 điểm):

Từ “khổ nhọc, cam go” là từ láy hay từ ghép. Đặt câu với mỗi từ trên.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về từ láy, từ ghép

Lời giải chi tiết:

- Từ “khổ nhọc, cam go” là từ ghép.

- Đặt câu:

+ Công việc của mẹ tôi rất khổ nhọc, nhưng mẹ vẫn luôn cố gắng vì gia đình

+ Làm mẹ là một hành trình đầy cam go và thú vị

Câu 6 (0.5 điểm):

Hai câu sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nổi bật nào?

Cha như biển rộng, mây trời

Bao la nghĩa nặng đời đời con mang!

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về các biện pháp tu từ đã được học

Lời giải chi tiết:

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh

Câu 7 (1.0 điểm):

Trong hai câu thơ sau đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc gì? Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua hai câu thơ.

Bao nhiêu khổ nhọc cam go

Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan!

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về các biện pháp tu từ đã được học

Lời giải chi tiết:

Hai câu thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt kê và ẩn dụ:

- Liệt kê những khổ nhọc, cam go mà người cha đã hy sinh cho con cả cuộc đời

- Hình ảnh Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan mang ý nghĩa ẩn dụ: người cha muốn dành tình yêu thương hết cho con, nhận về mình cả hành trình gian nan vất vả để con được sống thật tốt. Không quản một nắng hai sương, không quản ngày đêm, người cha vĩ đại ấy luôn chăm chút cho đứa con yêu.

Từ việc sử dụng nghệ thuật đặc sắc trên, nhà thơ đã khắc họa nên một bức tượng đài bất từ về hình ảnh người cha trong trái tim mỗi người con. Từ đó cần có thái độ sống đúng đắn để không phụ lòng cha.

Phần II (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

Từ thông điệp của đoạn thơ trên, em hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chia sẻ những tình cảm yêu thương của mình dành cho cha mẹ.

Phương pháp giải:

- Mở đoạn: dẫn dắt vấn đề

- Thân đoạn:

+ Vai trò của cha mẹ đối với mỗi người

+ Tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ dành cho con (dẫn chứng)

+ Trách nhiệm và bổn phận của con đối với cha mẹ (học tập tốt, rèn luyện tốt, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ cha mẹ,…)

+ Lên án những người có thái độ chưa tốt với cha mẹ

- Kết đoạn: Khẳng định vai trò của cha mẹ và bổn phận của con cái

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha

Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ

Mây trời lồng lộng không kể hết công cha.

Có lẽ không có ca từ nào có thể diễn tả hết được công lao trời biển của cha mẹ. Nếu như cha sẽ là cánh chim chắp cánh cho ta bay cao, khám phá chân trời mới thì mẹ lại là cành hoa thơm ngát để ta cài lên ngực. Cha là bờ vai vững chắc cho ta tựa vào thì mẹ như vầng thái dương của riêng em, chiếu rọi những tia nắng ấm áp, chan hòa, soi sáng cho con đường em đi. Biết bao vất vả ngoài kia cha mẹ chắn hết, chắt chiu từng giọt sướng vui, đong đầy thành bể mà nuôi em khôn lớn. Những hi sinh vô điều kiện ấy, đã làm cho tâm hồn em luôn tràn ngập những yêu thương, kính mến dành cho cha mẹ mình. Vì vậy, em lại càng yêu thương cha mẹ hơn. Mỗi ngày, em đều cố gắng học tập thật tốt, rèn luyện để trở thành người có ích và dành thời gian giúp cha mẹ những việc nhỏ trong nhà. để cha mẹ có thêm những khoảng thời gian nghỉ ngơi. Em luôn mong cha mẹ sẽ mãi mạnh khỏe, vui vẻ và mãi ở bên cạnh em như bây giờ. Qua đây, em cũng muốn nhắn nhủ với những ai đang thờ ơ, vô tâm, không làm tròn chữ hiếu với cha mẹ rằng: hãy tỉnh ngộ nhìn lại chính mình vì cha mẹ không ở đời với ta; đừng làm đau lòng cha mẹ để đến lúc ân hận thì đã muộn.

Câu 2 (5 điểm):

Em hãy viết bài văn nêu cảm nhận về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài.

Phương pháp giải:

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật

2. Thân bài: Cảm nhận về nhân vật Dế Mèn

- Cảm nhận về vẻ đẹp của Dế Mèn

- Cảm nhận về tính cách của Dế Mèn

- Bài học dành cho Dế Mèn

3. Kết bài: Đánh giá về nhân vật Dế Mèn và ý nghĩa đối với người đọc

Lời giải chi tiết:

Dàn ý tham khảo:

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật

- Nhà văn Tô Hoài là một gương mặt nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, ông đóng góp cho nền văn học nước nhà rất nhiều những tác phẩm hay và có giá trị. Nổi bật lên hẳn trong quá trình sáng tác của ông đó chính là tập truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”.

- Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” là phần đùa của truyện, là những nét phác thảo khái quát về nhân vật chính – nhân vật Dế Mèn, đem đến những cảm nhận thú vị về bài học đầu tiên mà cậu ta nhận dược trên đường đời.

2. Thân bài: Cảm nhận về nhân vật Dế Mèn

- Cảm nhận về vẻ đẹp của Dế Mèn

+ Trước hết Dế Mèn là một chú dế trưởng thành khỏe mạnh, cường tráng, “tay chân nở nang, thân hình vạm vỡ, đôi càng mẫm bóng, đối cánh chắc khỏe” và để có được một thân hình và sức khỏe như vậy là nhờ chú “ăn uống điều độ và luôn luôn cố gắng rèn luyện thân thể”.

+ Ở Dế Mèn có một đức tính đáng được khen ngợi, đó chính là cuộc sống tự lập. Ngay khi được mẹ cho ra ở riêng thì Dế Mèn vốn vẫn rất tự tin vào bản thân mình, tin rằng mình có thể tự mình sống tốt. Chú đã đào cía hang vốn rất nông của mình thành một ngôi nhà rộng rãi, có đầy đủ phòng trước, phòng sau, phòng trên, phòng dưới. Đây vừa là nơi nghỉ ngơi, nhưng cũng đồng thời là nơi trú ẩn mỗi khi gặp nguy hiểm.

- Cảm nhận về tính cách của Dế Mèn:

+ Dế Mèn là chú dế mới lớn xốc nổi, kiêu căng, ngạo mạn. Biết mình có vẻ đẹp cường tráng, có những cái ưu điểm lợi hại cậu thường thử sức hay đúng hơn là khoe sự lại hại đó bằng việc đạp gãy cỏ trong vùng. Rồi để khoe cặp rau và đôi cánh, cậu chọn cách đi đứng dún dẩy cho ra vẻ…

+ Dế Mèn là chú dế ích kỷ, vô tâm, vô cảm với đồng loại. Thấy người bạn hàng xóm của mình trông gầy gò và ốm yếu. Dế Mèn không những không đồng cảm, mà còn chế giễu bạn của mình. Rồi khi Dế Choắt nhờ vả Dế Mèn, nó hếch răng lên, xì hơi một cái rõ dài đầy ngông nghênh và không coi ai ra gì. Không những vậy, Dế Mèn còn quắc mắt, mắng Dế Choắt, thể hiện rất rõ giọng điệu khinh rẻ, nhạo báng Dế Mèn: “Chú mày sinh sống quá cẩu thẩ”, “chú mày có lớn mà chẳng có khôn”, “im cái điệu khóc mưa dầm sùi sụt ấy đi”, …

- Bài học dành cho Dế Mèn:

+ Dế Mèn ngông cuồng đi trêu chị Cốc, người có sức mạnh hơn mình rất nhiều, đây vừa là sự vô phép không biết trên dưới, chú trên chị Cốc mà nhát gan chui vào hang ẩn náu, và Dế Choắt đã là người nhận hình phạt thay cho Dế Mèn. Chỉ vì trò đùa lố lăng và sự vô trách nhiệm của Dế Mèn mà Dế Choắt đã phải đánh đổi bằng chính mạng sống của mình.

+ Chôn Dế Choắt xong xuôi tại một bãi cỏ, Dế Mèn đã đứng trước mộ hàng giờ trong nỗi đau đớn, xót xa và ân hận day dứt khôn nguôi, tự kiểm điểm những lỗi lầm của mình. Dế Mèn tự trách bản thân đã gây ra cái chết cho Choắt. Và nhận ra mình phải chịu trách nhiệm về cái chết đó. Dế Mèn tự hứa với bản thân phải sống chan hòa, tôn trọng mọi người xung quanh để không phụ sự kỳ vọng của Dế Choắt.

+ Dù sao, cậu cũng đã nhận ra lỗi lầm, ăn năn, ân hận vì những lỗi lầm đó và hơn hết cậu nhận ra “bài học đường đời đầu tiên” dù không phải là sớm, dù phải trả giá bằng mạng sống của Dế Choắt.

3. Kết bài: Đánh giá về nhân vật Dế Mèn và ý nghĩa đối với người đọc

Qua nhân vật Dế Mèn, ta bắt gặp hình ảnh con người nhiều nhiệt huyết, giàu sức trẻ nhưng cũng dễ vấp váp, sai lầm. Và điều quan trọng hơn, con người cần sống khiêm tốn, biết chia sẻ và yêu thương những người xung quanh, phải biết nhận ra và sửa chữa những sai lầm mình mắc phải.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí