Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8

Tải về

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Câu 1. Thể thơ của tác phẩm Đánh thức trầu là gì?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Câu 1. Thể thơ của tác phẩm Đánh thức trầu là gì?

A. 5 chữ

B. 6 chữ

C. Lục bát

D. Tự do

Câu 2. Bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân bao gồm mấy phần?

A. Hai phần

B. Ba phần

C. Bốn phần

D. Năm phần

Câu 3. Truyện Non-bu và Heng-bu có mấy nhân vật chính?

A. Năm

B. Bốn

C. Ba

D. Hai

Câu 4. Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, chi tiết nào thể hiện sự khinh thường bạn của Dế Mèn?

A. Không cho Dế Choắt đào hang thông sang nhà minh

B. Nằm im khi thấy Dế Choắt khi bị chị Cốc mổ

C. Gọi bạn là chú mày

D. Rủ Dế Choắt trêu đùa chị Cốc

Câu 5. Khi trình bày bài nói, em không nên làm gì?

A. Chuẩn bị mở đầu và phần kết sao cho hấp dẫn

B. Lựa chọn từ ngữ cho phù hợp với văn nói

C. Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói và sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp

D. Giữ thái độ cực nghiêm túc, tập trung để tránh quên bài hay mắc lỗiCâu 6. Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.

a. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh […]

b. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu làm chim ríu rít

c. Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân

d. Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.

A. Câu a

B. Câu b

C. Câu c

D. Câu d

Câu 7. Ai là nhân vật phản diện trong truyện Non-bu và Heng-bu?

A. Người anh trai

B. Người em trai

C. Con chim nhạn

D. Bố mẹ của hai anh em

Câu 8. Thông qua hình tượng em bé trong truyện cổ Em bé thông minh, nhân dân ta muốn bày tỏ tình cảm gì?

A. Gửi gắm ước mơ về hạnh phúc, công bằng xã hội

B. Ca ngợi sức mạnh trí tuệ, cơ bắp của người nông dân

C. Yêu mến, tự hào về con người có trí tuệ

D. Lí tưởng hóa nhân vật theo tiêu chuẩn, nguyện vọng của mình

Câu 9. Tính từ là gì?

A. Tính từ là từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái

B. Có thể trực tiếp làm vị ngữ

C. Có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, không, chưa, chẳng…

D. Tất cả đáp án trên

Câu 10. Văn bản Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ đã kể lại trò chơi của những ai trong câu chuyện?

A. Hai bố con và hai chú cháu

B. Hai mẹ con và hai bố con

C. Hai người bạn và hai anh em

D. Hai bà cháu và hai chị em

Câu 11. Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?

A. Theo vị trí của chúng trong câu

B. Theo các nội dung mà chúng biểu thị

C. Theo mục đích nói của câu

D. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau

Câu 12. Nhân vật Sọ Dừa đại diện cho kiểu người nào trong xã hội?

A. Kiểu người bị bóc lột

B. Kiểu người gặp nhiều may mắn

C. Kiểu người bị hắt hủi, coi thường

D. Kiểu người chịu nhiều bất hạnh

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Tìm từ ở cột B có nghĩa phù hợp với các chỗ trống trong câu ở cột A:

A. Câu

B. Từ điền vào chỗ trống

1. Để giải quyết vấn đề này, các em nên chủ động … những phương án giải quyết.

a. hoàn thành

2. Bạn Nga… bạn Nam làm lớp trưởng.

b. con

3. Bà ơi, mẹ cháu bảo đem sang … bà một ít cam ạ!

c. chú

4. Ngày chia tay mái trường Tiểu học, tôi đã … cho người bạn thân nhất của mình một món quà nhỏ để làm kỉ niệm.

d. lung linh

5. Một bài văn… cần có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.

đ. long lanh

6. Sau buổi học hôm nay, các em về nhà nhớ… những bài tập còn lại nhé!

e. đề xuất

7. Người thợ săn bị một… hổ tấn công.

g. đề cử

8. … mèo ấy là món quà đặc biệt mà bà ngoại đã mang từ quê lên cho tôi vào dịp hè năm ngoái

h. biếu

9. Đôi mắt nó … như hai hòn bi ve.

i. hoàn chỉnh

10. Bóng trăn … trên mặt nước

k. tặng

 

Câu 2. Viết bài văn khoảng 400 chữ kể lại một trải nghiệm của bản thân.

Đáp án

Phần I:

Câu 1 (0.25 điểm):

Thể thơ của tác phẩm Đánh thức trầu là gì?

A. 5 chữ

B. 6 chữ

C. Lục bát

D. Tự do

Phương pháp giải:

Chú ý số tiếng trong một dòng

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: A

Câu 2 (0.25 điểm):

Bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân bao gồm mấy phần?

A. Hai phần

B. Ba phần

C. Bốn phần

D. Năm phần

Phương pháp giải:

Nhớ lại quy trình viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: B

Câu 3 (0.25 điểm):

Truyện Non-bu và Heng-bu có mấy nhân vật chính?

A. Năm

B. Bốn

C. Ba

D. Hai

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung chính truyện Non-bu và Heng-bu

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: D

Câu 4 (0.25 điểm):

Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, chi tiết nào thể hiện sự khinh thường bạn của Dế Mèn?

A. Không cho Dế Choắt đào hang thông sang nhà minh

B. Nằm im khi thấy Dế Choắt khi bị chị Cốc mổ

C. Gọi bạn là chú mày

D. Rủ Dế Choắt trêu đùa chị Cốc

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: C

Câu 5 (0.25 điểm):

Khi trình bày bài nói, em không nên làm gì?

A. Chuẩn bị mở đầu và phần kết sao cho hấp dẫn

B. Lựa chọn từ ngữ cho phù hợp với văn nói

C. Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói và sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp

D. Giữ thái độ cực nghiêm túc, tập trung để tránh quên bài hay mắc lỗi

Phương pháp giải:

Nhớ lại quy trình trình bày bài nói

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: D

Câu 6 (0.25 điểm):

Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.

a. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh […]

b. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu làm chim ríu rít

c. Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân

d. Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.

A. Câu a

B. Câu b

C. Câu c

D. Câu d

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về trạng ngữ

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: B

Câu 7 (0.25 điểm):

Ai là nhân vật phản diện trong truyện Non-bu và Heng-bu?

A. Người anh trai

B. Người em trai

C. Con chim nhạn

D. Bố mẹ của hai anh em

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung truyện Non-bu và Heng-bu

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: A

Câu 8 (0.25 điểm):

Thông qua hình tượng em bé trong truyện cổ Em bé thông minh, nhân dân ta muốn bày tỏ tình cảm gì?

A. Gửi gắm ước mơ về hạnh phúc, công bằng xã hội

B. Ca ngợi sức mạnh trí tuệ, cơ bắp của người nông dân

C. Yêu mến, tự hào về con người có trí tuệ

D. Lí tưởng hóa nhân vật theo tiêu chuẩn, nguyện vọng của mình

Phương pháp giải:

Từ nội dung rút ra tình cảm mà nhân dân muốn gửi gắm qua truyện cổ Em bé thông minh

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: C

Câu 9 (0.25 điểm):

Tính từ là gì?

A. Tính từ là từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái

B. Có thể trực tiếp làm vị ngữ

C. Có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, không, chưa, chẳng…

D. Tất cả đáp án trên

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về tính từ

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: D

Câu 10 (0.25 điểm):

Văn bản Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ đã kể lại trò chơi của những ai trong câu chuyện?

A. Hai bố con và hai chú cháu

B. Hai mẹ con và hai bố con

C. Hai người bạn và hai anh em

D. Hai bà cháu và hai chị em

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: A

Câu 11 (0.25 điểm):

Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?

A. Theo vị trí của chúng trong câu

B. Theo các nội dung mà chúng biểu thị

C. Theo mục đích nói của câu

D. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về trạng ngữ

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: B

Câu 12 (0.25 điểm):

Nhân vật Sọ Dừa đại diện cho kiểu người nào trong xã hội?

A. Kiểu người bị bóc lột

B. Kiểu người gặp nhiều may mắn

C. Kiểu người bị hắt hủi, coi thường

D. Kiểu người chịu nhiều bất hạnh

Phương pháp giải:

Từ nội dung rút ra đặc điểm nhân vật

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: D

Phần II (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

Tìm từ ở cột B có nghĩa phù hợp với các chỗ trống trong câu ở cột A:

A. Câu

B. Từ điền vào chỗ trống

1. Để giải quyết vấn đề này, các em nên chủ động … những phương án giải quyết.

a. hoàn thành

2. Bạn Nga… bạn Nam làm lớp trưởng.

b. con

3. Bà ơi, mẹ cháu bảo đem sang … bà một ít cam ạ!

c. chú

4. Ngày chia tay mái trường Tiểu học, tôi đã … cho người bạn thân nhất của mình một món quà nhỏ để làm kỉ niệm.

d. lung linh

5. Một bài văn… cần có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.

đ. long lanh

6. Sau buổi học hôm nay, các em về nhà nhớ… những bài tập còn lại nhé!

e. đề xuất

7. Người thợ săn bị một… hổ tấn công.

g. đề cử

8. … mèo ấy là món quà đặc biệt mà bà ngoại đã mang từ quê lên cho tôi vào dịp hè năm ngoái

h. biếu

9. Đôi mắt nó … như hai hòn bi ve.

i. hoàn chỉnh

10. Bóng trăn … trên mặt nước

k. tặng

 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ hai cột, sau đó nối các từ ngữ với cách giải nghĩa phù hợp nhất

Lời giải chi tiết:

1 – e: Để giải quyết vấn đề này, các em nên chủ động đề xuất những phương án giải quyết.

2 – g: Bạn Nga đề cử bạn Nam làm lớp trưởng.

3 – h: Bà ơi, mẹ cháu bảo đem sang biếu bà một ít cam ạ!

4 – k: Ngày chia tay mái trương Tiểu học, tôi đã tặng cho người bạn thân nhất của mình một món quà nhỏ để làm kỉ niệm.

5 – i: Một bài văn hoàn chỉnh cần có ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.

6 – a: Sau buổi học hôm nay, các em về nhà nhớ hoàn thành những bài tập còn lại nhé!

7 – b: Người thợ săn bị một con hổ tấn công.

8 – c: Chú mèo ấy là món quà đặc biệt mà bà ngoại đã mang từ quê lên cho tôi vào dịp hè năm ngoái.

9 – đ: Đôi mắt nó long lanh như hai hòn bi ve.

10 – d: Bóng trăng lung linh trên mặt nước

Câu 2 (5 điểm):

Viết bài văn khoảng 400 chữ kể lại một trải nghiệm của bản thân.

Phương pháp giải:

Viết bài văn ngắn khoảng 400 chữ, tự chọn một trải nghiệm khiến em nhớ mãi và kể lại.

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

Ai cũng từng có một thời thơ ấu hồn nhiên, vô tư. Thời thơ ấu ấy đã để lại trong tôi nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Có những trải nghiệm đã trở thành bài học hữu ích, như câu chuyện đã xảy ra với tôi năm lên mười.

Làng tôi vốn rất thanh bình, yên ả với một dòng sông êm đềm, chảy qua làng. Những bãi cát vàng ven sông đã trở thành nơi vui chơi lí tưởng của bọn trẻ chúng tôi. Ngày đó, tôi mới bắt đầu biết bơi. Vào những trưa hè đổ lửa, chúng tôi thường rủ nhau ra tắm sông và bơi lội thỏa thích dưới làn nước trong veo, mát lành của dòng sông. Điều ấy khiến tôi cảm thấy thích thú vô cùng! Do mới biết bơi nên tôi chỉ bơi men theo bờ. Mẹ cũng thường dặn tôi không được mạo hiểm bơi ra giữa sông và không hài lòng khi tôi tham gia vào những cuộc vui ấy. Tuy nhiên, thỉnh thoảng do hâm vui, toi vẫn trốn mẹ ra bờ sông chơi cùng bọn bạn.

Buổi trưa hôm ấy, sau khi đá bóng xong, chúng tôi rủ nhau ra sông tắm. Vào mùa hè, nước sông thường cạn nên chúng tôi tung tăng bơi lội, trêu đùa rộn rã cả một góc sông. Tắm mãi cũng chán nên chỉ một lát sau, đám bạn tôi đã nảy ra ý định tổ chức một cuộc thi bơi giữa đám trẻ trong và ngoài làng. Trước sự cổ vũ lẫn thách thức của đám bạn, tôi đã nhận lời thách đấu. Trận đấu diễn ra vô cùng căng thẳng, gay cấn, quyết liệt! Với tất cả sức lực của mình, tôi đã cố bơi thật nhanh nhưng không hiểu sao thằng bé làng bên, nhỏ hơn tôi hai tuổi, vẫn đeo bám tôi quyết liệt. Tôi chỉ biết cắm mặt, sải tay thật dài, đạp nước thật khỏe để tiến về phía trước.

Đến khi nhìn lại tôi nhận ra mình đã bơi khá xa bờ. Bỗng nhiên, tôi thấy bắp chân đau điếng và không thể điều khiển được nó theo ý mình nữa. Chuột rút! Tôi phải làm gì đây khi bốn bề xung quanh chỉ toàn là nước còn đám bạn thì ở khá xa? Trong khoảnh khắc ấy, tôi cảm thấy mình đang bị chính dòng nước hút xuống. Tôi cố ngoi lên mặt nước để kêu cứu nhưng càng vùng vẫy tôi lại càng chìm nhanh hơn và không thể thở được nữa. Tôi sợ hãi tột độ! Bỗng nhiên có một ai đó kịp thời đến bên tôi, nâng đầu tôi lên khỏi mặt nước và kéo tôi vào bờ. Thì ra một người làng đang đi câu cá gần đấy đã nghe tiếng tôi và đám bạn kêu cứu, nhanh chóng bơi ra và kéo tôi vào bờ. Thoát chết, tôi hối hận vô cùng vì đã không nghe lời mẹ! Chỉ vì quá chủ quan khi nước nông và ham vui mà suýt nữa thì mất mạng.

Trải nghiệm ấy đã đem đến cho tôi một bài học sâu sắc. Đó là cần vâng lời người lớn và chỉ nên bơi lội ở nơi an toàn, có sự giám sát của người lớn.

(Nguồn: bài học sinh có chỉnh sửa)


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí