Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 15>
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Đề thi
I. ĐỌC HIỂU (4đ)
Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới
VƯỜN NHÀ NGOẠI TÔI
(Cỏ dại – Tô Hoài)
Ông bà ngoại tôi có nếp nhà gạch rất cũ. Người ta thường đồn rằng tuổi nó dễ đã đến ngoài một trăm năm. Nhưng kể tuổi thực của nó, cũng chưa lão quá như vậy. Chỉ trong vòng một kỷ, trên hoặc dưới cái quãng người Tây vào tỉnh Hà Nội lần thứ nhất. Không phải ông bà ngoại của tôi làm nên nếp nhà ấy. Nó là cái cơ nghiệp hương hoả. Ông tôi được gánh thừa tự, đèn nhang cho một ông bác mất không có con trai [...]
Tôi ngẩn ngơ nhìn ông tôi bê chậu nước với đi xung quanh tường, quét những hình tròn tròn. Lốt vôi tỏ mãi, trắng xoá trên màu tường gạch hung đỏ. Đến bây giờ hãy còn dấu rõ ràng. Những người bạn vào nhà tôi, tưởng như vào một chiếc tàu biển mà bên thành tàu có những lỗ đại bác, hoặc những cửa tròn trong khoang nhìn ra mặt sóng.
Ngoài sân, cây cối um như rừng. Mảnh sân đất dài nhưng hẹp, lúc nào cũng ẩm, vì ánh nắng không lọt xuống mấy. Cây na, cây lựu, một cây cam sành, cây hồng quả, cây ổi lớn chi chít cành. Giữa có cây ngọc lan. Đầu mùa hè, hoa ngọc lan chín trắng muốt, hương ngát ra tận ngoài đầu ngõ. Các dì tôi hay bắc ghế đẩu
hái hoa lan gài lên mái tóc, lẩn vào đầu vành khăn. Cạnh cây ngọc lan là một cây đào thực to. Cái sân bé hoẻn mà lủng củng những cây. Đối với tôi, là cả một thế giới cây cối. Thân cây đào lớn bằng cột đình, đen xù xì, quanh năm phòi ra từng cục nhựa trong óng, dính như cồn. Nó lão quá không đứng được thẳng, phải khom khom ngả dài nghển ra tận thành bể. Tôi cứ men men leo được đến lưng chừng thân, rất dễ dàng. Về cuối mùa thu, cây trụi gần hết lá. Sang đầu xuân hoa và lá lại thi nhau trổ xanh rờn và đỏ phớt - sắc hoa đào phai, cho đến khi mãn vụ quả, tức là bắt đầu mùa hè.
Năm nào cũng có đôi vợ chồng chim chào mào tha rác đến làm tổ trong một cành đào rậm lá cao cao. Tháng năm, tháng sáu, những con chim mới nở đã mạnh cánh và cứng mỏ, thì vợ chồng con cái nhà chim bỏ tổ, ríu rít mang nhau đi. Tôi hóng xem kỹ càng từ hổm chú chào mào đực quặp ở đâu về cành cây từng cuộng rạ nhỏ. Khi ấp trứng, chúng hót líu lo suốt sớm chiều. Rồi những ngày tha mồi vất vả. Hai vợ chồng chim cũng gây phờ người. Buổi sáng mát, mấy chú chim con chen nhau đứng trên thành tổ ngóng ra. Tôi ngồi núp một bên bể nước say mê ngắm nghía. Tôi không thích bắn. Nổi cho đúng tôi cũng không dám bắt các chú chim nhỏ ấy. Ông tôi cấm.
Đến ngày chim rời tổ, “bồng bế” nhau đi, tôi ngẩn ngơ nhớ.
Rồi sang năm, không biết vẫn đội ấy hay đôi khác, chim chào mào lại đến làm tổ. Ngày ngày tôi lại lom khom nấp bên cạnh bể nước, ngó lên cây đào. Trong cây đào cuối mùa xuân thì có tổ chim chào mào. Trong cây cam sành thì quanh năm có tổ chim gỉ đá. Có khi mấy tổ nhiều hàng chục con. Loài này ăn ở dè lén, bay thì không động lá. Ở cũng như đi, yên lặng như không. Chúng xấu xí và bé hơn cả chim sẻ, tôi chả thích mấy. Vả lại, chúng cứ bay lấn trong lá, tôi không ngó thấy mấy khi. Lá cây nhiều quá. Lá cây này bíu lấy lá cây khác, ôm lẫn nhau, mặt đất mát rười rượi. Ở tầng thấp hơn la liệt nào xương rộng, mào gà, nào tía tô, kinh giới, cây nhỏ bé ấy mọc chìa ra lúc nào cũng có những cậu cóc xù xì ngồi chầu nhau, ngẫm nghĩ và nghiến răng kèn kẹt. Cao nhất ở góc sân, bốn cây cau mốc trắng vút lên trời, đội trên đầu những chòm lá như những chiếc áo tơi xanh. Về mùa mưa gió thỉnh thoảng, một cái mo mèo rớt mạnh, ngã thình xuống sân...
(https://bom.so/1oVWRI)
Câu hỏi
Câu 1. Người kể truyện trong văn bản trên là ai?
A. Là tác giả - người kể chuyện xưng tôi.
B. Là một người giấu mình đi.
C. Là ông “tôi”.
D. Là các dì “tôi”.
Câu 2. Nội dung của văn bản trên kể về sự việc gì?
A. Kể về những ngày “tôi” còn bé được ông bà cưng chiều.
B. Kể về ngày thơ ấu tươi đẹp tại nhà ngoại cùng vườn cây, bầy chim.
C. Kể về khu vườn có rất nhiều loại cây.
D. Kể về những ngày thơ ấu được sống cùng ông bà rất vui.
Câu 3. Đâu là chi tiết xác thực (cốt lõi sự thật) được đề cập đến trong văn bản?
A. Ông bà ngoại và khu vườn tươi tốt.
B. Ngôi nhà và khu vườn in dấu tuổi thơ.
C. Nếp nhà gạch, mảnh sân, khu vườn, ông bà, dì của “tôi”.
D. Thế giới cây cối trong kí ức của “tôi”.
Câu 4. “Cái sân bé hoẻn mà lủng củng những cây. Đối với tôi, là cả một thế giới cây cối” là những câu văn thể hiện nội dung gì?
A. Kể về việc vườn có nhiều cây.
B. Kể và tả về khu vườn.
C. Thể hiện sự nhìn nhận đánh giá của tôi về khu vườn.
D. Tả khung cảnh khu vườn.
Câu 5. Vì sao “Đến ngày chim rời tổ, “bồng bể” nhau đi, tôi ngẩn ngơ nhớ”?
A. Vì vắng tiếng chim khu vườn im ắng quá.
B. Vì từ mai, niềm vui nhỏ bé của tôi” không còn, “tôi” chẳng có những người
bạn để hàng ngày ngóng trông, theo dõi nữa.
C.Vì thiếu bóng dáng, tiếng hót của lũ chim chào mào gắn bó với tôi.
D. Vì lũ chim chào mào mang đến niềm vui cho “tôi”.
Câu 6. Hai câu sau đây chứa những thông tin quan trọng nào của thể kí?
Cái sân bé hoẻn mà lủng củng những cây. Đối với tôi, là cả một thế giới cây cối.
A. Lõi sự thật và cảm xúc của chủ thể.
B. Thực tế nghèo nàn, chật hẹp.
C. Chủ nhân không có mắt thẩm mỹ.
D. Đánh giá của nhân vật tôi về người chủ vườn.
Câu 7. Dòng nào KHÔNG thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi”?
A. Tôi ngẩn ngơ nhớ.
B. Tôi ngồi núp một bên bể nước say mê ngắm nghía.
C. Trong cây đào cuối mùa xuân thì có tổ chim chào mào.
D. Tôi không thích bắn.
Câu 8. Dòng nào KHÔNG chứng tỏ “tôi” quan sát kỹ, cảm nhận trạng trái của
đôi chim chào mào?
A. Khi ấp trứng, chúng hót líu lo suốt sớm chiều.
B. Nói cho đúng tôi cũng không dám bắt các chú chim nhỏ ấy.
C. Rồi những ngày tha mồi vất vả. Hai vợ chồng chim cùng gầy phờ người.
D. Buổi sáng mát, mấy chú chim con chen nhau đứng trên thành tổ ngóng ra.
Câu 9: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi a,b,c (1đ)
Lá câu nhiều quá. Lá cây này bíu lấy lá cây khác, ôm lẫn nhau, mặt đất mát rười rượi. Ở tầng thấp hơn la liệt nào xương rồng, mào gà, nào tía tô, kinh giới, cây nhỏ bé ấy mọc chìa ra lúc nào cũng có những cậu cóc xù xì ngồi chầu nhau, ngẫm nghĩ và nghiến răng kèn kẹt. Cao nhất ở góc sân, bốn cây cau mốc trắng vút lên trời, đội lên đầu những chòm lá như những chiếc áo tơi xanh. Về mùa mưa gió thỉnh thoảng, một cái mo mèo rớt mạnh, ngã thình xuống sân.
a. Xác định đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả của đoạn văn bản?
b. Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hình ảnh nào giàu sức gợi liên tưởng nhất?
c. Mục đích miêu tả của tác giả ở đoạn văn bản trên
Câu 10. Vì sao chim thường đến làm tổ ở vườn cây nhà ông ngoại nhân vật “tôi”. Em có thích vườn cây như vậy không? Vì sao? (1đ)
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4đ)
Câu 1: Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi a,b (1đ)
Những chiếc bẫy nhan nhản trên các cánh đồng mà người dân dùng để săn bắt các loài chim trời tự nhiên. Dùng bẫy giả chim cò, khâu mắt cò con, hay là dùng những que tre vót nhọn như chông để có thể cắm sâu vào đất, nửa thân trên cây hom được quấn đều một lớp nhựa dính đặc biệt. Đó là những kiểu tận diệt chim trời hiện nay. Theo cơ quan chức năng, chất nhựa dính này vô cùng độc hại…
Và rồi, những con chim trời bị sa bẫy được mang bán công khai, tràn lan ở các điểm chợ và tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, phục vụ nhu cầu ẩm thực của không ít người. Mỗi ngày, hàng trăm con chim trời được đem ra bán với giá 40- 60 ngàn đồng/đôi.
Vì nguồn lợi nhuận mang lại từ việc săn bắt chim trời, rất nhiều người dân đã tự chế dụng cụ để giăng bẫy chim khắp mọi nơi. Với đà săn bắt tận diệt như hiện nay, nguy cơ tuyệt chủng của các loài chim không còn là chuyện xa vời, ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường sinh thái ở các vùng quê của tỉnh Thừa Thiên Huế.
(https://bom.so/dUn2gA)
a. Chỉ ra mối liên quan giữa ngữ liệu trên với văn bản đọc hiểu ở phần 1.
b. Con người đã làm gì với chim trời? Nếu chứng kiến những hành động trên, em sẽ làm gì ?
Câu 2. Viết bài luận thể hiện suy nghĩ của em về hiện tượng bẫy chim trời hiện nay. (sử dụng yếu tố biểu cảm và 1 số yếu tố phi ngôn ngữ để hỗ trợ nghị luận). Bài có độ dài từ 1-1,5 trang giấy thi/vở. (3 đ).
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
A |
D |
B |
B |
A |
A |
C |
C |
Câu 1. Người kể truyện trong văn bản trên là ai? A. Là tác giả - người kể chuyện xưng tôi. B. Là một người giấu mình đi. C. Là ông “tôi”. D. Là các dì “tôi”. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Người kể chuyện trong văn bản trên là tác giả - người kể chuyện xưng tôi
→ Đáp án A
Câu 2. Nội dung của văn bản trên kể về sự việc gì? A. Kể về những ngày “tôi” còn bé được ông bà cưng chiều. B. Kể về ngày thơ ấu tươi đẹp tại nhà ngoại cùng vườn cây, bầy chim. C. Kể về khu vườn có rất nhiều loại cây. D. Kể về những ngày thơ ấu được sống cùng ông bà rất vui. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Nội dung của văn bản trên kể về những ngày thơ ấu được sống cùng ông bà rất vui
→ Đáp án D
Câu 3. Đâu là chi tiết xác thực (cốt lõi sự thật) được đề cập đến trong văn bản? A. Ông bà ngoại và khu vườn tươi tốt. B. Ngôi nhà và khu vườn in dấu tuổi thơ. C. Nếp nhà gạch, mảnh sân, khu vườn, ông bà, dì của “tôi”. D. Thế giới cây cối trong kí ức của “tôi”. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và đối chiếu với đáp án
Phương pháp loại trừ
Lời giải chi tiết:
chi tiết xác thực (cốt lõi sự thật) được đề cập đến trong văn bản là Ngôi nhà và khu vườn in dấu tuổi thơ
→ Đáp án B
Câu 4. “Cái sân bé hoẻn mà lủng củng những cây. Đối với tôi, là cả một thế giới cây cối” là những câu văn thể hiện nội dung gì? A. Kể về việc vườn có nhiều cây. B. Kể và tả về khu vườn. C. Thể hiện sự nhìn nhận đánh giá của tôi về khu vườn. D. Tả khung cảnh khu vườn. |
Phương pháp giải
Đọc kĩ câu văn, chú ý đối tượng được nhắc đến trong câu văn
Lời giải chi tiết
Câu văn trên thể hiện nội dung
→ Đáp án B
Câu 5. Vì sao “Đến ngày chim rời tổ, “bồng bể” nhau đi, tôi ngẩn ngơ nhớ”? A. Vì vắng tiếng chim khu vườn im ắng quá. B. Vì từ mai, niềm vui nhỏ bé của tôi” không còn, “tôi” chẳng có những người bạn để hàng ngày ngóng trông, theo dõi nữa. C.Vì thiếu bóng dáng, tiếng hót của lũ chim chào mào gắn bó với tôi. D. Vì lũ chim chào mào mang đến niềm vui cho “tôi”. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
“Đến ngày chim rời tổ, “bồng bể” nhau đi, tôi ngẩn ngơ nhớ” vì vắng tiếng chim khu vườn im ắng quá
→ Đáp án A
Câu 6. Hai câu sau đây chứa những thông tin quan trọng nào của thể kí? Cái sân bé hoẻn mà lủng củng những cây. Đối với tôi, là cả một thế giới cây cối. A. Lõi sự thật và cảm xúc của chủ thể. B. Thực tế nghèo nàn, chật hẹp. C. Chủ nhân không có mắt thẩm mỹ. D. Đánh giá của nhân vật tôi về người chủ vườn. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ hai câu văn
Nhớ lại kiến thức về thể kí
Lời giải chi tiết:
Hai câu trên chứa những thông tin quan trọng của thể kí: Lõi sự thật và cảm xúc của chủ thể
→ Đáp án A
Câu 7. Dòng nào KHÔNG thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi”? A. Tôi ngẩn ngơ nhớ. B. Tôi ngồi núp một bên bể nước say mê ngắm nghía. C. Trong cây đào cuối mùa xuân thì có tổ chim chào mào. D. Tôi không thích bắn. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và các đáp án
Lời giải chi tiết:
Dòng KHÔNG thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi”: Trong cây đào cuối mùa xuân thì có tổ chim chào mào. (câu trên chỉ đơn thuần là câu kể)
→ Đáp án C
Câu 8. Dòng nào KHÔNG chứng tỏ “tôi” quan sát kỹ, cảm nhận trạng trái của đôi chim chào mào? A. Khi ấp trứng, chúng hót líu lo suốt sớm chiều. B. Nói cho đúng tôi cũng không dám bắt các chú chim nhỏ ấy. C. Rồi những ngày tha mồi vất vả. Hai vợ chồng chim cùng gầy phờ người. D. Buổi sáng mát, mấy chú chim con chen nhau đứng trên thành tổ ngóng ra. |
Phương pháp giải
Đọc kĩ văn bản và đáp án
Phương pháp loại trừ
Lời giải chi tiết
Dòng KHÔNG chứng tỏ “tôi” quan sát kỹ, cảm nhận trạng trái của đôi chim chào mào: Rồi những ngày tha mồi vất vả. Hai vợ chồng chim cùng gầy phờ người
→ Đáp án C
Câu 9: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi a,b,c (1đ)
Lá câu nhiều quá. Lá cây này bíu lấy lá cây khác, ôm lẫn nhau, mặt đất mát rười rượi. Ở tầng thấp hơn la liệt nào xương rồng, mào gà, nào tía tô, kinh giới, cây nhỏ bé ấy mọc chìa ra lúc nào cũng có những cậu cóc xù xì ngồi chầu nhau, ngẫm nghĩ và nghiến răng kèn kẹt. Cao nhất ở góc sân, bốn cây cau mốc trắng vút lên trời, đội lên đầu những chòm lá như những chiếc áo tơi xanh. Về mùa mưa gió thỉnh thoảng, một cái mo mèo rớt mạnh, ngã thình xuống sân.
a. Xác định đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả của đoạn văn bản?
b. Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hình ảnh nào giàu sức gợi liên tưởng nhất?
c. Mục đích miêu tả của tác giả ở đoạn văn bản trên
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn và yêu cầu đề bài
Lời giải chi tiết:
a. Đối tượng miêu tả: Cây trong vườn; miêu tả theo tầng cây từ thấp đến cao
b. Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa. Hình ảnh giàu sức gợi: hai hình ảnh so sánh
c. Mục đích: miêu tả sự tươi tốt của vườn cây để bộc lộ cảm xúc say mê của mình
Câu 10. Vì sao chim thường đến làm tổ ở vườn cây nhà ông ngoại nhân vật “tôi”. Em có thích vườn cây như vậy không? Vì sao? (1đ)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Nêu ý kiến của bản thân và đưa ra lý giải
Lời giải chi tiết:
- Vì có nhiều cây tốt tươi, không gian thanh bình, chim được tự do
- Con người chỉ quan sát ngắm nhìn chúng, không săn bắt, phá hoại tổ của chúng
- Em có thích không? Học sinh tự làm
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4đ)
Câu 1: Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi a,b (1đ)
a. Chỉ ra mối liên quan giữa ngữ liệu trên với văn bản đọc hiểu ở phần 1.
b. Con người đã làm gì với chim trời? Nếu chứng kiến những hành động trên, em sẽ làm gì ?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ ngữ liệu, văn bản và yêu cầu đề bài
Lời giải chi tiết:
1. a.
- Mối liên quan giữa ngữ liệu và văn bản đọc hiểu ở phần 1: Có chung đối tượng: chim trời
- Hiện thực trái ngược nhau: một bên ngắm nhìn chim tự do xây tổ, nuôi con; một bên là săn bắt tận diệt chim trời bằng những hành động dã man
b. Con người bẫy, bắt chim trời bằng mọi cách tàn nhẫn vì lợi nhuận kinh tế
- Vế 2: Học sinh tự bày tỏ ý định hành động của mình
Câu 2. Viết bài luận thể hiện suy nghĩ của em về hiện tượng bẫy chim trời hiện nay. (sử dụng yếu tố biểu cảm và 1 số yếu tố phi ngôn ngữ để hỗ trợ nghị luận). Bài có độ dài từ 1-1,5 trang giấy thi/vở. (3 đ).
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn
Lời giải chi tiết:
Phần chính |
Điểm |
Nội dung cụ thể |
Mở bài |
0,5 |
- Giới thiệu hiện tượng bẫy chim trời hiện nay - Thể hiện thái độ của người viết đối với hiện tượng |
Thân bài |
2,5 |
Gồm 2 luận điểm trở lên - Làm rõ thực trạng của hiện tượng - Các góc nhìn về hiện tượng + Tác hại của hiện tượng bẫy chim trời đối với môi trường, gây mất cân bằng sinh thái (lí lẽ, dẫn chứng) + Những hành động dã man đối với động vật (khâu mắt) - Mở rộng vấn đề: Hành động của con người với động vật hoang dã… - Thái độ, quan điểm của người viết đối với hiện tượng: phản đối; lên án… - Đề xuất giải pháp ngăn chặn (tuyên truyền, xử phạt; hỗ trợ để người dân tăng thu nhập bằng nghề nghiệp khác…) |
Kết bài |
0,5 |
- Khẳng định tác hại của việc bẫy chim trời hiện nay (khái quát) - Nhận thức và hành động cá nhân… |
Yêu cầu khác |
0,5 |
- Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (nghị luận) - Lí lẽ, dẫn chứng phù hợp và làm nổi bật ý kiến cá nhân về hiện tượng đang bàn luận |
Loigiaihay.com
- Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 16
- Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 17
- Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 18
- Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 14
- Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 13
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay