Đề thi học kì 1 Hóa 12 Kết nối tri thức - Đề số 1

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Xà phòng hóa ester X có công thức phân tử C4H8O2

Đề bài

Phần 1. Trắc nghiệm nhiều đáp án lựa chọn
Câu 1 :

Xà phòng hóa ester X có công thức phân tử C4H8O2 bằng dung dịch NaOH dư thu được muối Y và alcohol Z (bậc II). Công thức cấu tạo thu gọn của X là

  • A.

    HCOOCH(CH3)2

  • B.

    CH3CH2COOCH3

  • C.

    HCOOCH2CH2CH3

  • D.

    CH3COOC2H5

Câu 2 :

Lý do nào khiến xà phòng được sử đụng để tắm, giặt, rửa tay…?

  • A.

    Xà phòng xảy ra phản ứng hóa học với các vết bẩn nên làm sạch các vết bẩn.

  • B.

    Xà phòng hòa tan vào nước, làm tăng sức căng bề mặt của nước nên dễ giặt sách các chất bẩn.

  • C.

    Dung dịch xà phòng ngấm vào sợi vải, phân chia vết bẩn thành các phân tử nhỏ, dễ phân tán.

  • D.

    Xà phòng hòa tan vào nước, ngấm vào sợi vải, phần ưa nước hướng vào vết bẩn, kéo vết bẩn ra khỏi sợi vải.

Câu 3 :

Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân?

  • A.

    Cellulose

  • B.

    Tinh bột

  • C.

    Maltose

  • D.

    Fructose.

Câu 4 :

Chất X được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp, điều kiện thường, X là chất rắn vô định hình. Thủy phân X nhờ xúc tác acid hoặc enzyme, thu được chất Y có ứng dụng làm thuốc tăng lực trong y học. Chất X và Y lần lượt là

  • A.

    tinh bột và glucose.   

  • B.

    tinh bột và saccharose.

  • C.

    cellulose và saccharose.        

  • D.

    saccharose và glucose.

Câu 5 :

Trong dung dịch, saccharose hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch có màu nào sau đây?

  • A.

    Vàng.

  • B.

    Xanh lam.

  • C.

    Tím.

  • D.

    Nâu đỏ.

Câu 6 :

Amine có công thức cấu tạo: CH3CH2CH(CH3)CH2NH2. Tên gọi là bậc của amin này là

  • A.

    3 – methylbutan – 4 – amine, bậc I.

  • B.

    2 – methylbutan – 1 – amine, bậc I.

  • C.

    2- methylbutan – 2 – amine, bậc II.

  • D.

    3 – methylbutan – 4 – amine, bậc II.

Câu 7 :

Cho các phát biểu sau:

(1) Ethylamine tác dụng với nitrous acid ở nhiệt độ thường tạo ra ethanol.

(2) ethylamine tan trong nước tạo thành dung dịch làm quỳ tím hóa xanh.

(3) Ở điều kiện thường, methylamine và đimethylamine là những chất khí có mùi khai.

(4) Để lâu aniline trong không khí, nó dần dần ngả sang màu hồng, do aniline bị oxi hóa bởi oxi không khí. 

Trong số các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

  • A.

    4

  • B.

    3

  • C.

    2

  • D.

    1

Câu 8 :

Glutamc acid là một amino acid thiết yếu của cơ thể, có công thức cấu tạo

HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH. Muối monosodium glutamate (MGS) thường được dùng để chế biến bột ngọt hoặc mì chính. Pha dung dịch X gồm glutamic acid và NaOH theo tỉ lệ mol 1:1 thu được chất hữu cơ Y. Khi đặt trong điện trường, chất Y sẽ

  • A.

    di chuyển về phía cực âm của điện trường.

  • B.

    di chuyển về phía cực dương của điện trường.

  • C.

    không di chuyển dưới tác dụng của điện trường.

  • D.

    chuyển về dạng H2NC(R)(COOH)2

Câu 9 :

Các chất sau, chất nào không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường?

  • A.

    Lys-Gly-Val-Ala.      

  • B.

    Glycerol.

  • C.

    Ala-Ala.         

  • D.

    Saccharose.

Câu 10 :

Trong các chất dưới đây, chất nào là Glycine?

  • A.

    H2N-CH2-COOH

  • B.

    CH3–CH(NH2)–COOH

  • C.

    HOOC-CH2CH(NH2)COOH

  • D.

    H2N–CH2-CH2–COOH

Câu 11 :

Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polymer là

  • A.

    CH3-CH2-Cl.

  • B.

    CH3-CH3.

  • C.

    CH2=CH-CH3.

  • D.

    CH3-CH2-CH3.

Câu 12 :

Tơ Nylon-6 thuộc loại tơ thuộc loại tơ nào sau đây

  • A.

    Tơ nhân tạo

  • B.

    Tơ tự nhiên

  • C.

    Tơ polyamide.

  • D.

    Tơ poliester

Câu 13 :

Cho các polymer sau: polyethylene, poly(methyl methacrylate), polybutandiene, polystyrene, poly(vinyl acetate) và tơ nylon-6,6. Trong các polymer trên, có bao nhiêu polymer có thể bị thuỷ phân trong dung dịch acid và dung dịch kiềm?

  • A.

    3

  • B.

    1

  • C.

    2

  • D.

    4

Câu 14 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Thành phần chính của cồn 70° thường dùng trong y tế để sát trùng là ethanol.

(b) Dầu mỡ sau khi rán, có thể được dùng để tái chế thành nhiên liệu.

(c) Glucose, fructose, saccharose đều là chất rắn, không màu, dễ tan trong nước.

(d) Tripeptite Gly – Ala – Lys có công thức phân tử là C11H22O4N4.

(e) Poli(vinyl clorua) được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa, …

Số phát biểu đúng là

  • A.

    5

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 15 :

Nhiệt độ tự bốc cháy là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất khí quyển mà chất cháy tự cháy trong không khí dù không cần tiếp xúc với nguồn lửa. Khi nhà kho chứa các đồ vật làm bằng nhựa poly(vinyl chloride) (PVC) bị cháy sẽ tạo nên khói đám cháy có nhiệt độ rất cao và chứa các khí như HCl, CO,…Trong khi di chuyển ra xa đám cháy, cần cúi thấp người, đồng thời dùng khăn ướt che mũi và miệng. Cho các phát biểu sau:

(a) Khăn ướt không có tác dụng hạn chế khí HCl đi vào cơ thể.

(b) Việc cúi thấp người nhằm tránh khỏi đám cháy (có xu hướng bốc cao).

(c) Khói từ đám cháy nhựa PVC độc hại hơn khói từ đám cháy từ các đồ vật bằng gỗ.

(d) Việc sử dụng nước để chữa cháy nhằm mục đích hạ nhiệt độ đám cháy thấp hơn nhiệt độ tự bốc cháy của PVC.

Các phát biểu đúng là

  • A.

    a,b,c

  • B.

    a, b, d 

  • C.

    b, c, d

  • D.

    a, c, d

Câu 16 :

Cao su buna – S (hay còn gọi là cao su SBR) là loại cao su tổng hợp được sử dụng rất phổ biến, ước tính 50% lốp xe được làm từ SBR. Thực hiện phản ứng trùng hợp các chất nào dưới đây thu được sản phẩm là cao su buna – S?

  • A.

    CH2 = CHCH = CH2 và C6H5CH=CH2.

  • B.

    CH2=CHCH=CH2 và sulfur.

  • C.

    CH2=CHCH=CH2 và CH2=CHCl

  • D.

    CH2=CHCH=CH2 và CH2=CHCN.

Câu 17 :

Polymer nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

  • A.

    polyethylene.

  • B.

    polyamide.

  • C.

    polypropilene.

  • D.

    poly(vinyl chloride).

Câu 18 :

Khối lượng của một đoạn mạch nylon-6,6 là 27346 amu và của một đoạn mạch capron (nylon-6) là 17176 amu. số lượng mắt xích trong đoạn mạch nylon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là

  • A.

    113 và 152                 

  • B.

    121 và 114

  • C.

    121 và 152     

  • D.

    113 và 114

Phần 2. Câu hỏi đúng, sai
Câu 1 :

Poly(ethylene terephtalate) (viết tắt là PET) là một polymer được điều chế từ acid terephtalic và ethylene glicol. PET được sử dụng để sản xuất tơ, chai đựng nước uống, hộp đựng thực phẩm. Để thuận lợi cho việc nhận biết, sử dụng và tái chế thì các đồ nhựa làm từ vật liệu chứa PET thường được in kí hiệu

PET thuộc loại polyester.

Đúng
Sai

Tơ được chế tạo từ PET thuộc loại tơ tổng hợp.

Đúng
Sai

c. Trong một mắt xích PET, phần trăm khối lượng carbon là 62,5%

Đúng
Sai

d. 1 mol terephtalic acid phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư sinh ra tối đa 1 mol CO2.

Đúng
Sai
Câu 2 :

Với nhu cầu chế tạo vật liệu an toàn với môi trường, năm 2005 sản phẩm “ hộp bã mía” – bao bì từ thực vật và an toàn cho sức khỏe với nhiều tính năng vượt troiọ so với hộp xốp đã ra đời. Đây là loại bao bì có thành phần hoàn toàn tự nhiên, phần lớn là sợi bã mía từ nhà máy đường, với khả năng chịu nhiệt rộng từ - 40 đến 200oC, bền nhiệt trong lò vi sóng, lò nướng nên an toàn với sức khỏe con người. Những phát biểu nào sau đây là đúng?

(a) Thành phần chính của hộp bã mía là cellulose.

Đúng
Sai

(b) Hộp bã mía phân hủy sinh học được nên thân thiện với môi trường.

Đúng
Sai

(c) Hộp xốp đựng thức ăn nhanh làm từ chất dẻo PS cũng là vật liệu dễ phân hủy sinh học.

Đúng
Sai

(d) Hộp bã mía có thành phần chính là polymer thiên nhiên, hộp xốp từ chất dẻo là polymer tổng hợp.

Đúng
Sai
Câu 3 :

a. Fluoxetine là một acrylamine.

Đúng
Sai

b. Fluoxetine có công thức phân tử là C17H16F3NO.

Đúng
Sai

c. Fluoxetine tác dụng với nitrous acid ở nhiệt độ thường giải phóng khí nitrogen.

Đúng
Sai

d. Phân tử fluoxetine khả năng tạo liên kết hydrogen với nước.

Đúng
Sai
Câu 4 :

Chất hữu cơ X có công thức là C2H8O2N2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH thu được khí Y và chất Z là muối của amino acid T. 

a. Dung dịch chất T không làm đổi màu quỳ tím.

Đúng
Sai

b. 1 mol X phản ứng được với tối đa 2 mol NaOH trong dung dịch.

Đúng
Sai

c. Y tan tốt trong nước tạo thành dung dịch có pH > 7.

Đúng
Sai

d. Y có hai nguyên tử nitơ trong phân tử.

Đúng
Sai
Phần 3. Trả lời ngắn
Câu 1 :

Một loại chất béo có chứa 80% triolein về khối lượng. Xà phòng hóa hoàn toàn 22,1 kg chất béo này trong dung dịch NaOH, đun nóng thu được x bánh xà phòng. Biết rằng trong mỗi bánh xà phòng có khối lượng tịnh là 100 gam, xà phòng chứa 60% sodium oleate về khối lượng. Xác định giá trị của x.

Đáp án:

Câu 2 :

Củ sắn khô chứa 40% khối lượng là tinh bột, còn lại là các chất không có khả năng lên men thành ethyl alcohol. Lên men 1 tấn sắn khô với hiệu suất cả quá trình là 82%. Toàn bộ lượng ethyl alcohol sinh ra để điều chế xăng E5 (có chứa 5% thể tích ethyl alcohol). Biết rằng khối lượng riêng của ethyl alcohol là 0,8 g/ml, thể tích xăng E5 thu được sau pha trộn là bao nhiêu lít?

Đáp án:

Câu 3 :

Glucosamine hydrochloride có thể được điều chế từ chitin (C8H13O5N) theo sơ đồ sau (theo đúng tỉ lệ mol):

Hàm lượng chitin trong vỏ một loài cua biển đã được làm sạch là 18%. Để điều chế 5000 viên uống bổ khớp chứa hàm lượng glucosamine hydrochloride là 1500 mg thì cần m kg vỏ cua biển. Biết hiệu suất cả quá trình điều chế là 72%. Giá trị của m là bao nhiêu?

Đáp án: 

Câu 4 :

Enzyme tripsine chủ yếu xúc tác cho phản ứng thủy phân liên kết peptide tạo bởi nhóm carboxyl của amino acid mà gốc R có tính base. Thủy phân peptide Val – Lys – Ala – Gly – Lys – Gly – Val – Lys – Gly – Lys – Val – Gly – Gly với xúc tác là enzyme tripsine có thể thu được tối đa bao nhiêu tripeptide?

Đáp án:

Lời giải và đáp án

Phần 1. Trắc nghiệm nhiều đáp án lựa chọn
Câu 1 :

Xà phòng hóa ester X có công thức phân tử C4H8O2 bằng dung dịch NaOH dư thu được muối Y và alcohol Z (bậc II). Công thức cấu tạo thu gọn của X là

  • A.

    HCOOCH(CH3)2

  • B.

    CH3CH2COOCH3

  • C.

    HCOOCH2CH2CH3

  • D.

    CH3COOC2H5

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức cấu tạo của ester.

Lời giải chi tiết :

Vì thu được alcohol Z bậc II nên ester X HCOOCH(CH3)2 thỏa mãn.

Đáp án A

Câu 2 :

Lý do nào khiến xà phòng được sử đụng để tắm, giặt, rửa tay…?

  • A.

    Xà phòng xảy ra phản ứng hóa học với các vết bẩn nên làm sạch các vết bẩn.

  • B.

    Xà phòng hòa tan vào nước, làm tăng sức căng bề mặt của nước nên dễ giặt sách các chất bẩn.

  • C.

    Dung dịch xà phòng ngấm vào sợi vải, phân chia vết bẩn thành các phân tử nhỏ, dễ phân tán.

  • D.

    Xà phòng hòa tan vào nước, ngấm vào sợi vải, phần ưa nước hướng vào vết bẩn, kéo vết bẩn ra khỏi sợi vải.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào ứng dụng của xà phòng.

Lời giải chi tiết :

Xà phòng hòa tan vào nước, ngấm vào sợi vải, phần ưa nước hướng vào vết bẩn, kéo vết bẩn ra khỏi sợi vải.

Đáp án D

Câu 3 :

Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân?

  • A.

    Cellulose

  • B.

    Tinh bột

  • C.

    Maltose

  • D.

    Fructose.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của carbohydrate.

Lời giải chi tiết :

Fructose là monosaccharide nên không tham gia phản ứng thủy phân.

Đáp án D

Câu 4 :

Chất X được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp, điều kiện thường, X là chất rắn vô định hình. Thủy phân X nhờ xúc tác acid hoặc enzyme, thu được chất Y có ứng dụng làm thuốc tăng lực trong y học. Chất X và Y lần lượt là

  • A.

    tinh bột và glucose.   

  • B.

    tinh bột và saccharose.

  • C.

    cellulose và saccharose.        

  • D.

    saccharose và glucose.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của polysaccharide.

Lời giải chi tiết :

Y có ứng dụng làm thuốc tăng lực trong y học nên Y là glucose

X là chất rắn vô định hình nên X là tinh bột.

Đáp án A

Câu 5 :

Trong dung dịch, saccharose hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch có màu nào sau đây?

  • A.

    Vàng.

  • B.

    Xanh lam.

  • C.

    Tím.

  • D.

    Nâu đỏ.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của carbohydrate.

Lời giải chi tiết :

Saccharose hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam.

Đáp án B

Câu 6 :

Amine có công thức cấu tạo: CH3CH2CH(CH3)CH2NH2. Tên gọi là bậc của amin này là

  • A.

    3 – methylbutan – 4 – amine, bậc I.

  • B.

    2 – methylbutan – 1 – amine, bậc I.

  • C.

    2- methylbutan – 2 – amine, bậc II.

  • D.

    3 – methylbutan – 4 – amine, bậc II.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào danh pháp và bậc của amine.

Lời giải chi tiết :

CH3CH2CH(CH3)CH2NH2: 2 – methylbutan – 1 – amine, bậc I.

Đáp án B

Câu 7 :

Cho các phát biểu sau:

(1) Ethylamine tác dụng với nitrous acid ở nhiệt độ thường tạo ra ethanol.

(2) ethylamine tan trong nước tạo thành dung dịch làm quỳ tím hóa xanh.

(3) Ở điều kiện thường, methylamine và đimethylamine là những chất khí có mùi khai.

(4) Để lâu aniline trong không khí, nó dần dần ngả sang màu hồng, do aniline bị oxi hóa bởi oxi không khí. 

Trong số các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

  • A.

    4

  • B.

    3

  • C.

    2

  • D.

    1

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của amine.

Lời giải chi tiết :

(1) đúng

(2) đúng

(3) đúng

(4) sai, aniline để lâu trong không khí, nó dần dần chuyển màu nâu đen

Đáp án B

Câu 8 :

Glutamc acid là một amino acid thiết yếu của cơ thể, có công thức cấu tạo

HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH. Muối monosodium glutamate (MGS) thường được dùng để chế biến bột ngọt hoặc mì chính. Pha dung dịch X gồm glutamic acid và NaOH theo tỉ lệ mol 1:1 thu được chất hữu cơ Y. Khi đặt trong điện trường, chất Y sẽ

  • A.

    di chuyển về phía cực âm của điện trường.

  • B.

    di chuyển về phía cực dương của điện trường.

  • C.

    không di chuyển dưới tác dụng của điện trường.

  • D.

    chuyển về dạng H2NC(R)(COOH)2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính điện di của amino acid.

Lời giải chi tiết :

HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH + NaOH → HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COONa + H2O

Chất hữu cơ Y khi đặt trong điện trường, chất Y sẽ không di chuyển dưới tác dụng của điện trường vì ion lưỡng cực của Y là: -OOC-CH2-CH2-CH(NH3+)-COONa.

Đáp án C

Câu 9 :

Các chất sau, chất nào không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường?

  • A.

    Lys-Gly-Val-Ala.      

  • B.

    Glycerol.

  • C.

    Ala-Ala.         

  • D.

    Saccharose.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của amino acid.

Lời giải chi tiết :

Ala – Ala là dipeptide nên không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường.

Đáp án C

Câu 10 :

Trong các chất dưới đây, chất nào là Glycine?

  • A.

    H2N-CH2-COOH

  • B.

    CH3–CH(NH2)–COOH

  • C.

    HOOC-CH2CH(NH2)COOH

  • D.

    H2N–CH2-CH2–COOH

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào các amino acid thường dùng.

Lời giải chi tiết :

Glycine có công thức là H2N-CH2-COOH

Đáp án A

Câu 11 :

Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polymer là

  • A.

    CH3-CH2-Cl.

  • B.

    CH3-CH3.

  • C.

    CH2=CH-CH3.

  • D.

    CH3-CH2-CH3.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng điều chế polymer.

Lời giải chi tiết :

CH2=CH-CH3 chứa liên kết đôi C=C nên có thể tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polymer.

Đáp án C

Câu 12 :

Tơ Nylon-6 thuộc loại tơ thuộc loại tơ nào sau đây

  • A.

    Tơ nhân tạo

  • B.

    Tơ tự nhiên

  • C.

    Tơ polyamide.

  • D.

    Tơ poliester

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào phân loại tơ.

Lời giải chi tiết :

Tơ Nylon – 6 thuộc loại tơ polyamide

Đáp án C

Câu 13 :

Cho các polymer sau: polyethylene, poly(methyl methacrylate), polybutandiene, polystyrene, poly(vinyl acetate) và tơ nylon-6,6. Trong các polymer trên, có bao nhiêu polymer có thể bị thuỷ phân trong dung dịch acid và dung dịch kiềm?

  • A.

    3

  • B.

    1

  • C.

    2

  • D.

    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của polymer.

Lời giải chi tiết :

Poly(vinyl acetate) và tơ nylon – 6,6 có thể bị thủy phân trong dung dịch acid và dung dịch kiềm vì chứa nhóm chức – COO – và liên kết – CO – NH –

Đáp án C

Câu 14 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Thành phần chính của cồn 70° thường dùng trong y tế để sát trùng là ethanol.

(b) Dầu mỡ sau khi rán, có thể được dùng để tái chế thành nhiên liệu.

(c) Glucose, fructose, saccharose đều là chất rắn, không màu, dễ tan trong nước.

(d) Tripeptite Gly – Ala – Lys có công thức phân tử là C11H22O4N4.

(e) Poli(vinyl clorua) được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa, …

Số phát biểu đúng là

  • A.

    5

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của polymer.

Lời giải chi tiết :

(a) đúng

(b) đúng

(c) đúng

(d) đúng

(e) đúng

Đáp án A

Câu 15 :

Nhiệt độ tự bốc cháy là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất khí quyển mà chất cháy tự cháy trong không khí dù không cần tiếp xúc với nguồn lửa. Khi nhà kho chứa các đồ vật làm bằng nhựa poly(vinyl chloride) (PVC) bị cháy sẽ tạo nên khói đám cháy có nhiệt độ rất cao và chứa các khí như HCl, CO,…Trong khi di chuyển ra xa đám cháy, cần cúi thấp người, đồng thời dùng khăn ướt che mũi và miệng. Cho các phát biểu sau:

(a) Khăn ướt không có tác dụng hạn chế khí HCl đi vào cơ thể.

(b) Việc cúi thấp người nhằm tránh khỏi đám cháy (có xu hướng bốc cao).

(c) Khói từ đám cháy nhựa PVC độc hại hơn khói từ đám cháy từ các đồ vật bằng gỗ.

(d) Việc sử dụng nước để chữa cháy nhằm mục đích hạ nhiệt độ đám cháy thấp hơn nhiệt độ tự bốc cháy của PVC.

Các phát biểu đúng là

  • A.

    a,b,c

  • B.

    a, b, d 

  • C.

    b, c, d

  • D.

    a, c, d

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào ứng dụng của polymer.

Lời giải chi tiết :

(a) sai, khí HCl tan tốt trong nước nên khi sử dụng khăn ướt, Khí HCl hòa tan tạo dung dịch acid.

(b) đúng, do đối lưu nên khói các đám cháy hay bốc lên cao, cúi thấp người hoặc bò sát mặt đất sẽ tránh được khói của đám cháy.

(c) Đúng, khói của đám cháy nhựa PVC, chứa HCl, CO, H2O,… khói đám cháy các đồ vật làm bằng gỗ chứa chủ yếu là CO2, H2O.

(d) Đúng, nước có nhiệt dung lớn làm đám cháy nhanh chóng hạ nhiệt khiến chất cháy không đạt nhiệt độ để tiếp tục cháy.

Câu 16 :

Cao su buna – S (hay còn gọi là cao su SBR) là loại cao su tổng hợp được sử dụng rất phổ biến, ước tính 50% lốp xe được làm từ SBR. Thực hiện phản ứng trùng hợp các chất nào dưới đây thu được sản phẩm là cao su buna – S?

  • A.

    CH2 = CHCH = CH2 và C6H5CH=CH2.

  • B.

    CH2=CHCH=CH2 và sulfur.

  • C.

    CH2=CHCH=CH2 và CH2=CHCl

  • D.

    CH2=CHCH=CH2 và CH2=CHCN.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của cao su.

Lời giải chi tiết :

Cao su buna – S được tạo bởi phản ứng đồng trùng hợp giữa buta – 1,3 – diene và styrene.

Đáp án A

Câu 17 :

Polymer nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

  • A.

    polyethylene.

  • B.

    polyamide.

  • C.

    polypropilene.

  • D.

    poly(vinyl chloride).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng điều chế polymer.

Lời giải chi tiết :

Polyamide được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng do có 2 nhóm chức – NH2 và – COOH.

Đáp án B

Câu 18 :

Khối lượng của một đoạn mạch nylon-6,6 là 27346 amu và của một đoạn mạch capron (nylon-6) là 17176 amu. số lượng mắt xích trong đoạn mạch nylon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là

  • A.

    113 và 152                 

  • B.

    121 và 114

  • C.

    121 và 152     

  • D.

    113 và 114

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của polymer.

Lời giải chi tiết :

M monomer nylon – 6,6 = 226 amu; M monomer capron =113 amu

Số mắt xích tơ nylon – 6,6 là: 27346 : 226 = 121

Số mắt xích tơ capron là: 17176 : 113 = 152

Đáp án C

Phần 2. Câu hỏi đúng, sai
Câu 1 :

Poly(ethylene terephtalate) (viết tắt là PET) là một polymer được điều chế từ acid terephtalic và ethylene glicol. PET được sử dụng để sản xuất tơ, chai đựng nước uống, hộp đựng thực phẩm. Để thuận lợi cho việc nhận biết, sử dụng và tái chế thì các đồ nhựa làm từ vật liệu chứa PET thường được in kí hiệu

PET thuộc loại polyester.

Đúng
Sai

Tơ được chế tạo từ PET thuộc loại tơ tổng hợp.

Đúng
Sai

c. Trong một mắt xích PET, phần trăm khối lượng carbon là 62,5%

Đúng
Sai

d. 1 mol terephtalic acid phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư sinh ra tối đa 1 mol CO2.

Đúng
Sai
Đáp án

PET thuộc loại polyester.

Đúng
Sai

Tơ được chế tạo từ PET thuộc loại tơ tổng hợp.

Đúng
Sai

c. Trong một mắt xích PET, phần trăm khối lượng carbon là 62,5%

Đúng
Sai

d. 1 mol terephtalic acid phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư sinh ra tối đa 1 mol CO2.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của poly(ethylene terephtalate)

Lời giải chi tiết :

a. Đúng, vì PET được điều chế từ phản ứng ester hóa của acid và alcohol.

b. đúng

c, đúng, vì mắt xích của PET có CTCT: CO – C6H4 – CO – OC2H4 – On (C10H8O4)

→ %mC = \(\frac{{10.12}}{{10.12 + 8 + 16.4}}.100\%  = 62,5\% \)

d. sai, vì C6H4(COOH)2 + 2NaHCO3 → C6H4(COONa)2 + 2CO2 + 2H2O

Câu 2 :

Với nhu cầu chế tạo vật liệu an toàn với môi trường, năm 2005 sản phẩm “ hộp bã mía” – bao bì từ thực vật và an toàn cho sức khỏe với nhiều tính năng vượt troiọ so với hộp xốp đã ra đời. Đây là loại bao bì có thành phần hoàn toàn tự nhiên, phần lớn là sợi bã mía từ nhà máy đường, với khả năng chịu nhiệt rộng từ - 40 đến 200oC, bền nhiệt trong lò vi sóng, lò nướng nên an toàn với sức khỏe con người. Những phát biểu nào sau đây là đúng?

(a) Thành phần chính của hộp bã mía là cellulose.

Đúng
Sai

(b) Hộp bã mía phân hủy sinh học được nên thân thiện với môi trường.

Đúng
Sai

(c) Hộp xốp đựng thức ăn nhanh làm từ chất dẻo PS cũng là vật liệu dễ phân hủy sinh học.

Đúng
Sai

(d) Hộp bã mía có thành phần chính là polymer thiên nhiên, hộp xốp từ chất dẻo là polymer tổng hợp.

Đúng
Sai
Đáp án

(a) Thành phần chính của hộp bã mía là cellulose.

Đúng
Sai

(b) Hộp bã mía phân hủy sinh học được nên thân thiện với môi trường.

Đúng
Sai

(c) Hộp xốp đựng thức ăn nhanh làm từ chất dẻo PS cũng là vật liệu dễ phân hủy sinh học.

Đúng
Sai

(d) Hộp bã mía có thành phần chính là polymer thiên nhiên, hộp xốp từ chất dẻo là polymer tổng hợp.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của polymer.

Lời giải chi tiết :

(a) đúng

(b) đúng

(c) sai, chất dẻo khó phân hủy.

(d) đúng.

Câu 3 :

a. Fluoxetine là một acrylamine.

Đúng
Sai

b. Fluoxetine có công thức phân tử là C17H16F3NO.

Đúng
Sai

c. Fluoxetine tác dụng với nitrous acid ở nhiệt độ thường giải phóng khí nitrogen.

Đúng
Sai

d. Phân tử fluoxetine khả năng tạo liên kết hydrogen với nước.

Đúng
Sai
Đáp án

a. Fluoxetine là một acrylamine.

Đúng
Sai

b. Fluoxetine có công thức phân tử là C17H16F3NO.

Đúng
Sai

c. Fluoxetine tác dụng với nitrous acid ở nhiệt độ thường giải phóng khí nitrogen.

Đúng
Sai

d. Phân tử fluoxetine khả năng tạo liên kết hydrogen với nước.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của fluoxetine.

Lời giải chi tiết :

a. sai, fluoxetine là một akylamine.

b. sai, fluoxetine có công thức phân tử là C17H18F3NO.

c. đúng

d. đúng

Câu 4 :

Chất hữu cơ X có công thức là C2H8O2N2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH thu được khí Y và chất Z là muối của amino acid T. 

a. Dung dịch chất T không làm đổi màu quỳ tím.

Đúng
Sai

b. 1 mol X phản ứng được với tối đa 2 mol NaOH trong dung dịch.

Đúng
Sai

c. Y tan tốt trong nước tạo thành dung dịch có pH > 7.

Đúng
Sai

d. Y có hai nguyên tử nitơ trong phân tử.

Đúng
Sai
Đáp án

a. Dung dịch chất T không làm đổi màu quỳ tím.

Đúng
Sai

b. 1 mol X phản ứng được với tối đa 2 mol NaOH trong dung dịch.

Đúng
Sai

c. Y tan tốt trong nước tạo thành dung dịch có pH > 7.

Đúng
Sai

d. Y có hai nguyên tử nitơ trong phân tử.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của amino acid.

Lời giải chi tiết :

Chất X có cấu tạo: H2N – CH2 – COONH4

Khi X tác dụng với NaOH: H2N – CH2 – COONH4 + NaOH → H2NCH2COONa + NH3 + H2O

Y là NH3, Z là H2N – CH2 – COONa; T là H2N – CH2 – COOH (Gly)

a. Đúng, T có 1 NH2 và 1 COOH nên dung dịch T trung tính.

b. Sai, 1 mol X tác dụng tối đa 1 mol NaOH

c. đúng, vì NH3 tan trong nước tạo môi trường base nên có pH > 7.

d. sai, Y có 1 nguyên tử N.

Phần 3. Trả lời ngắn
Câu 1 :

Một loại chất béo có chứa 80% triolein về khối lượng. Xà phòng hóa hoàn toàn 22,1 kg chất béo này trong dung dịch NaOH, đun nóng thu được x bánh xà phòng. Biết rằng trong mỗi bánh xà phòng có khối lượng tịnh là 100 gam, xà phòng chứa 60% sodium oleate về khối lượng. Xác định giá trị của x.

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của chất béo.

Lời giải chi tiết :

Khối lượng triolein trong chất béo là: 22,1.80% = 17,68kg

n triolein = 17,68 : 884 = 0,02 k.mol

(C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H33COONa + C3H5(OH)3

           0,02 →                                           0,06

m C17H33COONa = 0,06.304.103 = 18240g

Khối lượng sodium oleate trong 1 bánh xà phòng là: 100.60% = 60g

Số bánh xà phòng thu được là: 18240 : 60 = 304 bánh

Câu 2 :

Củ sắn khô chứa 40% khối lượng là tinh bột, còn lại là các chất không có khả năng lên men thành ethyl alcohol. Lên men 1 tấn sắn khô với hiệu suất cả quá trình là 82%. Toàn bộ lượng ethyl alcohol sinh ra để điều chế xăng E5 (có chứa 5% thể tích ethyl alcohol). Biết rằng khối lượng riêng của ethyl alcohol là 0,8 g/ml, thể tích xăng E5 thu được sau pha trộn là bao nhiêu lít?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của tinh bột.

Lời giải chi tiết :

Khối lượng tinh bột trong 1 tấn sắn khô là: 1.40% = 0,4 tấn

m C2H5OH = 0,1863.106 = 186300g

V C2H5OH = .\(\frac{m}{D} = \frac{{186300}}{{0,8}} = 232875ml = 232,875L\).

Thể tích xăng E5 thu được là: 232,875 : 5% = 4657,5L

Câu 3 :

Glucosamine hydrochloride có thể được điều chế từ chitin (C8H13O5N) theo sơ đồ sau (theo đúng tỉ lệ mol):

Hàm lượng chitin trong vỏ một loài cua biển đã được làm sạch là 18%. Để điều chế 5000 viên uống bổ khớp chứa hàm lượng glucosamine hydrochloride là 1500 mg thì cần m kg vỏ cua biển. Biết hiệu suất cả quá trình điều chế là 72%. Giá trị của m là bao nhiêu?

Đáp án: 

Đáp án

Đáp án: 

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của amino acid.

Lời giải chi tiết :

Khối lượng glucosamine hydrochloride trong 5000 viên uống bổ khớp là: 5000.1500 = 7500000mg = 7500g

m C8H13O5N = \(\frac{{7500.213}}{{215,5}}:72\%  = 9812,45g\)

Khối lượng vỏ cua biển cần dùng là: 9812,455 : 18% = 54513,6g = 54,51kg

Câu 4 :

Enzyme tripsine chủ yếu xúc tác cho phản ứng thủy phân liên kết peptide tạo bởi nhóm carboxyl của amino acid mà gốc R có tính base. Thủy phân peptide Val – Lys – Ala – Gly – Lys – Gly – Val – Lys – Gly – Lys – Val – Gly – Gly với xúc tác là enzyme tripsine có thể thu được tối đa bao nhiêu tripeptide?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng thủy phân peptide.

Lời giải chi tiết :

Xúc tác enzyme tripsine chủ yếu tấn công vào liên kết chứa amino acid mà gốc R có tính base. Trong peptide đề cho, có 4 Lys (vì Lys có gốc R tính base), khi thủy phân có xúc tác enzyme tripsine sẽ tạo được 4 tripeptide.

Val – Lys – Ala

Gly – Lys – Gly

Val – Lys – Gly

Lys – Val – Gly