Đề thi học kì 1 Lịch sử 12 - Đề số 1

Tải về

Văn kiện nào đã nêu rõ mục đích thành lập của tổ chức ASEAN?A. Tuyên bố ASEAN.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

PHẦN I: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Văn kiện nào đã nêu rõ mục đích thành lập của tổ chức ASEAN?

A. Tuyên bố ASEAN.      

B. Hiệp định Giơ-ne-vơ. 

C. Hiệp định Pa-ri.           

D. Tuyên bố Ba-li.

Câu 2: Một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự ra đời của tổ chức ASEAN là

A. hợp tác để cùng nhau phát triển.                         

B. thành lập một liên minh quân sự.

C. tiến tới thành lập nước Liên bang.                        

D. tổ chức lại trật tự khu vực châu Á.

Câu 3: Sau năm 1975, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam chống lại kẻ thù nào sau đây?

A. Quân Pôn Pốt.             

B. Đế quốc Mỹ.                

C. Thực dân Pháp.            

D. Phát xít Nhật.

Câu 4: Mối quan hệ hợp tác của Liên hợp quốc với Việt Nam hiện nay là

A. hợp tác theo hướng ngày càng sâu rộng và hiệu quả.

B. giúp đỡ giải quyết hậu quả nặng nề của chiến tranh.

C. viện trợ không hoàn lại để phát triển kinh tế, văn hóa.

D. thúc đẩy cải cách thực hiện các quyền tự do dân chủ.

Câu 5: Cộng đồng ASEAN chính thức được xây dựng từ

A. hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức(1997)

B. hội nghị thường niên Ngoại trưởng ASEAN (2000).

C. đại hội đại biểu toàn bộ các nước thành viên (1998).

D. cuộc họp bất thường xem xét vấn đề Mianma (1999).

Câu 6: Một trong những văn kiện đã nêu rõ kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN là

A. kế hoạch tổng thể xây dựng cộng đồng ASEAN.

B. tuyên bố chung Cua-la Lăm-pơ (tại Malaxia).

C. lộ trình xây dựng cộng đồng ASEAN (2009-2015).

D. hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 tại Hà Nội

Câu 7: Văn bản đầu tiên đưa ra ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN có nhận thức về các mối quan hệ lịch sử là

A. Tầm nhìn ASEAN 2025.                                       

B. Tầm nhìn ASEAN 2020.

C. Hiến chương ASEAN.                                           

D. Hiệp ước Ba-li (1976).

Câu 8: Đâu là nguyên nhân Nhật Bản điều chỉnh chính sách đối ngoại đặt trọng tâm vào quan hệ với Đông Nam Á và ASEAN từ những năm 90 của thế kỷ XX?

A. Khu vực đông dân, giàu tài nguyên.                      

B. Đây đã là xu thế chung của thế giới.

C. Cạnh tranh sức ảnh hưởng với Nga.                      

D. Để xây dựng một số căn cứ quân sự.

Câu 9: Nội dung nào phản ánh không đúng vai trò của tổ chức ASEAN đối với việc bảo vệ hòa bình, ổn định ở khu vực và Biển Đông?

A. Đoàn kết nhất trí và thể hiện vai trò, tinh thần trách nhiệm cao.

B. Khẳng định các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và ASEAN.

C. Lên án, phản đối hành động xâm phạm chủ quyền các quốc gia.

D. Dùng biện pháp quân sự để bảo vệ hòa bình, ổn định ở khu vực.

Câu 10: Điểm chung của các chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam (1954-1975) là

A. có sự tham chiến từ đầu của quân đồng minh của Mỹ.

B. kết hợp bình định miền Nam và ném bom miền Bắc.

C. lực lượng quân Mỹ trực tiếp tham chiến ngay từ đầu.

D. dựa vào lực lượng quân đội Sài Gòn, do cố vấn Mỹ chỉ huy.

Câu 11: Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám

(1945) là

 A. những thắng lợi của khối Đồng minh.                   

 B. sự chuẩn bị của Đảng trong

 C. tinh thần đoàn kết của nhân dân.                         

 D. sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc.

Câu 12: Nhận xét nào dưới đây không đúng về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt

Nam?

A. Đây là cuộc cách mạng diễn ra nhanh, gọn, ít đổ máu, bằng phương pháp hòa bình.

B. Đây là cuộc cách mạng diễn ra với sự kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.

C. Đây là cuộc cách mạng đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.

D. Đây là cuộc cách mạng diễn ra với sự kết hợp khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị.

Câu 13: Sự kiện nào sau đây gắn liền với việc xây dựng khối đoàn kết dân tộc trong kháng chiến chống Pháp?

A. Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thống nhất thành Mặt trận Liên Việt.

B. Mặt trận Liên Việt và Mặt trận Việt Minh hợp nhất thành Hội Liên Việt.

C. Hội Liên Việt và Mặt trận Việt Minh thống nhất thành Mặt trận Việt Minh.

D. Hội Liên Việt và Mặt trận Liên Việt thống nhất thành Mặt trận Việt Minh.

Câu 14: Chiến dịch Tây Nguyên kết thúc thắng lợi (3-1975) đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam sang giai đoạn

A. tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.

B. tổng công kích ở các tỉnh ven biển miền Trung.

C. bước ngoặt - tổng khởi nghĩa trên toàn miền Nam.

D. thống nhất các lực lượng vũ trang để tổng tiến công.

Câu 15: Một trong những bước phát triển mới về văn hoá trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp những năm 1951 – 1953 là

A. tiếp tục triển khai thực hiện cuộc Cải cách giáo dục lần thứ hai.

B. tiếp tục triển khai thực hiện cuộc Cải cách giáo dục lần thứ nhất.

C. thành lập Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ.

D. hoàn thành xoá mù chữ trên cả nước.

Câu 16: Một trong những lí do khiến thực dân Pháp có thể duy trì và kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là

A. nhận được sự viện trợ của các nước Đông Âu và các thuộc địa của Pháp.

B. có sự ủng hộ rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân Pháp.

C. nhận được sự ủng hộ và viện trợ của Mỹ.

D. sự rút lui của quân đội Đồng minh.

Câu 17: Một trong những điểm khác biệt cơ chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ thực bản giữa chiến lược Chiến tranh cục bộ với hiện ở miền Nam Việt Nam là

A. lực lượng trực tiếp tham chiến                               

B. sử dụng phương tiện hiện đại.

C. sử dụng lực lượng cổ vẫn quân sự Mỹ.                  

D. dựa vào chính quyền tay sai.

Câu 18: Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã buộc Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hoá” trở lại cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam?

A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.                  

B. Chiến thẳng Vạn Tường năm 1965.

C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968.          

D. Chiến thắng Đường 14 – Phước Long (1975).

Câu 19: Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (từ ngày 16 - 17/8/1945) đã thể hiện

A. ý chí thống nhất đoàn kết và nguyện vọng của toàn dân.

B. cuộc Tổng khởi nghĩa đã diễn ra và thắng lợi nhanh chóng.

C. chủ trương Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Đảng.

D. quyết tâm phối hợp với phe Đồng minh để chống phát xít.

Câu 20: Bài học kinh nghiệm nào sau đây được Đảng Cộng sản Đông Dương rút ra về tập hợp, tổ chức lực lượng, phân hóa và cô lập kẻ thù trong Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Thành lập mặt trận thống nhất rộng rãi trên cơ sở liên minh công - nông.

B. Giải quyết tốt những yêu cầu và nguyện vọng trước mắt của quần chúng.

C. Tập trung tất cả các lực lượng để tấn công nhiều kẻ thù cùng một lúc.

D. Triệt để tận dụng những điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi.

Câu 21: Sau năm 1975, nước Cộng hoà xã hội đất nước, trong đó bao gồm chủ nghĩa Việt Nam quản lí toàn bộ lãnh thổ

A. tất cả các đào trên vùng Biển Đông.                      

B. tất cả các đảo và quần đảo thuộc vịnh Thái Lan.

C. quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.                        

D. các đặc khu kinh tế trên bán đảo Đông Dương.

Câu 22: Các hoạt động đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền và các lợi ích hợp pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở Biển Đông không bao gồm nội dung nào sau đây?

A. Từ chối tham gia Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển.

B. Thành lập các huyện đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

C. Tổ chức nghiên cứu để cung cấp các bằng chứng về chủ quyền.

D. Kiên quyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm chủ quyền.

Câu 23: Cơ hội lớn nhất khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN (1997) là

A. khai thác vốn đầu tư, khoa học - công nghệ.         

B. giao lưu, học hỏi về văn hóa, giáo dục, y tế.

C. tiếp thu những kinh nghiệm quản lý sản xuất.       

D. được mở rộng thị trường trao đổi hàng hóa.

Câu 24: Tính chất dân chủ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam (1945 1954) thể hiện qua hoạt động nào sau đây?

A.  Vừa kháng chiến vừa gây dựng nền móng cho chế độ mới.

B.  Hoàn thành khẩu hiệu “Người cày có ruộng” ngay trong kháng chiến.

C.  Xoá bỏ hoàn toàn giai cấp bóc lột ở các vùng do cách mạng kiểm soát.

D.  Tiến hành cải cách ruộng đất trong suốt cuộc kháng chiến.

PHẦN II: CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 25: Đọc đoạn tư liệu, chọn đúng hoặc sai

“Cả dân tộc ta đã đứng lên giành lấy chính quyền trong một thời gian rất ngắn. Đó là kết quả của lòng yêu nước sâu sắc, sự đoàn kết vững chắc và tinh thần cách mạng triệt để. Cuộc cách mạng đã đưa dân tộc ta từ thân phận nô lệ trở thành một quốc gia độc lập, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của tự do, dân chủ và hạnh phúc cho toàn thể nhân dân.”

(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, 1995)

a.  Cuộc cách mạng mà Hồ Chí Minh đề cập diễn ra nhanh chóng nhờ vào sự lãnh đạo sáng suốt và những yếu tố như lòng yêu nước, sự đoàn kết và tinh thần cách mạng triệt để.

b.  Hồ Chí Minh cho rằng kết quả của cuộc cách mạng chỉ là sự giành lại độc lập cho dân tộc mà không nói đến những giá trị khác như tự do và dân chủ.

c.  Theo Hồ Chí Minh, việc giành lại chính quyền là một quá trình dài và đầy thử thách, đòi hỏi sự hy sinh lớn lao.

d.   Lời nói của Hồ Chí Minh về cuộc cách mạng không chỉ phản ánh sự kiện lịch sử mà còn thể hiện sự đánh giá về vai trò của nhân dân trong việc giành lấy chính quyền.

Câu 26: Đọc đoạn tư liệu, chọn đúng hoặc sai

“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào, chúng ta phải đứng lên! Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước.”

(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, 19/12/1946, NXB Chính trị Quốc gia, 1995

a.  Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân hòa bình và nhượng bộ để tránh chiến tranh.

b.  Hồ Chí Minh tuyên bố rằng nhân dân Việt Nam sẽ không chịu mất nước và làm nô lệ, dù phải hy sinh tất cả.

c.  Trong lời kêu gọi, Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người sử dụng vũ khí để chống lại thực dân Pháp.

d.  Hồ Chí Minh chỉ kêu gọi những người có súng và gươm tham gia kháng chiến, không có sự tham gia của người dân không có vũ khí.

Câu 27: Đọc đoạn tư liệu, chọn đúng hoặc sai

“Cuộc kháng chiến chống Pháp là một cuộc chiến trường kỳ với nhiều thử thách, gian khổ. Tuy nhiên, qua từng giai đoạn, từ chiến tranh du kích đến chiến tranh chính quy, quân và dân ta đã trưởng thành vượt bậc. Thắng lợi trong trận Điện Biên Phủ là minh chứng cho sức mạnh chiến tranh nhân dân, khẳng định tinh thần bất khuất và ý chí sắt đá của dân tộc Việt Nam.”

(Lê Duẩn, Tổng tập các bài viết và phát biểu, NXB Chính trị Quốc gia, 1997)

a.  Cuộc kháng chiến chống Pháp là một cuộc chiến kéo dài và nhiều gian khổ.

b.  Quân và dân ta chỉ trưởng thành trong giai đoạn chiến tranh chính quy của cuộc kháng chiến chống Pháp.

c.  Thắng lợi trong trận Điện Biên Phủ chứng minh sức mạnh của chiến tranh nhân dân và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc.

d.  Ý chí sắt đá của dân tộc Việt Nam là yếu tố quyết định duy nhất dẫn đến chiến thắng Điện Biên Phủ.

Câu 28: Đọc đoạn tư liệu, chọn đúng hoặc sai

Nói về thắng lợi của cách mạng tháng Tám, Bác đã viết: “Vì sao có cuộc thắng lợi đó? Một phần là vì tình hình quốc tế thuận tiện cho ta. Nhất là vì lực lượng của cuộc toàn dân đoàn kết. Tất cả các dân tộc, các giai cấp, các địa phương, các tôn giáo đều nổi dậy theo lá cờ Việt Minh để tranh lại quyền độc lập cho tổ quốc. Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai thắng được lực lượng đó”.

a.  Bác Hồ cho rằng một phần thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là nhờ tình hình quốc tế thuận lợi.

b.  Các dân tộc, các giai cấp, các địa phương và các tôn giáo đều không tham gia vào cuộc đấu tranh giành độc lập trong Cách mạng Tháng Tám.

c.  Lực lượng toàn dân là yếu tố quyết định làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám.

d.  Theo Bác Hồ, việc Cách mạng Tháng Tám thành công là do sự thống nhất của tất cả các giai cấp và dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, nhưng không có sự đóng góp của các lực lượng quốc tế.

Đáp án

  Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Câu 1 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung Mục đích thành lập ASEAN.

Cách giải:

Văn kiện nêu rõ mục đích thành lập của tổ chức ASEAN là Tuyên bố ASEAN.

ChọnA.

Câu 2 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung Quá trình hình thành tổ chức

Cách giải:

Một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự ra đời của tổ chức ASEAN là hợp tác để cùng nhau phát triển.

Chọn A.

Câu 3 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay.

Cách giải:

Sau năm 1975, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam chống lại kẻ thù là Quân Pôn Pốt.

Chọn A.

Câu 4 (VDC):

Phương pháp:

Liên hệ.

Cách giải:

Mối quan hệ hợp tác của Liên hợp uốc với Việt Nam hiện nay là hợp tác theo hướng ngày càng sâu rộng và hiệu quả.

ChọnA.

Câu 5 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Cách giải:

Cộng đồng ASEAN chính thức được xây dựng từ hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức (1997).

Chọn A.

Câu 6 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Cách giải:

Một trong những văn kiện đã nêu rõ kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN là lộ trình xây dựng cộng đồng ASEAN (2009-2015).

Chọn C.

Câu 7 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Cách giải:

Văn bản đầu tiên đưa ra ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN có nhận thức về các mối quan hệ lịch sử là Tầm nhìn ASEAN 2020.

Chọn B.

Câu 8 (TH):

Phương pháp:

Suy luận.

Cách giải:

Nhật Bản điều chỉnh chính sách đối ngoại đặt trọng tâm vào quan hệ với Đông Nam Á và ASEAN từ những năm 90 của thế kỷ XX vì khu vực này có dân số đông và giàu tài nguyên. Điều này giúp Nhật Bản mở rộng thị trường, đảm bảo nguồn cung nguyên liệu và tăng cường ảnh hưởng kinh tế trong khu vực.

Chọn A.

Câu 9 (TH):

Phương pháp:

Suy luận.

Cách giải:

Dùng biện pháp quân sự để bảo vệ hòa bình, ổn định ở khu vực không phản ánh đúng vai trò của tổ chức ASEAN đối với việc bảo vệ hòa bình, ổn định ở khu vực và biển Đông.

Chọn D.

Câu 10 (TH):

Phương pháp:

So sánh, tìm điểm chung.

Cách giải:

Điểm chung của các chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam (1954-1975) là dựa vào lực lượng quân đội Sài Gòn, do cố vấn Mỹ chỉ huy.

Trong suốt các giai đoạn chiến tranh từ Chiến tranh đặc biệt, Chiến tranh cục bộ đến Việt Nam hóa chiến tranh, Mỹ luôn dựa vào lực lượng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chủ lực trên chiến trường. Các cố vấn và chỉ huy Mỹ đóng vai trò quan trọng trong việc huấn luyện, chỉ đạo và hỗ trợ quân đội Sài Gòn. Chiến lược này nhằm giảm thiểu tổn thất cho quân đội Mỹ và chuyển gánh nặng chiến tranh sang vai trò của quân đội Sài Gòn.

Chọn D.

Câu 11 (NB):

Phương pháp:

Suy luận.

Cách giải:

Cuộc Cách mạng tháng Tám diễn ra trong bối cảnh Thế chiến II đang bước vào giai đoạn kết thúc, với những thắng lợi của khối Đồng minh (Mỹ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc) chống lại phát xít. Sự sụp đổ của các thế lực phát xít đã tạo điều kiện thuận lợi cho các phong trào giải phóng dân tộc, trong đó có Việt Nam.

Chọn A.

Câu 12 (VD):

Phương pháp:

Nhận xét.

Cách giải:

Nhận xét “Đây là cuộc cách mạng diễn ra nhanh, gọn, ít đổ máu, bằng phương pháp hòa bình” không chính xác vì mặc dù Cách mạng tháng Tám đã diễn ra nhanh và thành công nhưng nó không hoàn toàn bằng phương pháp hòa bình. Một số nơi vẫn diễn ra xung đột vũ trang, và các lực lượng cách mạng cũng phải chiến đấu để giành chính quyền.

Chọn A.

Câu 13 (TH):

Phương pháp:

Suy luận.

Cách giải:

Sự kiện gắn liền với việc xây dựng khối đoàn kết dân tộc trong kháng chiến chống Pháp là Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thống nhất thành Mặt trận Liên Việt.

Chọn A.

Câu 14 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975).

Cách giải:

Chiến dịch Tây Nguyên kết thúc thắng lợi (3-1975) đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam sang giai đoạn tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.

Chiến dịch Tây Nguyên là một trong những chiến dịch quan trọng nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Thắng lợi của chiến dịch này đã tạo ra một bước ngoặt quyết định, làm suy yếu nghiêm trọng lực lượng của quân đội Sài Gòn và mở đường cho các chiến dịch tiếp theo. Sau chiến dịch Tây Nguyên, quân dân Việt Nam đã tiến hành các cuộc tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam, dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của chính quyền Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Chọn A.

Câu 15 (TH):

Phương pháp:

Suy luận.

Cách giải:

Một trong những bước phát triển mới về văn hoá trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp những năm 1951 – 1953 là tiếp tục triển khai thực hiện cuộc Cải cách giáo dục lần thứ nhất.

Chọn B.

Câu 16 (TH):

Phương pháp:

Suy luận.

Cách giải:

Một trong những lí do khiến thực dân Pháp có thể duy trì và kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là nhận được sự ủng hộ và viện trợ của Mỹ.

Chọn C.

Câu 17 (TH):

Phương pháp:

So sánh, tìm điểm khác biệt.

Cách giải:

-   Chiến tranh đặc biệt (1961-1965): Mỹ sử dụng quân đội tay sai (quân đội Sài Gòn) làm lực lượng chủ lực, được hỗ trợ bởi cố vấn quân sự và phương tiện hiện đại của Mỹ.

-   Chiến tranh cục bộ (1965-1968): Mỹ đưa quân viễn chinh Mỹ và quân đồng minh trực tiếp tham chiến, kết hợp với quân đội Sài Gòn. Sự thay đổi này đánh dấu bước leo thang mới trong cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam.

Chọn A.

Câu 18 (TH):

Phương pháp:

Suy luận.

Cách giải:

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 là một đòn giáng mạnh vào chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ, làm lung lay ý chí của giới cầm quyền Mỹ và gây chấn động lớn trên toàn thế giới. Trước tình hình đó, Mỹ phải chuyển sang chiến lược "Mỹ hóa" trở lại (dùng quân viễn chinh Mỹ trực tiếp tham chiến mạnh mẽ hơn để cứu vãn tình thế).

Chọn C.

Câu 19 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954).

Cách giải:

Đại hội Quốc dân ở Tân Trào đã tập hợp đại biểu từ khắp các địa phương và đại diện nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo. Hội nghị biểu thị sự thống nhất và quyết tâm đoàn kết của toàn dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập, chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa.

Chọn A.

Câu 20 (TH):

Phương pháp:

Suy luận, rút ra bài học kinh nghiệm.

Cách giải:

Đảng Cộng sản Đông Dương đã thành lập Mặt trận Việt Minh nhằm tập hợp, tổ chức lực lượng quần chúng một cách rộng rãi. Sự đoàn kết giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội, đặc biệt là liên minh công - nông, đã giúp phân hóa và cô lập kẻ thù, tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng thành công.

Chọn A.

Câu 21 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay.

Cách giải:

Sau năm 1975, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục khẳng định và thực hiện chủ quyền đối với toàn bộ lãnh thổ, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông. Đây là phần không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.

Chọn C.

Câu 22 (TH):

Phương pháp:

Suy luận.

Cách giải:

Việt Nam không từ chối tham gia mà ngược lại, là thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982. Việc tham gia Công ước là một phần quan trọng trong nỗ lực hợp tác quốc tế và khẳng định cơ sở pháp lý cho chủ quyền trên Biển Đông.

Chọn A.

Câu 23 (TH):

Phương pháp:

Suy luận.

Cách giải:

Cơ hội lớn nhất khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN (1997) là khai thác vốn đầu tư, khoa học – công nghệ.

Chọn A.

Câu 24 (TH):

Phương pháp:

Phân tích, suy luận.

Cách giải:

Tính chất dân chủ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam (1945 1954) thể hiện qua hoạt động vừa kháng chiến vừa gây dựng nền móng cho chế độ mới.

Hoạt động này thể hiện rõ tính chất dân chủ vì trong quá trình kháng chiến, nhân dân Việt Nam không chỉ đấu tranh chống thực dân mà còn xây dựng những cơ sở cho một chế độ mới, phù hợp với nguyện vọng và quyền lợi của nhân dân.

Chọn A

PHẦN II: CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 25 (VD):

Phương pháp:

Suy luận dựa trên đoạn tư liệu.

Cách giải:

a)   Đúng, Hồ Chí Minh đã khẳng định cuộc cách mạng là kết quả của “lòng yêu nước sâu sắc, sự đoàn kết vững chắc và tinh thần cách mạng triệt để”.

b)   Sai, Hồ Chí Minh khẳng định cuộc cách mạng không chỉ mang lại độc lập mà còn mở ra “kỷ nguyên của tự do, dân chủ và hạnh phúc cho toàn thể nhân dân”.

c)   Sai, Hồ Chí Minh miêu tả cuộc cách mạng diễn ra “trong một thời gian rất ngắn”, nhấn mạnh tính nhanh chóng của sự kiện.

d)   Đúng, Hồ Chí Minh khẳng định cuộc cách mạng là kết quả của sự đoàn kết, tinh thần cách mạng và lòng yêu nước của toàn thể dân tộc, thể hiện vai trò quan trọng của nhân dân trong quá trình giành chính quyền.

Câu 26 (VD):

Phương pháp:

Suy luận dựa trên đoạn tư liệu.

Cách giải:

a)  Sai, Hồ Chí Minh khẳng định rằng dù nhân nhượng, nhưng thực dân Pháp vẫn "càng lấn tới" và nhấn mạnh rằng nhân dân "phải đứng lên" để bảo vệ đất nước, thể hiện quyết tâm kháng chiến thay vì hòa bình hay nhượng bộ.

b)   Đúng, Hồ Chí Minh khẳng định “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc.

c)  Đúng, Hồ Chí Minh kêu gọi “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc”, điều này thể hiện tinh thần toàn dân kháng chiến, không phân biệt phương tiện mà chỉ cần có sự tham gia, sẵn sàng hy sinh.

d)   Sai, Hồ Chí Minh không chỉ kêu gọi những người có súng hay gươm mà còn nhấn mạnh rằng “không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc”, nghĩa là tất cả mọi người, dù có vũ khí hay không, đều phải tham gia vào cuộc kháng chiến cứu nước.

Câu 27 (VD):

Phương pháp:

Suy luận dựa trên đoạn tư liệu.

Cách giải:

a)  Đúng, cuộc kháng chiến chống Pháp được miêu tả là “một cuộc chiến trường kỳ với nhiều thử thách, gian khổ”, khẳng định tính lâu dài và khó khăn của cuộc chiến này.

b)  Sai, quân và dân ta trưởng thành qua từng giai đoạn, từ chiến tranh du kích đến chiến tranh chính quy. Điều này cho thấy sự phát triển liên tục, không chỉ giới hạn ở một giai đoạn cụ thể.

c)  Đúng, chiến thắng Điện Biên Phủ là minh chứng cho “sức mạnh chiến tranh nhân dân”, điều này cho thấy chiến lược dựa trên sự đoàn kết toàn dân và tinh thần bất khuất đã mang lại thành công.

d)  Sai, ý chí sắt đá là một trong những yếu tố quan trọng, nhưng không phải yếu tố duy nhất. Chiến thắng Điện Biên Phủ còn là minh chứng cho sự trưởng thành quân sự, sức mạnh chiến tranh nhân dân và chiến lược đúng đắn qua các giai đoạn kháng chiến.

Câu 28 (VD):

Phương pháp:

Suy luận dựa trên đoạn tư liệu.

Cách giải:

a)  Đúng, Bác Hồ cho rằng “một phần là vì tình hình quốc tế thuận tiện cho ta”, điều này thể hiện ảnh hưởng của tình hình quốc tế đối với thắng lợi của cách mạng.

b)  Sai, đoạn tư liệu đã nêu rõ “tất cả các dân tộc, các giai cấp, các địa phương, các tôn giáo đều nổi dậy theo lá cờ Việt Minh”, điều này cho thấy sự tham gia rộng rãi của mọi tầng lớp xã hội và các tôn giáo trong cuộc Cách mạng Tháng Tám.

c)   Đúng, Đoạn tư liệu nêu rõ “lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết” “không ai thắng được lực lượng đó”, điều này khẳng định vai trò quyết định của lực lượng toàn dân trong thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám.

d)   Sai, mặc dù Bác Hồ nhấn mạnh sự đóng góp của lực lượng toàn dân nhưng cũng đề cập đến “tình hình quốc tế thuận tiện cho ta”, cho thấy yếu tố quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của Cách mạng Tháng Tám, không chỉ có sự đóng góp của lực lượng trong nước.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về
  • Đề thi học kì 1 Lịch sử 12 - Đề số 2

    Việc Liên Xô là một trong năm nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có ý nghĩa như thế nào trong quan hệ quốc tế? A. Thể hiện là tổ chức quốc tế có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình an ninh thế giới.

  • Đề thi học kì 1 Lịch sử 12 - Đề số 3

    Quyết định nào dưới đây của Hội nghị Ianta (2–1945) đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp trở lại xâm lược Đông Dương? A. Quân Anh sẽ mở đường cho thực dân Pháp chiếm lại Đông Dương.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí