Đề thi học kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề số 4
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
: Số hiệu nguyên tử của nguyên tố sulfur là A. 15. B. 16.
Đề bài
Số hiệu nguyên tử của nguyên tố sulfur là
-
A.
15.
-
B.
16.
-
C.
17.
-
D.
32
Trong tự nhiên sulfur tồn tại phần lớn dạng hợp chất trong các khoáng vật. Khoáng vật nào sau đây chứa sulfur?
-
A.
Apatit.
-
B.
Cryolite.
-
C.
Pyrite.
-
D.
Dolomite.
Tính chất vật lí nào sau đây là của đơn chất sulfur ở điều kiện thường?
-
A.
Là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước, tan ít trong ethanol, tan nhiều trong dầu hỏa, benzene.
-
B.
Là chất rắn, màu vàng, không tan trong nước, tan ít trong ethanol, tan nhiều trong dầu hỏa, benzene.
-
C.
Là chất lỏng, màu vàng, không tan trong nước, tan ít trong ethanol, tan nhiều trong dầu hỏa, benzene.
-
D.
Là chất rắn, màu vàng, tan nhiều trong nước, tan ít trong ethanol, tan nhiều trong dầu hỏa, benzen.
Khi sục khí SO2 vào dung dịch H2S thì xảy ra hiện tượng nào sau đây?
-
A.
Không có hiện tượng gì xảy ra.
-
B.
Dung dịch chuyển sang màu nâu đen.
-
C.
Có bọt khí bay lên.
-
D.
Dung dịch bị vẩn đục màu vàng
Trong phản ứng nào sau đây SO2 thể hiện tính khử?
-
A.
2SO2 + O2 \( \to \) 2SO3.
-
B.
SO2 + 2NaOH \( \to \) Na2SO3 + H2O.
-
C.
SO2 + H2O \( \to \) H2SO3.
-
D.
SO2 + 2H2S \( \to \) 3S + 2H2O
Có một loại quặng pyrite chứa 96% FeS2. Nếu mỗi ngày nhà máy sản xuất 100 tấn sulfuric acid 98% thì lượng quặng pyrite trên cần dùng là bao nhiêu (biết hiệu suất điều chế H2SO4 là 90%)?
-
A.
69,45 tấn.
-
B.
68,45 tấn.
-
C.
67,45 tấn.
-
D.
70,45 tấn.
Oleum là sản phẩm tạo thành khi cho
-
A.
H2SO4 đặc hấp thụ SO3
-
B.
H2SO4 loãng hấp thụ SO3
-
C.
H2SO4 đặc hấp thụ SO2
-
D.
H2SO4 loãng hấp thụ SO2
Cho phản ứng:
H2SO4 (đặc)(aq) + 8HI \( \to \)4I2(s) + H2S(g) + 4H2O(l)
Câu nào diễn tả không đúng tính chất của chất
-
A.
H2SO4 là chất oxi hóa, HI là chất khử
-
B.
HI bị oxi hóa thành I2, H2SO4 bị khử thành H2S
-
C.
H2SO4 oxi hóa thành IH thành I2, và nó bị khử thành H2S
-
D.
I2 oxi hóa H2S thành H2SO4 và nó bị khử thành HI
Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là:
-
A.
Thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.
-
B.
Thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
-
C.
Thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
-
D.
Thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định.
Chất nào sau đây là dẫn xuất của hydrocarbon?
-
A.
C2H4.
-
B.
C6H6.
-
C.
C4H10.
-
D.
C6H12O6.
Phổ IR của một hợp chất hữu cơ có các tín hiệu hấp thụ ở 2 971 cm-1; 2 860 cm-1; 2 688 cm-1 và 1712 cm-1. Hợp chất hữu cơ này là chất nào trong số các chất sau:
-
A.
CH3COOCH2CH3.
-
B.
CH3CH2CH2COOH
-
C.
HOCH2CH=CHCH2OH
-
D.
Hợp chất khác
Phương pháp kết tinh dựa trên nguyên tắc sau
-
A.
tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau.
-
B.
dựa vào độ tan khác nhau và sự thay đổi độ tan theo nhiệt độ của chất rắn.
-
C.
sự khác biệt về tốc độ di chuyển của các chất trong pha động khi tiếp xúc trực tiếp với một pha tĩnh do sự khác nhau khả năng hấp phụ trên pha tĩnh.
-
D.
dựa trên độ hòa tan khác nhau của các chất đó trong 2 môi trường không hòa tan vào nhau.
Trong chiết lỏng – lỏng được tiến hành thông qua các bước sau:
Bước 1: Cho hỗn hợp các chất cần chiết vào phễu chiết, thêm dung môi vào ( dung môi phải có khả năng hòa tan tốt chất cần thiết và không trộn lẫn với hỗn hợp ban đầu)
Bước 2: Lắc đều phễu chiết rồi để yên, hỗn hợp trong phễu sẽ tách thành 2 lớp.
Bước 3: Sau đó mở khóa phễu chiết để lần lượt thu từng lớp chất lỏng.
Bước 4: Làm bay hơi dung môi của dịch chiết để thu được chất cần tách.
Trong các bước trên bước nào thể hiện nguyên tắc của phương pháp chiết?
-
A.
Bước 1
-
B.
Bước 2.
-
C.
Bước 3.
-
D.
Bước 4.
Công thức đơn giản nhất (CTĐGN) cho ta biết
-
A.
số lượng các nguyên tố trong hợp chất.
-
B.
tỉ lệ giữa tối giản về số lượng các nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
-
C.
cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ.
-
D.
tỉ lệ chưa tối giản về số lượng các nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ
Vitamin A (retinol) có công thức phân tử C20H30O, công thức đơn giản nhất của vitamin A là:
-
A.
C2H3O
-
B.
C20H30O
-
C.
C4H6O
-
D.
C4H6O2
Hợp chất B có công thức thực nghiệm là CH2O. Phổ MS cho thấy B có các tín hiệu sau:
Chất B | |
m/z | Cường độ tương đối (%) |
31 | 100 |
59 | 50 |
90 | 16 |
-
A.
31.
-
B.
59.
-
C.
90.
-
D.
100
Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy trong hợp chất Y, carbon chiếm 85,7% còn hydrogen chiếm 14,3% về khối lượng. Công thức đơn giản nhất của Y là:
-
A.
CH.
-
B.
CH2.
-
C.
C2H6.
-
D.
C2H4.
Công thức cấu tạo không phải của C3H8O là
-
A.
CH3-CH2-CH2-OH
-
B.
CH3-O-CH2-CH3
-
C.
CH3-CH(CH3)-OH
-
D.
CH3-CH2-OH-CH2
Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau?
-
A.
CH3OH, CH3OCH3.
-
B.
CH3OCH3, CH3CHO.
-
C.
HCHO, CH3CHO.
-
D.
CH3CH2OH, C3H5(OH)3·
Naphthalene là một hydrocarbon đóng vai trò quan trọng để tổng hợp các sản phẩm sử dụng trong sản xuất thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu, dung môi hữu cơ và nhựa tổng hợp. Naphthalene là nguồn nguyên liệu chính cho carbaryl, sử dụng như một dạng thuốc trừ sâu nói chung. Công thức phân tử của naphthalene là:
Biết kết quả phân tích nguyên tố của naphthalene có 93,75% C về khối lượng. Khối lượng mol phân tử của naphthalene được xác định trên phổ khối lượng tương ứng với peak có giá trị m/z lớn nhất.
-
A.
C8H10
-
B.
C9H10
-
C.
C10H8
-
D.
C10H12
Lời giải và đáp án
Số hiệu nguyên tử của nguyên tố sulfur là
-
A.
15.
-
B.
16.
-
C.
17.
-
D.
32
Đáp án : B
Số hiệu nguyên tử = số electron.
Sulfur có 16 electron => Z = 16
Đáp án B
Trong tự nhiên sulfur tồn tại phần lớn dạng hợp chất trong các khoáng vật. Khoáng vật nào sau đây chứa sulfur?
-
A.
Apatit.
-
B.
Cryolite.
-
C.
Pyrite.
-
D.
Dolomite.
Đáp án : C
Dựa vào kiến thức về trạng thái tự nhiên của sulfur
Quặng pyrite là hợp chất chứa sulfur
Đáp án C
Tính chất vật lí nào sau đây là của đơn chất sulfur ở điều kiện thường?
-
A.
Là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước, tan ít trong ethanol, tan nhiều trong dầu hỏa, benzene.
-
B.
Là chất rắn, màu vàng, không tan trong nước, tan ít trong ethanol, tan nhiều trong dầu hỏa, benzene.
-
C.
Là chất lỏng, màu vàng, không tan trong nước, tan ít trong ethanol, tan nhiều trong dầu hỏa, benzene.
-
D.
Là chất rắn, màu vàng, tan nhiều trong nước, tan ít trong ethanol, tan nhiều trong dầu hỏa, benzen.
Đáp án : B
Dựa vào tính chất vật lí của đơn chất sulfur
Đơn chất sulfur là chất rắn, màu vàng, không tan trong nước, ít than trong ethanol và tan nhiều trong dầu hỏa, benzen.
Đáp án B
Khi sục khí SO2 vào dung dịch H2S thì xảy ra hiện tượng nào sau đây?
-
A.
Không có hiện tượng gì xảy ra.
-
B.
Dung dịch chuyển sang màu nâu đen.
-
C.
Có bọt khí bay lên.
-
D.
Dung dịch bị vẩn đục màu vàng
Đáp án : D
Dựa vào phản ứng của SO2 với H2S
\(S{O_2} + 2{H_2}S \to 3S + 2{H_2}O\)
Hiện tượng: xuất hiện kết tủa vàng do sinh ra đơn chất sulfur
Đáp án D
Trong phản ứng nào sau đây SO2 thể hiện tính khử?
-
A.
2SO2 + O2 \( \to \) 2SO3.
-
B.
SO2 + 2NaOH \( \to \) Na2SO3 + H2O.
-
C.
SO2 + H2O \( \to \) H2SO3.
-
D.
SO2 + 2H2S \( \to \) 3S + 2H2O
Đáp án : A
Chất khử là chất có khả năng nhường đi electron
Đáp án A
Có một loại quặng pyrite chứa 96% FeS2. Nếu mỗi ngày nhà máy sản xuất 100 tấn sulfuric acid 98% thì lượng quặng pyrite trên cần dùng là bao nhiêu (biết hiệu suất điều chế H2SO4 là 90%)?
-
A.
69,45 tấn.
-
B.
68,45 tấn.
-
C.
67,45 tấn.
-
D.
70,45 tấn.
Đáp án : A
Dựa vào quy trình sản xuất H2SO4 từ quặng pyrite
\(\begin{array}{l}{m_{H2SO4}} = 100.98\% = 98(\tan )\\{n_{H2SO4}} = 98:98 = 1(t.mol)\\Fe{S_2} \to 2{H_2}S{O_4}\\{\rm{ 0,5 }} \leftarrow {\rm{1}}\\{{\rm{m}}_{FeS2}} = 0,5.120:90\% = 66,67(\tan )\end{array}\)
m quặng = 66,67 : 96% = 69,45 tấn
đáp án A
Oleum là sản phẩm tạo thành khi cho
-
A.
H2SO4 đặc hấp thụ SO3
-
B.
H2SO4 loãng hấp thụ SO3
-
C.
H2SO4 đặc hấp thụ SO2
-
D.
H2SO4 loãng hấp thụ SO2
Đáp án : A
Oleum là sản phẩm được tạo thành khi cho H2SO4 đặc hấp thụ khí SO3
Đáp án A
Cho phản ứng:
H2SO4 (đặc)(aq) + 8HI \( \to \)4I2(s) + H2S(g) + 4H2O(l)
Câu nào diễn tả không đúng tính chất của chất
-
A.
H2SO4 là chất oxi hóa, HI là chất khử
-
B.
HI bị oxi hóa thành I2, H2SO4 bị khử thành H2S
-
C.
H2SO4 oxi hóa thành IH thành I2, và nó bị khử thành H2S
-
D.
I2 oxi hóa H2S thành H2SO4 và nó bị khử thành HI
Đáp án : D
Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa của các chất trong phản ứng
\(\begin{array}{l}{H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} \to {H_2}\mathop S\limits^{ - 2} \\H\mathop I\limits^{ - 1} \to {\mathop I\limits^0 _2}\end{array}\)
H2SO4 đóng vai trò là chất oxi hóa, HI đóng vai trò chất khử
Đáp án D
Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là:
-
A.
Thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.
-
B.
Thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
-
C.
Thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
-
D.
Thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định.
Đáp án : B
Dựa vào đặc điểm của phản ứng hữu cơ
Phản ứng hữu cơ thường xảy ra chậm, không hoàn toàn và không theo một hướng nhất định.
Đáp án B
Chất nào sau đây là dẫn xuất của hydrocarbon?
-
A.
C2H4.
-
B.
C6H6.
-
C.
C4H10.
-
D.
C6H12O6.
Đáp án : D
Dẫn xuất hydrocarbon là hợp chất hữu cơ chứa các nguyên tố khác ngoài carbon và hydrogen
Đáp án D
Phổ IR của một hợp chất hữu cơ có các tín hiệu hấp thụ ở 2 971 cm-1; 2 860 cm-1; 2 688 cm-1 và 1712 cm-1. Hợp chất hữu cơ này là chất nào trong số các chất sau:
-
A.
CH3COOCH2CH3.
-
B.
CH3CH2CH2COOH
-
C.
HOCH2CH=CHCH2OH
-
D.
Hợp chất khác
Đáp án : B
Dựa vào các vùng tín hiệu đặc trưng của từng nhóm chức
Phổ IR của hợp chất hữu cơ có vùng tín hiệu đặc trưng của nhóm carboxylic acid
Đáp án B
Phương pháp kết tinh dựa trên nguyên tắc sau
-
A.
tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau.
-
B.
dựa vào độ tan khác nhau và sự thay đổi độ tan theo nhiệt độ của chất rắn.
-
C.
sự khác biệt về tốc độ di chuyển của các chất trong pha động khi tiếp xúc trực tiếp với một pha tĩnh do sự khác nhau khả năng hấp phụ trên pha tĩnh.
-
D.
dựa trên độ hòa tan khác nhau của các chất đó trong 2 môi trường không hòa tan vào nhau.
Đáp án : D
Dựa vào nguyên tắc của các phương pháp tinh chế và tách biệt hợp chất hữu cơ
Phương pháp kết tinh dựa vào độ hòa tan khác nhau của các chất đó trong 2 môi trường không hòa tan vào nhau
Đáp án D
Trong chiết lỏng – lỏng được tiến hành thông qua các bước sau:
Bước 1: Cho hỗn hợp các chất cần chiết vào phễu chiết, thêm dung môi vào ( dung môi phải có khả năng hòa tan tốt chất cần thiết và không trộn lẫn với hỗn hợp ban đầu)
Bước 2: Lắc đều phễu chiết rồi để yên, hỗn hợp trong phễu sẽ tách thành 2 lớp.
Bước 3: Sau đó mở khóa phễu chiết để lần lượt thu từng lớp chất lỏng.
Bước 4: Làm bay hơi dung môi của dịch chiết để thu được chất cần tách.
Trong các bước trên bước nào thể hiện nguyên tắc của phương pháp chiết?
-
A.
Bước 1
-
B.
Bước 2.
-
C.
Bước 3.
-
D.
Bước 4.
Đáp án : B
Dựa vào phương pháp chiết
Bước 2 thể hiện nguyên tắc của phương pháp chiết vì ở bước 2 có sự phân lớp giữa 2 chất lỏng không hòa tan vào nhau
Công thức đơn giản nhất (CTĐGN) cho ta biết
-
A.
số lượng các nguyên tố trong hợp chất.
-
B.
tỉ lệ giữa tối giản về số lượng các nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
-
C.
cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ.
-
D.
tỉ lệ chưa tối giản về số lượng các nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ
Đáp án : B
CTĐGN cho biết tỉ lệ tối giản về số lượng các nguyên tử của nguyên tố trong hợp chất
Đáp án B
Vitamin A (retinol) có công thức phân tử C20H30O, công thức đơn giản nhất của vitamin A là:
-
A.
C2H3O
-
B.
C20H30O
-
C.
C4H6O
-
D.
C4H6O2
Đáp án : B
CTĐGN cho biết tỉ lệ tối giản về số lượng các nguyên tử của nguyên tố trong hợp chất
Tỉ lệ tối giản của các nguyên tố trong vitamin A là: 20:30:1
Đáp án B
Hợp chất B có công thức thực nghiệm là CH2O. Phổ MS cho thấy B có các tín hiệu sau:
Chất B | |
m/z | Cường độ tương đối (%) |
31 | 100 |
59 | 50 |
90 | 16 |
-
A.
31.
-
B.
59.
-
C.
90.
-
D.
100
Đáp án : C
Trong phương pháp phổ khối lượng, đối với các hợp chất đơn giản, thường mảnh có giá trị m/z lớn nhất ứng với mảnh ion phân tử [M+] và giá trị này bằng giá trị phân tử khối của chất nghiên cứu.
Dựa vào phổ khối lượng của phân tử B, ta thấy giá trị m/z lớn nhất ứng với mảnh ion phân tử [M+] là 90, do đó phân tử khối của hợp chất B bằng 90.
Đáp án C
Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy trong hợp chất Y, carbon chiếm 85,7% còn hydrogen chiếm 14,3% về khối lượng. Công thức đơn giản nhất của Y là:
-
A.
CH.
-
B.
CH2.
-
C.
C2H6.
-
D.
C2H4.
Đáp án : B
Dựa vào tỉ lệ phần trăm về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất Y
\(\begin{array}{l}\% C:\% H = 85,7\% :14,3\% \\C:H = \frac{{85,7}}{{12}}:\frac{{14,3}}{1} = 7:14\end{array}\)
CTĐGN là CH2
Đáp án B
Công thức cấu tạo không phải của C3H8O là
-
A.
CH3-CH2-CH2-OH
-
B.
CH3-O-CH2-CH3
-
C.
CH3-CH(CH3)-OH
-
D.
CH3-CH2-OH-CH2
Đáp án : D
Viết công thức cấu tạo của C3H8O
CH3 – CH2 – OH – CH2 là công thức sai do hóa trị của O là 2
Đáp án D
Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau?
-
A.
CH3OH, CH3OCH3.
-
B.
CH3OCH3, CH3CHO.
-
C.
HCHO, CH3CHO.
-
D.
CH3CH2OH, C3H5(OH)3·
Đáp án : C
Những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hoá học tương tự nhau là những chất đồng đẳng, chúng hợp thành dãy đồng đẳng với công thức chung xác định.
Để biết được các hợp chất có tính chất hóa học giống nhau hay không, ta xét xem chúng có cùng nhóm chức hay không.
Chất | Nhóm chức |
CH3OH | Alcohol (-OH) – đơn chức |
CH3OCH3 | Ether (-O-) |
CH3CHO | Aldehyde (-CHO) |
HCHO | Aldehyde (-CHO) |
CH3CH2OH | Alcohol (-OH) – đơn chức |
C3H5(OH)3 | Alcohol (-OH) – đa chức |
→ Chọn C.
Naphthalene là một hydrocarbon đóng vai trò quan trọng để tổng hợp các sản phẩm sử dụng trong sản xuất thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu, dung môi hữu cơ và nhựa tổng hợp. Naphthalene là nguồn nguyên liệu chính cho carbaryl, sử dụng như một dạng thuốc trừ sâu nói chung. Công thức phân tử của naphthalene là:
Biết kết quả phân tích nguyên tố của naphthalene có 93,75% C về khối lượng. Khối lượng mol phân tử của naphthalene được xác định trên phổ khối lượng tương ứng với peak có giá trị m/z lớn nhất.
-
A.
C8H10
-
B.
C9H10
-
C.
C10H8
-
D.
C10H12
Đáp án : C
Có thể dự đoán phân tử khối của hợp chất hữu cơ đơn giản bằng tín hiệu của mảnh ion phân tử (kí hiệu là [M+]). Mảnh ion phân tử này thường ứng với tín hiệu có giá trị m/z lớn nhất.
Thiết lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ (CxHyOzNt) từ dữ liệu phân tích nguyên tố và phân tử khối (M) được khái quát như sau:
\({\rm{x = }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{C}}}}}{{{\rm{12}}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{; y = }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{H}}}}}{{\rm{1}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{; z = }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{O}}}}}{{{\rm{16}}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{; t = }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{N}}}}}{{{\rm{14}}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}\)
Với x, y, z, t lần lượt là số nguyên tử C, số nguyên tử H, số nguyên tử O, số nguyên tử N; %mC, %mH, %mO, %mN lần lượt là % khối lượng của các nguyên tố C, H, O, N trong hợp chất hữu cơ.
Naphthalene là một hydrocarbon, do đó ta gọi công thức phân tử của naphthalene là CxHy.
%mH = 100% - 83,75% = 6,25%
Khối lượng mol phân tử của naphthalene được xác định trên phổ khối lượng tương ứng với peak có giá trị m/z lớn nhất. Do đó, từ phổ khối lượng của naphthalene, ta có: \({{\rm{M}}_{naphthalene}} = 128\)
\(\begin{array}{l}{\rm{x = }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{C}}}}}{{{\rm{12}}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{ = }}\frac{{93,75}}{{{\rm{12}}}} \times \frac{{128}}{{{\rm{100}}}} = 10\\{\rm{y = }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{H}}}}}{{\rm{1}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{ = }}\frac{{6,25}}{{\rm{1}}} \times \frac{{128}}{{{\rm{100}}}} = 8\end{array}\)
Vậy công thức phân tử của naphthalene là C10H8.
Trong lòng đại dương có tồn tại cân bằng hóa học:
\[{\rm{ CaC}}{{\rm{O}}_3}(g){\rm{ + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}O(g){\rm{ + C}}{{\rm{O}}_2} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {\rm{Ca(HC}}{{\rm{O}}_3}{)_2}(g)\]
Theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng, khi nồng độ CO2 tăng khi câm bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận, làm giảm nồng độ của CO2.
Cây xanh và tảo biển quan hợp dưới ánh sáng mặt trời và chất xúc tác là chất diệp lục (chlorophyll) theo phương trình hóa học:
Đây là quá trình tự điều tiết của thiên nhiên, có tác dụng làm chậm quá trình tang nồng độ CO2 trong khí quyển.
Sulfur dioxide là khí phát thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu trong động cơ đốt trong, phun trào núi lửa. Nó là nguyên nhân chính gây ra mưa acid. Công thức hóa học của sulfur dioxide là
Chất nào dưới đây là chất điện li?
Mưa acid có thể bắt nguồn từ núi lửa, cháy rừng
Cho cân bằng sau: H2(g) + I2(g)
Chất nào sau đây không có cùng công thức đơn giản nhất là C2H2?
Câu 1: Cho các phát biểu sau: Số phát biểu đúng khi nói về muối sulfate là: (a) Nhiều muối sulfate tan tốt trong nước nhưng một số muối như CaSO4, BaSO4 rất ít tan trong nước.
Có bao nhiêu ý kiến sau đây về sulfur dioxide (SO2) là đúng? (1) Có độc tính đối với con người.
Cho các phát biểu sau : (1) Acid H2SO4 loãng không tác dụng với kim loại Cu.
Phản ứng thuận nghịch là phản ứng