Đề thi giữa kì 1 Hóa 12 Kết nối tri thức - Đề số 1
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
Công thức phân tử chung của ester no, đơn chức, mạch hở là
Đề bài
Công thức phân tử chung của ester no, đơn chức, mạch hở là
-
A.
CnH2n – 1O2 (n ≥ 2).
-
B.
CnH2n + 1O2 (n ≥ 2).
-
C.
CnH2n + 2O2 (n ≥ 2).
-
D.
CnH2nO2 (n ≥ 2) .
Ester nào sau đây có mùi thơm của chuối chín?
-
A.
Isoamyl acetate.
-
B.
Propyl acetate.
-
C.
Isopropyl acetate.
-
D.
Benzyl acetate.
Đun nóng 6,0 gam CH3COOH với 6,0 gam C2H5OH (có H2SO4 làm xúc tác, hiệu suất phản ứng ester hoá bằng 50%). Khối lượng ester tạo thành là
-
A.
6,0 gam.
-
B.
4,4 gam.
-
C.
8,8 gam.
-
D.
5,2 gam.
Chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hai chất Y và Z. Cho Z tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất X là
-
A.
CH3COOCH=CH2.
-
B.
HCOOCH3.
-
C.
CH3COOCH=CH – CH3.
-
D.
HCOOCH=CH2.
Thủy phân hoàn toàn hợp chất nào sau đây thì thu được sodium stearate và glycerol
-
A.
(C15H31COO)3C3H5.
-
B.
(C17H31COO)3C3H5.
-
C.
(C17H35COO)3C3H5.
-
D.
(C15H31COO)3C3H5.
Đặc cấu tạo giống nhau giữa xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp là?
-
A.
Đều có hai phần gồm phần phân cực (“đầu ưa nước) và phần không phân cực (“đuôi” kị nước).
-
B.
Đều có nhóm carboxylate –COO–.
-
C.
Đều có nhóm sodium sulfate –OSO3Na.
-
D.
Đều có nhóm sodium sulfonate –SO3Na.
Nguyên liệu nào sau đây dùng để sản xuất chất giặt rửa tự nhiên?
-
A.
Dầu mỏ.
-
B.
Mỡ động vật.
-
C.
Gỗ.
-
D.
Bồ kết.
Glucose là một loại monosaccharide có nhiều trong quả nho, quả xoài, quả vải,...
Công thức phân tử của Glucose là
-
A.
C12H22O11.
-
B.
(C6H10O5)n.
-
C.
C2H4O2.
-
D.
C6H12O6.
Nhận xét nào dưới đây là không đúng khi nói về glucose và fructose?
-
A.
Đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
-
B.
Đều tạo được kết tủa đỏ gạch Cu2O khi tác dụng với Cu(OH)2, đun nóng trong môi trường kiềm.
-
C.
Đều làm mất màu nước bromine.
-
D.
Đều tồn tại ở cả dạng mạch vòng và mạch hở.
Lên men 1,08 kg glucose chứa 20% tạp chất, thu được 0,368 kg ethyl alcohol. Hiệu suất của quá trình lên men là
-
A.
83,3 %.
-
B.
50,0 %.
-
C.
60,0 %.
-
D.
70,0 %.
Một gương soi ở các nhà vệ sinh hình tròn có đường kính 40cm. Để tráng 200 tấm gương soi có diện tích bề mặt như trên với độ dày 0,2 μm người ta đun nóng dung dịch chứa m gam glucose 5% với một lượng dung dịch silver nitrate trong ammonia. Biết khối lượng riêng của silver là 10,49 g/cm³, hiệu suất phản ứng tráng gương là 80% (tính theo glucose). Xác định giá trị của m (làm tròn đến phần nguyên).
-
A.
1098
-
B.
875
-
C.
54,7.
-
D.
870.
Thủy phân saccharose, thu được hai monosaccharide X và Y. Chất X có trong máu người với nồng độ khoảng 0,1%. Phát biểu nào sau đây đúng?
-
A.
Y bị thủy phân trong môi trường base.
-
B.
X không có phản ứng tráng bạc.
-
C.
X có phân tử khối bằng 180.
-
D.
Y không tan trong nước.
Cho các tính chất sau: (1) có vị ngọt, (2) dễ tan trong nước, (3) có phản ứng tráng bạc, (4) bị thủy phân trong môi trường acid, (5) hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam.
Số tính chất đúng với saccharose là
-
A.
4
-
B.
3
-
C.
5
-
D.
2
Saccharide nào sau đây chiếm thành phần chính trong các loại hạt như gạo, ngô, lúa mì, lúa mạch?
-
A.
Glucose.
-
B.
Saccharose.
-
C.
Tinh bột.
-
D.
Cellulose.
Hai gốc glucose trong phân tử maltose liên kết với nhau bởi liên kết
-
A.
\(\alpha \)-1,4-glycoside.
-
B.
\(\alpha \)-1,2-glycoside.
-
C.
\(\alpha \)-1,6-glycoside.
-
D.
\(\beta \)-1,2-glycoside.
Màu xanh của dung dịch keo X mất đi khi đun nóng và trở lại như ban đầu khi để nguội. Vậy X là
-
A.
Dung dịch (CH3COO)2Cu
-
B.
Dung dịch I2 trong tinh bột.
-
C.
Dung dịch copper (II) glycerate.
-
D.
Dung dịch I2 trong cellulose.
Thuỷ phân 1 kg gạo chứa 75% tinh bột trong môi trường acid. Biết hiệu suất phản ứng đạt 80% thì lượng glucose thu được là
-
A.
222,2 g
-
B.
1041,7 g
-
C.
666,7 g
-
D.
888,6g
Để thu được 2,2 tấn cellulose trinitrate được điều chế từ phản ứng giữa nitric acid với cellulose (hiệu suất phản ứng 60% tính theo cellulose). Thì lượng cellulose cần dùng là
-
A.
3,67 tấn.
-
B.
2,97 tấn.
-
C.
1,10 tấn.
-
D.
2,00 tấn
Acid béo omega-3 thường gặp là Eicosapentaenoic acid (EPA) có công thức khung phân tử như sau:
Eicosapentaenoic acid có công thức phân tử là C20H31O2
Eicosapentaenoic acid có công thức thu gọn:
CH3CH2CH=CHCH2CH=CHCH2CH=CHCH2CH=CHCH2CH=CH[CH2]3COOH
Eicosapentaenoic acid là một acid no, đơn chức mạch hở.
Eicosapentaenoic acid là một carboxylic acid không no, đơn chức mạch hở.
Cho E (C3H6O3) và F (C4H6O4) là hai chất hữu cơ mạch hở đều tạo từ carboxylic acid và alcohol. Từ E và F thực hiện sơ đồ các phản ứng sau
(1) E + NaOH\( \to \) X + Y
(2) F + NaOH \( \to \)X + Y
(3) X + HCl \( \to \) Z + NaCl
Biết X, Y, Z là các chất hữu cơ, trong đó phân tử Y không có nhóm -CH3.
Chất E là hợp chất hữu cơ đơn chức.
Chất Y là đồng đẳng của ethyl alcohol.
Chất E và F đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
1 mol chất F tác dụng được tối đa với 2 mol NaOH trong dung dịch.
Tiến hành thí nghiệm sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm lần lượt 1 mL dung dịch CuSO4 2% và 2 mL dung dịch NaOH 3%, lắc đều.
Bước 2: Thêm tiếp vào ống nghiệm 4 mL dung dịch saccharose 2%. Lắc đều cho đến khi kết tủa tan hết.
Kết thúc bước 1, ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh.
Kết thúc bước 2, ống nghiệm xuất hiện dung dịch màu xanh lam.
Phản ứng xảy ra ở bước 1 là phản ứng trao đổi, ở bước 2 là phản ứng oxi hóa – khử.
Thí nghiệm trên chứng tỏ saccharose có tính chất của polyalcohol.
Tinh bột là nguồn lương thực quan trọng của con người là nguyên liệu để sản xuất nhiều loại bánh, mì sợi, bia, rượu , glucose, ethanol…
X hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch phức màu xanh lam
Y là hợp chất hữu cơ đa chức.
Tinh bột là polymer tự nhiên, có công thức là (C6H10O5)n.
Oxi hóa không hoàn toàn Y thu được hợp chất hữu cơ có phản ứng tráng gương.
Lời giải và đáp án
Công thức phân tử chung của ester no, đơn chức, mạch hở là
-
A.
CnH2n – 1O2 (n ≥ 2).
-
B.
CnH2n + 1O2 (n ≥ 2).
-
C.
CnH2n + 2O2 (n ≥ 2).
-
D.
CnH2nO2 (n ≥ 2) .
Đáp án : D
Dựa vào công thức tổng quát của ester.
Công thức phân tử chung của ester no, đơn chức, mạch hở là: CnH2nO2 (n ≥ 2) .
Đáp án D
Ester nào sau đây có mùi thơm của chuối chín?
-
A.
Isoamyl acetate.
-
B.
Propyl acetate.
-
C.
Isopropyl acetate.
-
D.
Benzyl acetate.
Đáp án : A
Dựa vào ứng dụng của ester.
Ester có mùi thơm của chuối chín là : isomayl acetate.
Đáp án A
Đun nóng 6,0 gam CH3COOH với 6,0 gam C2H5OH (có H2SO4 làm xúc tác, hiệu suất phản ứng ester hoá bằng 50%). Khối lượng ester tạo thành là
-
A.
6,0 gam.
-
B.
4,4 gam.
-
C.
8,8 gam.
-
D.
5,2 gam.
Đáp án : B
Dựa vào phản ứng điều chế ester.
n CH3COOH = \(\frac{6}{{60}} = 0,1mol\); n C2H5OH = \(\frac{6}{{46}} = \frac{3}{{23}}mol\)
Vì hiệu suất phản ứng ester là 50% nên n CH3COOC2H5 = 0,1.50% = 0,05 mol
m CH3COOC2H5 = 0,05.88 = 4,4g
Đáp án B
Chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hai chất Y và Z. Cho Z tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất X là
-
A.
CH3COOCH=CH2.
-
B.
HCOOCH3.
-
C.
CH3COOCH=CH – CH3.
-
D.
HCOOCH=CH2.
Đáp án : A
Dựa vào cấu tạo của ester.
Vì Z tác dụng được với AgNO3 trong NH3 nên Z có nhóm chức – CHO.
T phản ứng được với NaOH và là sản phẩm khi cho Z tác dụng với AgNO3 nên T có nhóm chức – COOH.
T + NaOH \( \to \)Y
=> Y là muối, Z là hợp chất aldehyde.
Chỉ có A thỏa mãn vì:
CH3COOCH=CH2 + NaOH \( \to \)CH3COONa (Y) + CH3CHO (Z)
CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3\( \to \)CH3COONH4 (T) + 2Ag + 2NH4NO3
CH3COONH4 + NaOH \( \to \)CH3COONa (Y) + NH3 + H2O
Đáp án A
Thủy phân hoàn toàn hợp chất nào sau đây thì thu được sodium stearate và glycerol
-
A.
(C15H31COO)3C3H5.
-
B.
(C17H31COO)3C3H5.
-
C.
(C17H35COO)3C3H5.
-
D.
(C15H31COO)3C3H5.
Đáp án : C
Dựa vào tính chất hóa học của chất béo.
Khi thủy phân hợp chất thu được sodium stearate C17H35COONa và glycerol C3H5(OH)3.
Vậy hợp chất ban đầu là: (C17H35COO)3C3H5.
Đáp án C
Đặc cấu tạo giống nhau giữa xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp là?
-
A.
Đều có hai phần gồm phần phân cực (“đầu ưa nước) và phần không phân cực (“đuôi” kị nước).
-
B.
Đều có nhóm carboxylate –COO–.
-
C.
Đều có nhóm sodium sulfate –OSO3Na.
-
D.
Đều có nhóm sodium sulfonate –SO3Na.
Đáp án : A
Dựa vào cấu tạo của xà phòng và chất giặt rửa.
Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp đều có hai phần gồm phần phân cực và phần không phân cực.
Đáp án A
Nguyên liệu nào sau đây dùng để sản xuất chất giặt rửa tự nhiên?
-
A.
Dầu mỏ.
-
B.
Mỡ động vật.
-
C.
Gỗ.
-
D.
Bồ kết.
Đáp án : D
Dựa vào chất giặt rửa tổng hợp và tự nhiên.
Dùng bồ kết để sản xuất chất giặt rửa tự nhiên.
Đáp án D
Glucose là một loại monosaccharide có nhiều trong quả nho, quả xoài, quả vải,...
Công thức phân tử của Glucose là
-
A.
C12H22O11.
-
B.
(C6H10O5)n.
-
C.
C2H4O2.
-
D.
C6H12O6.
Đáp án : D
Dựa vào công thức phân tử của glucose.
Glucose có công thức phân tử là C6H12O6.
Đáp án D
Nhận xét nào dưới đây là không đúng khi nói về glucose và fructose?
-
A.
Đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
-
B.
Đều tạo được kết tủa đỏ gạch Cu2O khi tác dụng với Cu(OH)2, đun nóng trong môi trường kiềm.
-
C.
Đều làm mất màu nước bromine.
-
D.
Đều tồn tại ở cả dạng mạch vòng và mạch hở.
Đáp án : C
Dựa vào tính chất hóa học của glucose và fructose.
Glucose có khả năng làm mất màu dung dịch nước bromine vì có nhóm – CHO.
Fructose không có khả năng này vì có nhóm chức – CO –
Đáp án C
Lên men 1,08 kg glucose chứa 20% tạp chất, thu được 0,368 kg ethyl alcohol. Hiệu suất của quá trình lên men là
-
A.
83,3 %.
-
B.
50,0 %.
-
C.
60,0 %.
-
D.
70,0 %.
Đáp án : A
Dựa vào tính chất hóa học của glucose.
n C6H12O6 = \(\frac{{1,{{08.10}^3}.80\% }}{{180}} = 4,8mol\); n C2H5OH = \(\frac{{0,{{368.10}^3}}}{{46}} = 8mol\)
H% = \(\frac{4}{{4,8}}.100 = 83,33\% \)
Đáp án A
Một gương soi ở các nhà vệ sinh hình tròn có đường kính 40cm. Để tráng 200 tấm gương soi có diện tích bề mặt như trên với độ dày 0,2 μm người ta đun nóng dung dịch chứa m gam glucose 5% với một lượng dung dịch silver nitrate trong ammonia. Biết khối lượng riêng của silver là 10,49 g/cm³, hiệu suất phản ứng tráng gương là 80% (tính theo glucose). Xác định giá trị của m (làm tròn đến phần nguyên).
-
A.
1098
-
B.
875
-
C.
54,7.
-
D.
870.
Đáp án : A
Dựa vào tính chất hóa học của glucose.
Thể tích bạc để tráng 200 tấm gương soi là: V = S.d = \(\pi .{R^2}.d = \pi {.20^2}{.2.10^{ - 5}}.200 = 5,026c{m^3}\)
Khối lượng của bạc là: m = D.V = 5,026.10,49 = 52,73g
n Ag = 52,73 : 108 = 0,488 mol.
n Glucose = 0,488 : 2 : 80% = 0,305mol
m glucose = 0,305.180 : 5% = 1098g
Đáp án A
Thủy phân saccharose, thu được hai monosaccharide X và Y. Chất X có trong máu người với nồng độ khoảng 0,1%. Phát biểu nào sau đây đúng?
-
A.
Y bị thủy phân trong môi trường base.
-
B.
X không có phản ứng tráng bạc.
-
C.
X có phân tử khối bằng 180.
-
D.
Y không tan trong nước.
Đáp án : C
Dựa vào tính chất hóa học của saccharose.
Khi thủy phân saccharose thu được glucose và frucotse.
Chất X có trong máu người với nồng độ khoảng 0,1% nên X là glucose.
C đúng
Đáp án C
Cho các tính chất sau: (1) có vị ngọt, (2) dễ tan trong nước, (3) có phản ứng tráng bạc, (4) bị thủy phân trong môi trường acid, (5) hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam.
Số tính chất đúng với saccharose là
-
A.
4
-
B.
3
-
C.
5
-
D.
2
Đáp án : A
Dựa vào tính chất của saccharose.
Saccharose có vị ngọt, dễ tan trong nước, bị thủy phân trong môi trường acid, hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh làm.
Đáp án A
Saccharide nào sau đây chiếm thành phần chính trong các loại hạt như gạo, ngô, lúa mì, lúa mạch?
-
A.
Glucose.
-
B.
Saccharose.
-
C.
Tinh bột.
-
D.
Cellulose.
Đáp án : C
Dựa vào trạng thái tự nhiên của saccharide.
Tinh bột có nhiều trong các loại hạt như gạo, ngô, lúa mì, lúa mạch.
Đáp án C
Hai gốc glucose trong phân tử maltose liên kết với nhau bởi liên kết
-
A.
\(\alpha \)-1,4-glycoside.
-
B.
\(\alpha \)-1,2-glycoside.
-
C.
\(\alpha \)-1,6-glycoside.
-
D.
\(\beta \)-1,2-glycoside.
Đáp án : A
Dựa vào cấu tạo của maltose.
Hai gốc glucose trong phân tử maltose liên kết với nhau bởi liên kết \(\alpha \)-1,4-glycoside.
Đáp án A
Màu xanh của dung dịch keo X mất đi khi đun nóng và trở lại như ban đầu khi để nguội. Vậy X là
-
A.
Dung dịch (CH3COO)2Cu
-
B.
Dung dịch I2 trong tinh bột.
-
C.
Dung dịch copper (II) glycerate.
-
D.
Dung dịch I2 trong cellulose.
Đáp án : B
Dựa vào tính chất hóa học của carbohydrate.
Màu xanh của dung dịch keo X mất đi khi đun nóng và trở lại như ban đầu khi để nguội. Vậy X là dung dịch I2 trong tinh bột.
Đáp án B
Thuỷ phân 1 kg gạo chứa 75% tinh bột trong môi trường acid. Biết hiệu suất phản ứng đạt 80% thì lượng glucose thu được là
-
A.
222,2 g
-
B.
1041,7 g
-
C.
666,7 g
-
D.
888,6g
Đáp án : C
Dựa vào tính chất hóa học của tinh bột.
Để thu được 2,2 tấn cellulose trinitrate được điều chế từ phản ứng giữa nitric acid với cellulose (hiệu suất phản ứng 60% tính theo cellulose). Thì lượng cellulose cần dùng là
-
A.
3,67 tấn.
-
B.
2,97 tấn.
-
C.
1,10 tấn.
-
D.
2,00 tấn
Đáp án : D
Dựa vào tính chất hóa học của cellulose.
m cellulose = \(\frac{1}{{81}}\) .162 = 2,00 tấn.
Đáp án D
Acid béo omega-3 thường gặp là Eicosapentaenoic acid (EPA) có công thức khung phân tử như sau:
Eicosapentaenoic acid có công thức phân tử là C20H31O2
Eicosapentaenoic acid có công thức thu gọn:
CH3CH2CH=CHCH2CH=CHCH2CH=CHCH2CH=CHCH2CH=CH[CH2]3COOH
Eicosapentaenoic acid là một acid no, đơn chức mạch hở.
Eicosapentaenoic acid là một carboxylic acid không no, đơn chức mạch hở.
Eicosapentaenoic acid có công thức phân tử là C20H31O2
Eicosapentaenoic acid có công thức thu gọn:
CH3CH2CH=CHCH2CH=CHCH2CH=CHCH2CH=CHCH2CH=CH[CH2]3COOH
Eicosapentaenoic acid là một acid no, đơn chức mạch hở.
Eicosapentaenoic acid là một carboxylic acid không no, đơn chức mạch hở.
Dựa vào tính chất của chất béo.
a. đúng
b. đúng
c. sai, Eicosapentaenoic acid là acid không no, đơn chức mạch hở.
d. sai, Eicosapentaenoic acid là một acid béo vì có số nguyên tử C lớn.
Cho E (C3H6O3) và F (C4H6O4) là hai chất hữu cơ mạch hở đều tạo từ carboxylic acid và alcohol. Từ E và F thực hiện sơ đồ các phản ứng sau
(1) E + NaOH\( \to \) X + Y
(2) F + NaOH \( \to \)X + Y
(3) X + HCl \( \to \) Z + NaCl
Biết X, Y, Z là các chất hữu cơ, trong đó phân tử Y không có nhóm -CH3.
Chất E là hợp chất hữu cơ đơn chức.
Chất Y là đồng đẳng của ethyl alcohol.
Chất E và F đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
1 mol chất F tác dụng được tối đa với 2 mol NaOH trong dung dịch.
Chất E là hợp chất hữu cơ đơn chức.
Chất Y là đồng đẳng của ethyl alcohol.
Chất E và F đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
1 mol chất F tác dụng được tối đa với 2 mol NaOH trong dung dịch.
Dựa vào tính chất hóa học của ester.
Vì E và F là chất hữu cơ mạch hở đều tạo từ carboxylic acid và alcohol nên E và F có nhóm – COO –.
Vì X + HCl \( \to \) Z + NaCl
Nên X là muối carboxylate và Y là alcohol.
Vì Y không có nhóm – CH3 nên E, F có công thức cấu tạo là:
(E): \(HCOOC{H_2} - C{H_2} - OH\)
(F):
(Y): C2H4(OH)2
(X): HCOOH.
a. sai, E là chất hữu cơ tạp chức.
b. sai, Y là ethylene glycol.
c. đúng, vì đều có – CHO.
d. đúng
Tiến hành thí nghiệm sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm lần lượt 1 mL dung dịch CuSO4 2% và 2 mL dung dịch NaOH 3%, lắc đều.
Bước 2: Thêm tiếp vào ống nghiệm 4 mL dung dịch saccharose 2%. Lắc đều cho đến khi kết tủa tan hết.
Kết thúc bước 1, ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh.
Kết thúc bước 2, ống nghiệm xuất hiện dung dịch màu xanh lam.
Phản ứng xảy ra ở bước 1 là phản ứng trao đổi, ở bước 2 là phản ứng oxi hóa – khử.
Thí nghiệm trên chứng tỏ saccharose có tính chất của polyalcohol.
Kết thúc bước 1, ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh.
Kết thúc bước 2, ống nghiệm xuất hiện dung dịch màu xanh lam.
Phản ứng xảy ra ở bước 1 là phản ứng trao đổi, ở bước 2 là phản ứng oxi hóa – khử.
Thí nghiệm trên chứng tỏ saccharose có tính chất của polyalcohol.
Dựa vào tính chất hóa học của saccharose.
a. đúng.
b. đúng.
c. sai, ở bước 2 là phản ứng tạo phức.
d. đúng
Tinh bột là nguồn lương thực quan trọng của con người là nguyên liệu để sản xuất nhiều loại bánh, mì sợi, bia, rượu , glucose, ethanol…
X hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch phức màu xanh lam
Y là hợp chất hữu cơ đa chức.
Tinh bột là polymer tự nhiên, có công thức là (C6H10O5)n.
Oxi hóa không hoàn toàn Y thu được hợp chất hữu cơ có phản ứng tráng gương.
X hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch phức màu xanh lam
Y là hợp chất hữu cơ đa chức.
Tinh bột là polymer tự nhiên, có công thức là (C6H10O5)n.
Oxi hóa không hoàn toàn Y thu được hợp chất hữu cơ có phản ứng tráng gương.
Dựa vào tính chất hóa học của tinh bột.
a. đúng.
b. sai, Y là hợp chất hữu cơ đơn chức.
c. đúng.
d. đúng
Dựa vào tính chất hóa học của chất béo.
Đáp án 38000
Ta có: chỉ số xà phòng hóa của dầu olive là 190 nên lượng KOH cần dùng để phản ứng hết 1 gam dầu, mỡ là 190g.
Vậy khối lượng của KOH cần thiết phản ứng hết với 200g dầu mỡ là: 200.190 = 38000g
Dựa vào tính chất hóa học của chất béo.
Đáp án 66
Khối lượng triolein trong chất béo là: 70%.5,5 = 3,85kg.
n triolein = 3,85.103 : 884 = 4,344 mol.
m sodium oleate = 4,344 .3. 304 = 3961,7g
số bánh xà phòng thu được là: 3961,78 : 60 = 66 bánh.
Dựa vào tính chất hóa học của carbohydrate.
Saccharose, maltose, tinh bột, cellulose khi thủy phân trong môi trường acid tạo ra glucose.
Đáp án 4.
Dựa vào tính chất hóa học của cellulose.
Đáp án 1,36
(C6H10O5)n + 3n HNO3 \( \to \) [C6H7O2(ONO2)3]n + 3n H2O
m tấn gỗ là: \(\frac{5}{{1188n}}\).162n:50% = 1,36 tấn.
Ester X có công thức phân tử C4H8O2.
Ethyl propanoate là ester tạo nên mùi thơm đặc trưng của quả dứa. Công thức của ethyl
Phát biểu nào sau đây không đúng về ứng dụng của chất béo và các acid béo?
Carbohydrate là gì?