Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 12


Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

I. Đọc hiểu (6đ)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

BUỔI ĐẦU TIÊN HỌC TRƯỜNG YÊN PHỤ

Tôi chỉ có tội ham chơi chứ học không đến nỗi dốt lắm, vì cha tôi dạy tôi chữ Nho rồi chữ Quốc ngữ chung với vài đứa em họ tôi và con một người bạn của mẹ tôi. Chúng đều hơn tôi hai, ba tuổi mà học kém tôi.

Học như vậy được khoảng hai năm, rồi cha tôi nhờ một thầy kí có bằng Tiểu học Pháp Việt dạy vần Tây cho tôi. Đầu năm Canh Thân (1920), cha tôi xin cho tôi được vào học lớp dự bị Trường Yên Phụ. Lúc đó, vào giữa năm học, chắc tôi không được chính thức ghi tên vô sổ.

Buổi học đầu tiên của tôi nhằm ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ (một xa xỉ phẩm thời đó) rồi khăn áo chỉnh tề, thuê một chiếc xe kéo bánh sắt (chưa có bánh cao su) để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ, cách nhà tôi hai cây số, dắt tôi lại chào thầy Hà Ngọc Chử, gởi gắm tôi với thầy. Ngày nay, đọc lại hai trang đầu bài tựa cuốn Thế hệ ngày mai, trong đó, tôi chép lại một buổi học đầu tiên của tôi và buổi học đầu tiên của con tôi ngoài hai chục năm sau vẫn còn bùi ngùi: tình cha tôi đối với tôi, và tình vợ chồng tôi đối với con tôi, sự săn sóc của chúng tôi đối với con y như nhau, hai thế hệ một tấm lòng, một tinh thần.

Tôi còn thấy rõ nét mặt của cha tôi, của thầy Chử, cảnh sân trường, cảnh lớp học, tưởng đâu như việc mới xảy ra tháng trước, thế mà đã sáu chục năm qua rồi. Bài Tựa đó đã làm cảm động nhiều độc giả, có người định lựa cho vào một tập Văn tuyển.

Hôm đó, cả sáng lẫn chiều, cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về. Nhưng chỉ ngày hôm sau, cha tôi kiếm được một bạn học cùng lớp với tôi, lớn hơn tôi một, hai tuổi, nhà ở Hàng Mắm gần nhà tôi, và nhờ em đó hễ đi học thì rẽ vào nhà tôi, đón tôi cùng đi. Từ đó, người khỏi phải đưa tôi nữa, và mỗi ngày tôi với bạn đi đi về về bốn lượt, từ nhà tôi tới trường, từ trường về nhà. Mùa hè để tránh nắng, chúng tôi theo bờ đê Nhị Hà, qua phố Hàng Nâu, Ô Quan Chưởng gần cầu Đu-me (Doumer) (cầu Long Biên), bến Nứa để hưởng hương thơm ngào ngạt của vài cây đuôi chồn (loại lilas) ở khỏi dốc Hàng Than, lá mùa xuân xanh như ngọc thạch, mùa đông đỏ như lá bàng. Mùa đông để tránh gió bấc từ sông thổi vào, chúng tôi theo con đường ở phía trong, xa hơn, qua phố Hàng Đường, Hàng Than, sau nhà máy nước, nhà máy thuốc lá. Có lẽ, nhờ đi bộ như vậy, mỗi ngày tám cây số, luôn năm, sáu năm trời nên thân thể cứng cáp, mặc dầu thiếu ăn thiếu mặc.

(Theo Nguyễn Hiến Lê)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Nội dung chính của văn bản trên được thể hiện rõ ở phần nào?

A. Câu mở đầu văn bản.

B. Câu cuối văn bản.

C. Tiêu đề (nhan đề) của văn bản.

D. Câu mở đầu các đoạn văn.

Câu 2. Dòng nào chứa cảm xúc của người viết:

A. Buổi học đầu tiên của chúng tôi nhằm ngày 7 tháng Giêng Âm lịch.

B. Lúc đó vào giữa năm học, chắc tôi không được ghi tên chính thức vào sổ.

C…. thế mà đã sáu chục năm qua rồi!

D. … cha tôi tới đón tôi ở trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về.

Câu 3. Câu nào sau đây khái quát đúng ý nghĩa của văn bản trên?

A. Sự quan tâm của người cha tới việc học hành của con cái là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên.

B. Sự quan tâm của bạn bè cùng thế hệ là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên.

C. Sự quan tâm của thầy cô giáo với học trò là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên.

D. Sự quan tâm của nhà trường đối với học trò là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên.

Câu 4. Câu “Lúc đó, vào giữa năm học, chắc tôi không được chính thức ghi tên vô sổ”, có mấy trạng ngữ?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

II. Làm văn

Câu 1. Khi miêu tả màu vàng của hoa cải, tác giả Phạm Đức đã viết:

“...Màu vàng ánh nắng cô đúc lại, như vô vàn cánh bướm bé xíu đậu chấp chới khắp cành. Màu vàng ấy là tiếng nói của đất vườn, là lấp lánh những giọt mồ hôi của biết bao tháng ngày đọng lại.”

Dựa vào đoạn văn trên, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a. Giải thích nghĩa của từ “đọng” trong câu văn: “Màu vàng ấy là tiếng nói của đất vườn, là lấp lánh những giọt mồ hôi của biết bao tháng ngày đọng lại.”

b. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tác giả Phạm Đức đã sử dụng trong câu văn thứ nhất.

Câu 2. Nêu suy nghĩ của em về vấn nạn bạo lực học đường

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án

Đáp án

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1

(0.25đ)

Câu 2 (0.25đ)

Câu 3

(0.25đ)

Câu 4

(0.25đ)

C

C

A

B

 

Câu 1. Nội dung chính của văn bản trên được thể hiện rõ ở phần nào?

A. Câu mở đầu văn bản.

B. Câu cuối văn bản.

C. Tiêu đề (nhan đề) của văn bản.

D. Câu mở đầu các đoạn văn.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Nội dung chính của văn bản trên được thể hiện rõ ở phần: Tiêu đề (nhan đề) của văn bản

→ Đáp án: C

Câu 2. Dòng nào chứa cảm xúc của người viết:

A. Buổi học đầu tiên của chúng tôi nhằm ngày 7 tháng Giêng Âm lịch.

B. Lúc đó vào giữa năm học, chắc tôi không được ghi tên chính thức vào sổ.

C…. thế mà đã sáu chục năm qua rồi!

D. … cha tôi tới đón tôi ở trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về.

Phương pháp:

Đọc kĩ các đáp án

Lời giải chi tiết:

Dòng chứa cảm xúc của người viết: …. thế mà đã sáu chục năm qua rồi!

→ Đáp án: C

Câu 3. Câu nào sau đây khái quát đúng ý nghĩa của văn bản trên?

A. Sự quan tâm của người cha tới việc học hành của con cái là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên.

B. Sự quan tâm của bạn bè cùng thế hệ là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên.

C. Sự quan tâm của thầy cô giáo với học trò là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên.

D. Sự quan tâm của nhà trường đối với học trò là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Rút ra nội dung từ đó khái quát ý nghĩa

Lời giải chi tiết:

Câu khái quát đúng ý nghĩa của văn bản trên: Sự quan tâm của người cha tới việc học hành của con cái là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên

→ Đáp án: A

Câu 4. Câu “Lúc đó, vào giữa năm học, chắc tôi không được chính thức ghi tên vô sổ”, có mấy trạng ngữ?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Phương pháp:

Nhớ lại kiến thức về trạng ngữ

Lời giải chi tiết:

Câu “Lúc đó, vào giữa năm học, chắc tôi không được chính thức ghi tên vô sổ”, có 2 trạng ngữ: lúc đó, vào giữa năm học

→ Đáp án: B

II. Làm văn

Câu 1. Khi miêu tả màu vàng của hoa cải, tác giả Phạm Đức đã viết:

“...Màu vàng ánh nắng cô đúc lại, như vô vàn cánh bướm bé xíu đậu chấp chới khắp cành. Màu vàng ấy là tiếng nói của đất vườn, là lấp lánh những giọt mồ hôi của biết bao tháng ngày đọng lại.”

Dựa vào đoạn văn trên, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a. Giải thích nghĩa của từ “đọng” trong câu văn: “Màu vàng ấy là tiếng nói của đất vườn, là lấp lánh những giọt mồ hôi của biết bao tháng ngày đọng lại.”

b. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tác giả Phạm Đức đã sử dụng trong câu văn thứ nhất.

Phương pháp:

a. Tra cứu nghĩa của từ “đọng”

Áp dụng vào câu văn

b. Đọc kĩ câu văn thứ nhất

Nhớ lại kiến thức về biện pháp nghệ thuật

Lời giải chi tiết:

a. Giải thích nghĩa của từ “đọng”: chỉ sự kết tinh, lưu lại những nỗi vất vả, khó nhọc, kết tinh những gì tinh túy nhất của sức sống mà thiên nhiên ban tặng.

b. So sánh.

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Câu 2. Nêu suy nghĩ của em về vấn nạn bạo lực học đường

Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập văn bản.

Lời giải chi tiết:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không

mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

1. Mở bài: Nạn bạo lực học đường đang là một trong những vấn đề nóng bỏng, thu hút được sự quan tâm của

cộng đồng trong thời gian gần đây.

2. Thân bài

- Bạo lực học đường là việc gây tổn hại giữa các học sinh; sinh viên giữa giáo viên và học sinh trong môi

trường học tập. Bạo lực học đường xảy ra dưới nhiều hình thức: lăng mạ; xúc phạm; cố ý gây thương tích; chế

giễu;…

- Thực trạng

+ Vấn đề bạo lực học đường đang là vấn đề báo động, cấp thiết trong môi trường giáo dục.

+ Nạn bạo lực học đường xảy ra nhiều ở nữ sinh. Độ tuổi chủ yếu là từ 15-18 tuổi.

+ Mâu thuẫn phát sinh chỉ vì những xích mích nhỏ.

- Hậu quả: Bạo lực học đường để lại nhiều hậu quả nguy hiểm, khôn lường:

+ Suy đồi đạo đức; nhân cách cá nhân.

+ Gây thiệt hại về sức khỏe thậm chí là tính mạng con người.

+ Gây tổn hại đến nhân phẩm; danh dự con người.

5

+ Gây mất trật tự an toàn an ninh xã hội

………..

- Nguyên nhân:

+ Tâm sinh lý mới lớn: thích thể hiện; bồng bột; thiếu suy nghĩ.

+ Sự quản lý lỏng lẻo từ phía nhà trường.

+ Gia đình chưa quan tâm sát sao.

+ Cá nhân chưa định hướng đúng.

+ Bị kẻ xấu lôi kéo dụ dỗ.

- Giải pháp

+ Bản thân cá nhân: xác định đúng đắn mục tiêu học tập, đến trường.

+ Gia đình nhà trường nên chú ý quan tâm sát sao hơn; nắm bắt và giải quyết kịp thời tâm sinh lý các em.

+ ….

3. Kết bài

- Nạn bạo lực học đường là một vấn nạn tiêu cực.

- Chúng ta hãy cùng nhau chung tay để đẩy lùi vấn nạn đáng sợ này, trở cho con trẻ một môi trường giáo dục

lành mạnh và phát triển

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí