

Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 4 KNTT - Đề số 5>
Hoa tóc tiên Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương sông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rức rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.
Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 4 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Đề bài
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Đường đi Sa Pa” (trang 106) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà kỳ diệu” của thiên nhiên?
II. Đọc thầm văn bản sau:
Hoa tóc tiên
Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương sông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rức rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.
Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng hoa tóc tiên đua nhau nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương, muốn ăn ngay.
Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có nước mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.
Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.
Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình...
(Theo Băng Sơn)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Mảnh vườn của thầy giáo trồng những loại cây gì?
A. Xương xông, lá lốt, bạc hà, hoa hồng, tóc tiên.
B. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, hoa hồng, tóc tiên.
C. Lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên.
D. Xương xông, lá lốt, kinh giới, ớt, bạc hà.
Câu 2. Mùi thơm của hoa tóc tiên được so sánh với gì?
A. Mùi thơm mát của sương đêm
B. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương
C. Mùi thơm của một loại bánh
D. Hương thơm thoảng nhẹ và ngon lành
Câu 3. Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả đã liên tưởng đến những điều gì?
A. Tưởng như vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc.
B. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên.
C. Tưởng như nếp sống của thầy.
D. Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo.
Câu 4. Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo tác giả quan sát bằng những giác quan nào?
A.Thị giác, khứu giác
B.Thị giác, xúc giác
C.Khứu giác, vị giác
D. Thị giác, vị giác
Câu 5. Theo em, nội dung chính của bài văn là gì?
Câu 6. Chủ ngữ trong câu: "Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông." là gì?
A. Thầy giáo
B. Thầy giáo dạy cấp một
C. Thầy giáo dạy cấp một của tôi
D. Có một khoảnh vườn tí tẹo
Câu 7. Em hãy xác định các thành phần câu của các câu sau:
a. Cuối tuần trước, Lan được đi du lịch Bắc Kinh cùng bố mẹ.
b. Để đạt thành tích học sinh giỏi, Tuấn luôn chăm chỉ học bài mỗi ngày.
Câu 8. Trạng ngữ có trong câu: “Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen”?
A. Trạng ngữ chỉ thời gian
B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
D. Trạng ngữ chỉ mục đích
Câu 9. Em hãy cho biết tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:
“Quê hương” là một bài thơ hay của tác giả Đỗ Trung Quân.
Câu 10. Chuyển câu kể sau thành câu cảm:
Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết.
B. Kiểm tra viết
Đề bài: Viết bài văn miêu tả một cây hoa mà em thấy ở trường.
-------- Hết --------
Lời giải
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM
1. B |
2. B |
3. D |
4. A |
6. C |
8. A |
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
II. Đọc thầm văn bản sau:
Câu 1. Mảnh vườn của thầy giáo trồng những loại cây gì?
A. Xương xông, lá lốt, bạc hà, hoa hồng, tóc tiên.
B. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, hoa hồng, tóc tiên.
C. Lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên.
D. Xương xông, lá lốt, kinh giới, ớt, bạc hà.
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn thứ nhất để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Mảnh vườn của thầy giáo trồng những loại cây: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, hoa hồng, tóc tiên.
Đáp án B.
Câu 2. Mùi thơm của hoa tóc tiên được so sánh với gì?
A. Mùi thơm mát của sương đêm
B. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương
C. Mùi thơm của một loại bánh
D. Hương thơm thoảng nhẹ và ngon lành
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn thứ hai để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Mùi thơm của hoa tóc tiên được so sánh với mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương.
Đáp án B.
Câu 3. Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả đã liên tưởng đến những điều gì?
A. Tưởng như vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc.
B. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên.
C. Tưởng như nếp sống của thầy.
D. Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo.
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn thứ ba để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả đã liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo.
Đáp án D.
Câu 4. Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo tác giả quan sát bằng những giác quan nào?
A.Thị giác, khứu giác
B.Thị giác, xúc giác
C.Khứu giác, vị giác
D. Thị giác, vị giác
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn thứ sáu để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo tác giả quan sát bằng thị giác, khứu giác.
Đáp án A.
Câu 5. Theo em, nội dung chính của bài văn là gì?
Phương pháp giải:
Qua hình ảnh hoa tóc tiên và người thầy của tác giả em hãy rút ra nội dung chính của bài đọc.
Lời giải chi tiết:
Theo em, nội dung chính của bài văn là ca ngợi vẻ đẹp tinh khiết của loài hoa tóc tiên và nếp sống trong sáng, giản dị của thầy giáo cũ.
Câu 6. Chủ ngữ trong câu: "Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông." là gì?
A. Thầy giáo
B. Thầy giáo dạy cấp một
C. Thầy giáo dạy cấp một của tôi
D. Có một khoảnh vườn tí tẹo
Phương pháp giải:
Em đặt câu hỏi tìm bộ phận chủ ngữ.
Lời giải chi tiết:
Chủ ngữ trong câu là “ Thầy giáo dạy cấp một của tôi”.
Đáp án C.
Câu 7. Em hãy xác định các thành phần câu của các câu sau:
a. Cuối tuần trước, Lan được đi du lịch Bắc Kinh cùng bố mẹ.
b. Để đạt thành tích học sinh giỏi, Tuấn luôn chăm chỉ học bài mỗi ngày.
Phương pháp giải:
Em nhớ lại cách xác định thành phần câu.
Lời giải chi tiết:
a. Cuối tuần trước (TN), Lan (CN) / được đi du lịch Bắc Kinh cùng bố mẹ (VN).
b. Để đạt thành tích học sinh giỏi (TN), Tuấn (CN) / luôn chăm chỉ học bài mỗi ngày (VN).
Câu 8. Trạng ngữ có trong câu: “Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen”?
A. Trạng ngữ chỉ thời gian
B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
D. Trạng ngữ chỉ mục đích
Phương pháp giải:
Em xác định nội dung của trạng ngữ.
Lời giải chi tiết:
Trạng ngữ trong câu là “Sáng sáng” chỉ thời gian.
Đáp án A.
Câu 9. Em hãy cho biết tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:
“Quê hương” là một bài thơ hay của tác giả Đỗ Trung Quân.
Phương pháp giải:
Em nhớ lại về dấu ngoặc kép.
Lời giải chi tiết:
Tác dụng của dấu ngoặc kép đánh dấu tên tác phẩm, tài liệu.
Câu 10. Chuyển câu kể sau thành câu cảm:
Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết.
Phương pháp giải:
Em thêm các từ ngữ thể hiện cảm xúc và dấu chấm than để chuyển thành câu cảm.
Lời giải chi tiết:
Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết quá!
Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết thật!
B. Kiểm tra viết
Phương pháp giải:
Em xác định đối tượng của đề bài rồi lập dàn ý.
Dựa vào dàn ý để viết bài văn hoàn chỉnh.
Lời giải chi tiết:
Dàn ý:
1. Mở bài: Giới thiệu về cây hoa mà em muốn miêu tả:
- Cây hoa đó thuộc loài hoa gì? Được trồng ở đâu? Do ai trồng?
-cEm miêu tả cây hoa đó vào thời điểm nào?
2. Thân bài: Miêu tả các đặc điểm nổi bật của cây hoa đó:
- Cây hoa đó cao bao nhiêu cm? Gốc cây có đặc điểm như thế nào?
- Cây có thân chính không? Nếu có thì thân cây có kích thước, đặc điểm như thế nào? Nếu không có thì lá, hoa của cây mọc ra từ gốc cây như thế nào?
- Cây có cành, nhánh không? Nếu có thì chúng có đặc điểm như thế nào?
- Lá của cây hoa có hình dáng, kích thước và màu sắc ra sao? Chúng có nét đặc trưng giúp nhận biết cây hoa này từ khi nó chưa ra hoa không?
- Hoa của cây nở vào thời điểm nào trong năm? (hay nở quanh năm)
- Hoa sẽ mọc thành chùm hay đơn lẻ từng bông riêng?
- Khi còn là nụ thì hoa có kích thước, hình dáng, màu sắc như thế nào? Có dễ nhìn thấy không?
- Mất bao lâu để nụ hoa hoàn toàn nở? Lúc đó bông hoa có kích thước như thế nào?
- Những cánh hoa có kích thước và màu sắc ra sao? Chúng xếp thành tầng lớp như thế nào?
- Mùi hương của bông hoa đó có đặc điểm gì? Em có yêu thích không?
- Những bông hoa đó có nở lâu không? Em thường ngắm hoa trực tiếp trên cây hay cắt mang về cắm vào bình hoa?
3. Kết bài:
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em dành cho cây hoa đó.
- Em đã làm gì để thể hiện tình cảm của mình với cây hoa đó?
Bài tham khảo 1:
Trường em có một khu vườn nhỏ ở trước thư viện. Đó là một khu vườn hình tròn trồng rất nhiều những cây hoa hồng nhung.
Các cây hoa hồng nhung được trồng thẳng hàng với nhau. Các gốc cây chỉ to như ngón tay cái, phủ đầy gai nhọn. Từ gốc, mọc lên các cành nhỏ hơn, hướng thẳng lên trời. Hằng ngày, bác bảo vệ đều tỉa lại vườn hoa, nên các cành đều đảm bảo mọc thẳng, và đều chỉ cao đến khoảng 1m mà thôi. Phần thân hồng càng gần ngọn sẽ nhỏ lại và có màu xanh nhạt hơn. Đồng thời gai ở vị trí này cũng nhỏ và mềm hơn gai ở dưới gốc. Lá hoa hồng không quá lớn, hơi mỏng, có gai ở hai bên mép lá. Lúc nhỏ lá có màu đỏ tía, chờ lớn lên thì chuyển sang xanh sẫm. Trên cùng của các cành hồng, chính là hoa. Hoa hồng nở thành chùm, thường từ ba đến năm bông. Các bông hoa ở một nhánh như vậy sẽ nở lần lượt từ bông ở vị trí cao nhất. Khi còn là nụ, hoa hồng lớn như hạt trân châu, chờ khi nở thì có thể lớn như cái bánh dày. Hoa hồng nhung có cánh hoa dày, mềm mịn và đỏ sẫm như rượu vang. Hương hoa thơm ngát, lan xa, nên ai đi qua vườn cũng phải nán lại để ngắm nghía.
Em rất thích vườn hoa hồng của trường. Nên sáng sáng khi đi học, đều sẽ ghé qua vườn để thăm những cây hoa xinh xắn ấy.
Bài tham khảo 2:
Nơi góc sân trường mỗi mùa hè đổ lửa, nổi bật lên sắc đỏ như lửa cả một khoảng trời là sắc màu của cây phượng. Cây phượng đã có từ lâu lắm rồi. Từ ngày em vào trường, cây phượng đã đứng sừng sững ở đó, chứng kiến năm tháng học trò của em.
Thân cây khá lớn, vừa một vòng tay ôm của em. Vỏ cây màu nâu nhạt, nhẵn bóng. Khác với những cây cổ thụ khác, rễ cây phượng không nổi lên mặt đất, mà nó chìm sâu xuống đất mẹ, hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cành cây khẳng khiu, như cánh tay người, xòe ra bốn phía. Lá phượng là loại lá kép, nhỏ như lá me, mọc thành từng phiến lá, màu xanh nhạt. Nhìn từ xa, những phiến lá đó rung rinh trong gió như đuôi con chim phượng. Có lẽ vì lẽ đó, nên cây mới có tên là cây phượng. Mùa xuân, phượng xòe tán lá xanh rờn mát rượi. Hè sang, phượng trổ những nụ hoa nhỏ xinh bằng đầu ngón tay, màu xanh non. Rồi những nụ hoa ấy bật nở ra những cánh hoa đỏ thắm. Hoa phượng có năm cánh, bốn cánh đỏ tươi, một cánh màu trắng có những tia đỏ. Nhị hoa vươn dài, đầu có túi phấn.
Bọn em thường hay lấy những nhụy hoa ấy chơi chọi gà rồi cười vang một góc sân trường. Từng bông hoa kết lại thành chùm, khắp các cành cây chi chít những chùm hoa đỏ, nhìn từ xa, cả cây phượng như một ngọn đuốc bốc cháy rừng rực. Hết mùa hoa, phượng kết quả. Những quả phượng thon dài, đẹp như những chiếc lược giữa trời. Đông sang, lá cây rụng hết, trơ lại cành cây khẳng khiu đợi mùa xuân đâm chồi nảy lộc.
Mỗi giờ ra chơi, chúng em thường ra gốc cây phượng, nhặt những cánh hoa rơi đầy dưới gốc, đem về ép thành cánh bướm trong vở. Cánh bướm đỏ rực mang theo bao mơ ước học trò. Em rất yêu quý cây phượng. Em sẽ chăm chỉ tưới nước để cây luôn xanh tốt.


- Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 4 KNTT - Đề số 6
- Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 4 - Đề số 4
- Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 4 - Đề số 3
- Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 4 - Đề số 2
- Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 4 - Đề số 1
>> Xem thêm