Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 4 - Đề số 3


Bố tôi xin được con chó nhỏ về nuôi. Con chó khá xinh, lông vàng, cổ khoang trắng. Nhưng tôi chẳng bận tâm đến nó vì còn mải mê bắt châu chấu, nuôi sáo, đá bóng, chọi gà… Câu chuyện tập trung kể về những nhân vật nào? Vì sao người anh không bận tâm đến con chó nhỏ? Chi tiết nào cho thấy Liên coi Vàng như người thân trong nhà? Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: Dòng nào dưới đây nêu đúng 5 từ ngữ tả sự đau đớn của con Vàng?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

A. ĐỌC HIỂU

Con Vàng

           Bố tôi xin được con chó nhỏ về nuôi. Con chó khá xinh, lông vàng, cổ khoang trắng. Nhưng tôi chẳng bận tâm đến nó vì còn mải mê bắt châu chấu, nuôi sáo, đá bóng, chọi gà…

           Cái Liên em tôi thì khác. Nó đặt tên cho con chó là Vàng và chăm sóc, chiều chuộng hết mực. Đi học về, vừa thấy Vàng vẫy đuôi chạy ra, Liên vồn vã :

           - Ôi, em Vàng của chị ! Ở nhà có ai bắt nạt em không ?

           Rồi Liên bế thốc Vàng lên để vuốt ve, vào bếp kiếm ngay cơm cho Vàng ăn.

           Một hôm, thấy con Vàng đang rượt đuổi chú sáo mỏ vàng cực đẹp của tôi, thuận chân, tôi đá Vàng một cú mạnh như sút bóng. Con chó bay ra sân, rơi huỵch xuống đất, kêu oăng oẳng một lúc rồi nằm rên ư ử.

           Liên đi học về, thấy con Vàng cá nhắc, bèn làm toáng lên. Nhưng tôi chối bay chối biến. Liên đành kiếm dầu xoa bóp cho Vàng. Hôm sau, Liên nấu cả cháo thịt mà Vàng cũng chỉ liếm được lưng thìa rồi nằm thở dốc, thỉng thoảng lại co giật, nước mắt tràn ra.

           Chiều ngày thứ ba, tôi vừa về đến nhà thấy Liên ngồi bệt trước cửa khóc thút thít. Sau lưng nó, con Vàng nằm bất động trên tờ báo.

           Tôi lấm lét nhìn Liên rồi lẳng lặng vào buồng, ngồi lặng lẽ. Nước mắt cứ ứa ra, tôi chẳng buồn nghĩ đến con sáo nữa…

Theo Nguyễn Bá

* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập:

Câu 1.  Câu chuyện tập trung kể về  những nhân vật nào?

A. Người bố, hai anh em (“tôi” và Liên).

B. Hai anh em (“tôi” và Liên), con Vàng.

C. Hai anh em (“tôi” và Liên), con sáo.

D. Người bố, con Vàng, con sáo mỏ.

Câu 2.  Vì sao người anh không bận tâm đến con chó nhỏ?

A. Vì mải mê bắt châu chấu, đá bóng, đi học.

B. Vì bận học và tham gia hoạt động ở trường.

C. Vì bận chăm sóc con sáo mỏ vàng cực đẹp.

D. Vì mải mê với những thú vui của riêng mình.

Câu 3.  Chi tiết nào cho thấy Liên coi Vàng như người thân trong nhà?

A. Đặt tên con chó là Vàng.

C. Bế thốc Vàng lên để vuốt ve.

B. Gọi Vàng là “em của chị”.

D. Vào bếp kiếm cơm cho Vàng ăn

Câu 4.  Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng:

Người anh đá Vàng một cú mạnh như...................................khiến Vàng đau đớn nằm rên ư ử.

A. đánh nhau

B. trời giáng

C. sút bóng

D. đánh tạ

Câu 5.  Dòng nào dưới đây nêu đúng 5 từ ngữ tả sự đau đớn của con Vàng?

A. rơi xuống đất, kêu oăng oẳng, rên ư ử, thở dốc, co giật

B. kêu oăng oẳng, rên ư ử, lừ đừ, đi cà nhắc, nằm bất động.

C. kêu oăng oẳng, rên ư ử, thở dốc, co giật, nước mắt tràn ra.

D. rên ư ử, thở dốc, co giật, nước mắt tràn ra, nằm bất động.

Câu 6.  Trong câu sau có mấy tính từ  “Tôi lấm lét nhìn cái Liên rồi lẳng lặng vào buồng, ngồi lặng lẽ.”?

A. Một tính từ. Đó là :…………………

B. Hai tính từ. Đó là :…………………

C. Ba tính từ. Đó là :……………………

D. Bốn tính từ. Đó là :…………………

Câu 7.  Chi tiết “Nước mắt cứ ứa ra, tôi chẳng buồn nghĩ đến con sáo nữa …” cho thấy điều gì ở người anh?

Câu 8.  Câu kể : “ Sau lưng nó, con Vàng nằm bất động trên tờ báo” thuộc mẫu câu nào em đã học?

Thuộc mẫu câu:   . .................................

Câu 9.  Xác định vị ngữ trong câu “Tôi lấm lét nhìn cái Liên rồi lẳng lặng vào buồng, ngồi lặng lẽ.”?

Vị ngữ: .........................................

B. KIỂM TRA VIẾT

1. Viết chính tả:

2. Viết văn:

Đề bài: Hãy tả lại một con vật nuôi mà em thích.

Lời giải

A. ĐỌC HIỂU

Câu 1.  Câu chuyện tập trung kể về  những nhân vật nào?

A. Người bố, hai anh em (“tôi” và Liên).

B. Hai anh em (“tôi” và Liên), con Vàng.

C. Hai anh em (“tôi” và Liên), con sáo.

D. Người bố, con Vàng, con sáo mỏ.

Phương pháp

Em dựa vào nội dung của bài đọc.

Lời giải

Câu chuyện tập trung kể về những nhân vật: Hai anh em (“tôi” và Liên), con Vàng

Đáp án: B

Câu 2.  Vì sao người anh không bận tâm đến con chó nhỏ?

A. Vì mải mê bắt châu chấu, đá bóng, đi học.

B. Vì bận học và tham gia hoạt động ở trường.

C. Vì bận chăm sóc con sáo mỏ vàng cực đẹp.

D. Vì mải mê với những thú vui của riêng mình.

Phương pháp

Em dựa vào nội dung của bài đọc.

Lời giải

Người anh không bận tâm đến con chó vì bận chăm sóc con sáo mỏ vàng cực đẹp.

Đáp án: C

Câu 3.  Chi tiết nào cho thấy Liên coi Vàng như người thân trong nhà?

A. Đặt tên con chó là Vàng.

C. Bế thốc Vàng lên để vuốt ve.

B. Gọi Vàng là “em của chị”.

D. Vào bếp kiếm cơm cho Vàng ăn

Phương pháp

Em dựa vào nội dung của bài đọc.

Lời giải

Chi tiết cho thấy Liên coi Vàng như người thân trong nhà: Gọi Vàng là “em của chị”

Đáp án: B

Câu 4.  Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng:

Người anh đá Vàng một cú mạnh như...................................khiến Vàng đau đớn nằm rên ư ử.

A. đánh nhau

B. trời giáng

C. sút bóng

D. đánh tạ

Phương pháp

Em dựa vào nội dung của bài đọc.

Lời giải

Người anh đá Vàng một cú mạnh như sút bóng khiến Vàng đau đớn nằm rên ư ử.

Đáp án: C

Câu 5.  Dòng nào dưới đây nêu đúng 5 từ ngữ tả sự đau đớn của con Vàng?

A. rơi xuống đất, kêu oăng oẳng, rên ư ử, thở dốc, co giật

B. kêu oăng oẳng, rên ư ử, lừ đừ, đi cà nhắc, nằm bất động.

C. kêu oăng oẳng, rên ư ử, thở dốc, co giật, nước mắt tràn ra.

D. rên ư ử, thở dốc, co giật, nước mắt tràn ra, nằm bất động.

Phương pháp

Em dựa vào nội dung của bài đọc.

Lời giải

Dòng nêu đúng 5 từ ngữ tả sự đau đớn của con Vàng là: kêu oăng oẳng, rên ư ử, thở dốc, co giật, nước mắt tràn ra.

Đáp án:

Câu 6.  Trong câu sau có mấy tính từ  “Tôi lấm lét nhìn cái Liên rồi lẳng lặng vào buồng, ngồi lặng lẽ.”?

A. Một tính từ. Đó là :…………………

B. Hai tính từ. Đó là :…………………

C. Ba tính từ. Đó là :……………………

D. Bốn tính từ. Đó là :…………………

Phương pháp

Tính từ là từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật.

Lời giải

Câu đã cho có 3 tính từ, đó là: lấm lét, lẳng lặng, lặng lẽ

Đáp án:

Câu 7.  Chi tiết “Nước mắt cứ ứa ra, tôi chẳng buồn nghĩ đến con sáo nữa …” cho thấy điều gì ở người anh?

Phương pháp

Em dựa vào nội dung của bài đọc.

Lời giải

Chi tiết “Nước mắt ứa ra, tôi chẳng buồn nghĩ đến con sáo nữa...” cho thấy: Người anh thương con Vàng, ân hận vì đã làm cho Vàng chết.

Câu 8.  Câu kể : “ Sau lưng nó, con Vàng nằm bất động trên tờ báo” thuộc mẫu câu nào em đã học?

Thuộc mẫu câu:   . .................................

Phương pháp

Em nhớ lại các kiểu câu kể đã học.

Lời giải

Câu đã cho thuộc câu kể Ai làm gì?

Câu 9.  Xác định vị ngữ trong câu “Tôi lấm lét nhìn cái Liên rồi lẳng lặng vào buồng, ngồi lặng lẽ.”?

Vị ngữ: ......................

Phương pháp

Em phân tích các thành phần trong câu.

Lời giải

- Chủ ngữ: Tôi

- Vị ngữ: lấm lét nhìn cái Liên rồi lẳng lặng vào buồng, ngồi lặng lẽ

B. KIỂM TRA VIẾT

1. Chính tả

2. Tập làm văn

Phương pháp

Căn cứ kĩ năng viết bài văn miêu tả đặc điểm con vật.

Lời giải

Dàn bài tham khảo (tả con mèo)

A. Mở bài:

Giới thiệu con vật định tả là con gì, một con hay cả bầy (Con vật đang ở đâu? Em thấy con vật này vào lúc nào?)

B. Thân bài:

a. Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật (6-8 dòng) (mỗi đặc điểm 2-3 câu)

- Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da.

- Tả từng bộ phận: đầu (tai, mắt...), thân hình, chân, đuôi.

b. Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật: (6-8 dòng) (mỗi hoạt động 2-3 câu)

- Tả một vài biểu hiện về tính nết, thói quen của con vật.

- Tả một số hoạt động chính của con vật: bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa...)...

- Chú ý kết hợp tả một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường sống của con vật.

c. Sự săn sóc hoặc quan tâm của em với con vật nuôi

C. Kết luận:

- Nêu ích lợi của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật. (kết bài mở rộng hoặc không mở rộng) (3-4 dòng)

- Tình cảm, suy nghĩ của em về con vật

Bài làm tham khảo

           Nhân ngày sinh nhật lần thứ 9 của em, mẹ em tặng cho em một chú mèo bằng bông rất đẹp. Em quý món quà này lắm và thầm ao ước giá như mình có một con mèo thật, cũng xinh xắn và duyên dáng như thế. Một hôm, ba em đi công tác về, mang theo một con mèo xinh ơi là xinh ! Em thích lắm và đặt tên cho chú là Mimi.

           Mi Mi nhà em thật đáng yêu. Chú có bộ lông màu khoang trắng. Cái đầu tròn, nhỏ xinh và mềm như cục bông. Hai tai thì nhỏ xíu, luôn dựng thắng đứng rất thính và nhạy. Đôi mắt Mi Mi sáng long lanh như hòn bi. Đêm đến đôi mắt bỗng trở nên vô cùng nhanh nhạy, linh hoạt. Bộ ria thì luôn vểnh lên, có vẻ oai vệ lắm. Bốn chân chú ta thon, nhỏ, mềm mại, phía dưới còn có nệm thịt màu hồng. Nhờ đó mà mỗi bước đi đều vô cùng nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất. Cái đuôi dài thỉnh thoảng thích thú điều gì lại vung vẩy non vô cùng đáng yêu.

           Khi đêm xuống, chú như một trinh sát lành nghề nhanh nhẹn và hoạt bát vô cùng. Chú thường đi vòng quanh nhà rồi dừng lại ở những chỗ mà chú nghi là lũ chuột thường hay lui tới như thùng gạo, tủ thức ăn,… chú nấp vào chỗ kín, im lặng đợi chờ. Chỉ cần một tên chuột nào đó xuất hiện thì mèo ta bằng một cú nhảy điêu luyện, bung người lên vồ chính xác con mồi, rất ít khi vồ hụt. Những cái vuốt sắc nhọn chặn lấy cổ họng đối phương, cái miệng quặp lấy cái đầu, quật lia lịa xuống nền nhà.

           Em rất yêu Mi Mi nhà em. Bởi vì Mi Mi là một người bạn thân thiết của em. Hằng ngày em đều cho Mi Mi ăn ba bữa đầy đủ. Dọn dẹp thau cát vệ sinh và chỗ ở của Mi Mi. Mùa lạnh về em cùng với chị làm áo ấm cho Mi Mi mặc. Tuy là động vật, chẳng biết nói năng nhưng Mi Mi có lẽ cũng hiểu sự quan tâm, chăm sóc mà em dành cho Mi Mi. Chỉ cần em có ở nhà là Mi Mi sẽ quấn lấy em, dụi dụi cái đầu nhỏ đáng yêu vào người em để nũng nịu. Em yêu Mi Mi, mong Mi Mi luôn mạnh khỏe để làm bạn với em lâu thật lâu.

           Từ ngày có Mimi trong nhà, lũ chuột dường như biến mất. Con mèo như một vị chúa tể bước đi đầy quyền uy trong lãnh địa của mình. Cả nhà em ai cũng yêu chú. Mẹ em còn gọi đùa chú là “Con hổ nhỏ”. Dường như chú cũng biết mọi người yêu quý mình nên chú dụi đầu hết vào chân người này lại sang chân người khác. Trông chú đáng yêu và đáng quý.


Bình chọn:
4 trên 5 phiếu
  • Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 4 - Đề số 2

    Đã vào mùa thu. Đám cỏ may đã hết cái thời hoa giăng một dải tím ngắt mặt đê, cỏ đã vào quả để lại những chấm bạc có đuôi nhọn như kim, găm vào đầy hai ống quần, mỗi khi ai sơ ý đi qua lối cỏ. Chim chiền chiện đi kiếm ăn ở đâu? Chiền chiện hót khi nào? Tác giả miêu tả tiếng hót của chim chiền chiện như thế nào? Tiếng chim đã mang lại điều gì cho người nông dân?

  • Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 4 - Đề số 1

    Đỉnh Fansipan Sa Pa Trong năm 2017, Sapa là một trong những điểm du lịch trong nước và quốc tế đặc biệt yêu thích. Nơi đây sở hữu những dãy núi hùng vĩ hay ruộng lúa bậc thang uốn lượn hút tầm mắt. Đến Sapa, du khách được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp nào? Đỉnh Fansipan có độ cao bao nhiêu mét và còn được gọi với cái tên nào khác? Đỉnh Fansipan thuộc dãy núi nào? Theo tiếng địa phương Fansipan có nghĩa là gì?

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí