Đề thi giữa kì 2 Hóa 11 Cánh diều - Đề số 2

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Nhận định nào sau đây sai khi nói về tính chất vật lí của alkane

Đề bài

Câu 1 :

Nhận định nào sau đây sai khi nói về tính chất vật lí của alkane

  • A.
    Ở điều kiện thường, methane, propane và butane là các chất khí
  • B.
    Tất cả các alkane đều nhẹ hơn nước
  • C.
    Hầu hết các alkane đều tan tốt trong nước
  • D.
    Một số alkane được sử dụng làm dung môi để hòa tan các chất kém phân cực khác
Câu 2 :

Dãy chất nào sau đây đều thuộc dãy alkane

  • A.
    C6H14, C3H8, C9H20, C25H52
  • B.
    C2H6, C18H36, C20H42, C23H48
  • C.
    C3H6, C9H16, C10H20, C15H32
  • D.
    CH4, C8H16, C19H40, C22H44
Câu 3 :

Alkane nào sau đây có mạch phân nhánh

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.
Câu 4 :

Alkane của X có cấu tạo sau:

Tên gọi của X là:

  • A.
    2 – ethyl – 3,3 – dimethylbutane   
  • B.
    2,2,3 – trimethylpentane
  • C.
    3 – ethyl -  2,2 – dimethylbutane   
  • D.
    3,3,2 – trimethypentane
Câu 5 :

Phân tử khối của alkane X được xác định thông qua phổ khối lượng với peak ion phân tử có giá trị m/z lớn nhất = 44. Biết rằng khi X tác dụng với chlorine (1:1) thu được 2 sản phẩm thế chloro. Công thức cấu tạo của đồng phân X:

  • A.
    CH3CH2CH3
  • B.
    CH3CH(CH3)2
  • C.
    CH3CH3
  • D.
    CH4
Câu 6 :

Khi cracking hoàn toàn một thể tích alkane X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là:

  • A.
    C6H14  
  • B.
    C3H8  
  • C.
    C4H10
  • D.
    C5H12
Câu 7 :

Số đồng phân tương ứng với C6H14 là:

  • A.
    5  
  • B.
    7  
  • C.
    6  
  • D.
    8
Câu 8 :

Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất điện, sứ, đạm, alcohol methylic,… Thành phần chính của khí thiên nhiên là methane. Công thức phân tử của methane là

  • A.
    CH4.  
  • B.
    C2H4.      
  • C.
    C2H2.  
  • D.
    C6H6.
Câu 9 :

Ở điều kiện thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2?

  • A.
    Benzen.           
  • B.
    Ethene.                 
  • C.
    Methane.            
  • D.
    Butane.
Câu 10 :

Alkyne CH3-C≡C-CH3 có tên gọi là

  • A.
    but-1-yne.
  • B.
    but-2-yne.     
  • C.
    methylpropyne.
  • D.
    methylbut-1-yne.
Câu 11 :

Sục khí acetylene vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa màu gì? 

  • A.
    vàng nhạt.
  • B.
    trắng.
  • C.
    đen.  
  • D.
    xanh.
Câu 12 :

Công thức cấu tạo của 4-methylpent-2-yne là

  • A.
    CH3-C≡C-CH2CH2CH3.   
  • B.
    (CH3)2CH-C≡CH-CH3.
  • C.
    CH3CH2-C≡CH-CH2CH3.   
  • D.
    (CH3)3C-C≡CH.
Câu 13 :

Xăng sinh học E10 là nhiên liệu hỗn hợp giữa (10% ethanol và 90% octane) về khối lượng, còn có tên là gasohol. Hiện nay có khoảng 40 nước trên thế giới đang sử dụng nhiên liệu này trong các động cơ đốt trong của xe hơi và phương tiện giao thông tải trọng nhẹ. Biết rằng nhiệt lượng cháy của nhiên liệu đo ở điều kiện tiêu chuẩn (25 oC, 100 kPa) được đưa trong bảng dưới đây:

Để sản sinh năng lượng khoảng 2396 MJ thì cần đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu tấn xăng E10 ở điều kiện tiêu chuẩn?

  • A.
    5,0×10–2 tấn.
  • B.
    5,2×10–2 tấn.
  • C.
    7,6×10–2 tấn.
  • D.
    8,1×10–2 tấn.
Câu 14 :

Cho các chất sau: CH2=CH-CH2-CH2-CH=CH2, CH2=CH-CH=CH-CH2-CH3,

CH3-C(CH3)=CH-CH3, CH2=CH-CH2-CH=CH2. Số chất có đồng phân hình học là

  • A.
    2.
  • B.
    3.
  • C.
    4.
  • D.
    1.
Câu 15 :

Sục từ từ 4,958 lít (đkc) propylene vào bình đựng bromine dư (trong dung môi CCl4), khối lượng brom tối đa phản ứng là

  • A.
    16 gam.
  • B.
    24 gam.
  • C.
    32 gam.
  • D.
    48 gam.
Câu 16 :

Chất hữu cơ nào sau đây là sản phẩm chính của phản ứng giữa toluene với Br2 đun nóng (có mặt bột Fe, tỉ lệ mol 1: 1)?

  • A.
    p-Br-C6H4-CH3
  • B.
    m-Br-C6H4-CH3.
  • C.
    HBr.  
  • D.
    C6H5CH2Br.
Câu 17 :

Cho sơ đồ phản ứng: . Vậy X, Y có tên gọi lần lượt là

  • A.
    benzene, axetylene.
  • B.
    axetylene, benzene.
  • C.
    axetylene, toluene.
  • D.
    axetylene, vinyl clorua.
Câu 18 :

Khi cho 8 gam một alkyne tác dụng hết với AgNO3 trong NH3 dư, sau khi kết thúc phản ứng thu được 29,4 gam kết tủa. Công thức phân tử của ankin là

  • A.
    C2H2.
  • B.
    C5H8.
  • C.
    C4H6.  
  • D.
    C3H4.
Câu 19 :

Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 alkane là đồng đẳng kế tiếp, thu 8,6765 lít khí CO2 (đkc) và 9,0 gam H2O. Công thức phân tử của 2 ankan là

  • A.
    C2H6 và C3H8.
  • B.
    C3H8 và C4H10.
  • C.
    C4H10 và C5H12.
  • D.
    CH4 và C2H6.
Câu 20 :

Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H4 và 0,1 mol CH4 qua 100 gam dung dịch Br2 thấy thoát ra hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 9,2. Vậy nồng độ phần trăm của dung dịch Br2

  • A.
    12%.
  • B.
    8%.   
  • C.
    10%.  
  • D.
    14%.
Câu 21 :

Hợp chất Y có công thức cấu tạo như sau:

Tên gọi của Y là

  • A.
    nitrobenzene.
  • B.
    m-nitrobenzene.
  • C.
    p-nitronbenzene.
  • D.
    m-nitrotoluene.
Câu 22 :

Cho các chất có công thức sau:

Trong các chất trên, những chất nào là sản phẩm chính khi cho toluene tác dụng với chlorine trong điều kiện đung nóng và có mặt FeCl3

  • A.
    (1) và (2)
  • B.
    (2) và (3)        
  • C.
    (1) và (4)          
  • D.
    (2) và (4)
Câu 23 :

Cho sơ đồ phản ứng sau:

X và Y đều là các sản phẩm hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y lần lượt là:

  • A.
    C6H5−COOH, C6H5−COOK.                                       
  • B.
    C6H5−CH2COOK, C6H5−CH2COOH.
  • C.
    C6H5−COOK, C6H5−COOH.                                    
  • D.
    C6H5−CH2COOH, C6H5−CH2COOK.
Câu 24 :

Tên gọi của chất nào sau đây không đúng?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.
Câu 25 :

Hai hydrocarbon A và B có cùng công thức phân tử là C5H12 tác dụng với chlorine thì A chỉ tạo ra một dẫn xuất monochloro duy nhất, còn B có thể tạo ra 4 dẫn xuất monochloro. Tên gọi của A và B lần lượt là

  • A.
    2,2-dimethylpropane và 2-methylbutane.
  • B.
    2,2-dimethylpropane và pentane.
  • C.
    2-methylbutane và 2,2-dimethylpropane.
  • D.
    2-methylbutane và pentane.
Câu 26 :

Dẫn xuất halogen bậc II có tên và công thức cấu tạo phù hợp là

  • A.
    1, 2 – dichloroethane: Cl – CH2 – CH2 – Cl.
  • B.
    2 – iodopropane: CH3 – CHI – CH3.
  • C.
    1 – bromo – 2 – methylpropane: CH3 – CH(CH3) – CH2Br.
  • D.
    2 – fluoro – 2 – methylpropane: (CH3)3C – F.
Câu 27 :

Công thức cấu tạo nào sau đây ứng với tên gọi không đúng?

  • A.
    CH3Cl: chloromethane.
  • B.
    ClCH2Br: chlorobromomethane.
  • C.
    CH3CH2I: iodethane.
  • D.
    CH3CH(F)CH3: 2-fluoropropane.
Câu 28 :

Cho các chất sau: C6H5CH2Cl ; CH3CHClCH3 ; CH3CH2Br ; CH2=CHCH2Cl. Tên gọi gốc - chức của các chất trên lần lượt là

  • A.
    benzyl chloride; isopropyl chloride; ethyl bromide; allyl chloride.
  • B.
    benzyl chloride; propyl chloride; methyl bromide; allyl chloride.
  • C.
    phenyl chloride; isopropylchloride; 1,1-đibrometane; 1-chloroprop-2-ene.
  • D.
    benzyl chloride; propyl chloride; 1,1-đibrometane; 1-chloroprop-2-ene.
Câu 29 :

Cho dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo sau:

Danh pháp thay thế của dẫn xuất halogen trên là

  • A.
    3,4-dimethyl-2-chlorohexane.
  • B.
    2-chloro-3,4-dimethylhexane.
  • C.
    3,4-dimethyl-5-chlorohexane.
  • D.
    5-chloro-3,4-dimethylhexane.
Câu 30 :

Nhiệt độ sôi của các dẫn xuất halogen được sắp xếp theo thứ tự: CH3F < CH3CI < CH3Br < CH3I. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng dần nhiệt độ sôi từ CH3F đến CH3I là do

  • A.
    sự phân cực của liên kết carbon - halogen giảm dần từ CH3F đến CH3I.
  • B.
    độ âm điện của các halogen trong dẫn xuất giảm dần từ F đến I.
  • C.
    tương tác van der Waals tăng dần từ CH3F đến CH3I.
  • D.
    độ dài liên kết carbon - halogen tăng dần từ CH3F đến CH3I.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nhận định nào sau đây sai khi nói về tính chất vật lí của alkane

  • A.
    Ở điều kiện thường, methane, propane và butane là các chất khí
  • B.
    Tất cả các alkane đều nhẹ hơn nước
  • C.
    Hầu hết các alkane đều tan tốt trong nước
  • D.
    Một số alkane được sử dụng làm dung môi để hòa tan các chất kém phân cực khác

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí của alkane

Lời giải chi tiết :

Các alkane không phân cực nên không tan trong nước

Đáp án C

Câu 2 :

Dãy chất nào sau đây đều thuộc dãy alkane

  • A.
    C6H14, C3H8, C9H20, C25H52
  • B.
    C2H6, C18H36, C20H42, C23H48
  • C.
    C3H6, C9H16, C10H20, C15H32
  • D.
    CH4, C8H16, C19H40, C22H44

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tổng quát của dãy alkane: CnH2n+2

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 3 :

Alkane nào sau đây có mạch phân nhánh

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của alkane

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 4 :

Alkane của X có cấu tạo sau:

Tên gọi của X là:

  • A.
    2 – ethyl – 3,3 – dimethylbutane   
  • B.
    2,2,3 – trimethylpentane
  • C.
    3 – ethyl -  2,2 – dimethylbutane   
  • D.
    3,3,2 – trimethypentane

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tên gọi của alkane X

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 5 :

Phân tử khối của alkane X được xác định thông qua phổ khối lượng với peak ion phân tử có giá trị m/z lớn nhất = 44. Biết rằng khi X tác dụng với chlorine (1:1) thu được 2 sản phẩm thế chloro. Công thức cấu tạo của đồng phân X:

  • A.
    CH3CH2CH3
  • B.
    CH3CH(CH3)2
  • C.
    CH3CH3
  • D.
    CH4

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phổ khối lượng để xác định alkane X

Lời giải chi tiết :

X có peak ion phân tử có giá trị m/z lớn nhất = 44 => M X = 44 => CTPT: C3H8

Đáp án A

Câu 6 :

Khi cracking hoàn toàn một thể tích alkane X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là:

  • A.
    C6H14  
  • B.
    C3H8  
  • C.
    C4H10
  • D.
    C5H12

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tỉ khối của Y so với H2 để xác định phân tử khối của Y

Lời giải chi tiết :

M Y = 12.2 = 24

Bảo toàn khối lượng: m X = m Y

Vì cracking X thu được 3 thể tích hỗn hợp Y => MX = 3 MY => MX = 24.3 = 72

CTPT X: C5H12

Đáp án D

Câu 7 :

Số đồng phân tương ứng với C6H14 là:

  • A.
    5  
  • B.
    7  
  • C.
    6  
  • D.
    8

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Viết đồng phân của C6H14

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 8 :

Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất điện, sứ, đạm, alcohol methylic,… Thành phần chính của khí thiên nhiên là methane. Công thức phân tử của methane là

  • A.
    CH4.  
  • B.
    C2H4.      
  • C.
    C2H2.  
  • D.
    C6H6.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần của khí thiên nhiên

Lời giải chi tiết :

Thành phần chính của khí thiên nhiên là methane có công thức CH4

Đáp án A

Câu 9 :

Ở điều kiện thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2?

  • A.
    Benzen.           
  • B.
    Ethene.                 
  • C.
    Methane.            
  • D.
    Butane.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Các chất có liên kết đôi trong mạch carbon có khả năng làm mất màu dung dịch Br2

Lời giải chi tiết :

Ethene có liên kết đôi nên làm mất màu Br2

Đáp án B

Câu 10 :

Alkyne CH3-C≡C-CH3 có tên gọi là

  • A.
    but-1-yne.
  • B.
    but-2-yne.     
  • C.
    methylpropyne.
  • D.
    methylbut-1-yne.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc đọc tên của alkyne

Lời giải chi tiết :

CH3-C≡C-CH3 : but – 2 – yne

Đáp án B

Câu 11 :

Sục khí acetylene vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa màu gì? 

  • A.
    vàng nhạt.
  • B.
    trắng.
  • C.
    đen.  
  • D.
    xanh.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Acetylene tác dụng với AgNO3/NH3 thu được kết tủa vàng

Đáp án A

Câu 12 :

Công thức cấu tạo của 4-methylpent-2-yne là

  • A.
    CH3-C≡C-CH2CH2CH3.   
  • B.
    (CH3)2CH-C≡CH-CH3.
  • C.
    CH3CH2-C≡CH-CH2CH3.   
  • D.
    (CH3)3C-C≡CH.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tên gọi của alkyne

Lời giải chi tiết :

4-methylpent-2-yne: (CH3)2CH-C≡CH-CH3.

Đáp án B

Câu 13 :

Xăng sinh học E10 là nhiên liệu hỗn hợp giữa (10% ethanol và 90% octane) về khối lượng, còn có tên là gasohol. Hiện nay có khoảng 40 nước trên thế giới đang sử dụng nhiên liệu này trong các động cơ đốt trong của xe hơi và phương tiện giao thông tải trọng nhẹ. Biết rằng nhiệt lượng cháy của nhiên liệu đo ở điều kiện tiêu chuẩn (25 oC, 100 kPa) được đưa trong bảng dưới đây:

Để sản sinh năng lượng khoảng 2396 MJ thì cần đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu tấn xăng E10 ở điều kiện tiêu chuẩn?

  • A.
    5,0×10–2 tấn.
  • B.
    5,2×10–2 tấn.
  • C.
    7,6×10–2 tấn.
  • D.
    8,1×10–2 tấn.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào % ethanol và octan trong E10

Lời giải chi tiết :

Gọi khối lượng xăng E10 ở điều kiện tiêu chuẩn là x

=> khối lượng ethanol là 10%.x = 0,1x; khối lượng octane là: 90%x = 0,9x

Nhiệt lượng cháy của ethanol và octane là: 0,1x. 29,6 + 0,9x.47,9 = 2396.103

=> x = 52.103 kg = 5,2.10-2 tấn

Đáp án B

Câu 14 :

Cho các chất sau: CH2=CH-CH2-CH2-CH=CH2, CH2=CH-CH=CH-CH2-CH3,

CH3-C(CH3)=CH-CH3, CH2=CH-CH2-CH=CH2. Số chất có đồng phân hình học là

  • A.
    2.
  • B.
    3.
  • C.
    4.
  • D.
    1.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Alkene có đồng phân hình học khi mỗi nguyên tử carbon ở liên kết đôi liên kết với các nguyên tử/nhóm nguyên tử khác nhau

Lời giải chi tiết :

CH2=CH-CH=CH-CH2-CH3

Đáp án D

Câu 15 :

Sục từ từ 4,958 lít (đkc) propylene vào bình đựng bromine dư (trong dung môi CCl4), khối lượng brom tối đa phản ứng là

  • A.
    16 gam.
  • B.
    24 gam.
  • C.
    32 gam.
  • D.
    48 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng của propylene với Br2

Lời giải chi tiết :

n CH2=CH-CH3 = 4,598 : 24,79 = 0,2 mol

CH2=CH-CH3 + Br2 \( \to \)CH2Br – CHBr – CH3

0,2                       0,2

m Br2 = 0,2 . 160 = 32g

Đáp án C

Câu 16 :

Chất hữu cơ nào sau đây là sản phẩm chính của phản ứng giữa toluene với Br2 đun nóng (có mặt bột Fe, tỉ lệ mol 1: 1)?

  • A.
    p-Br-C6H4-CH3
  • B.
    m-Br-C6H4-CH3.
  • C.
    HBr.  
  • D.
    C6H5CH2Br.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phản ứng thế halogen vào alkybenzene dễ hơn so với benzen và sản phẩm thế ưu tiên vị trí othor hoặc para

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 17 :

Cho sơ đồ phản ứng: . Vậy X, Y có tên gọi lần lượt là

  • A.
    benzene, axetylene.
  • B.
    axetylene, benzene.
  • C.
    axetylene, toluene.
  • D.
    axetylene, vinyl clorua.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

X là acetylene, Y là benzen

Đáp án B

Câu 18 :

Khi cho 8 gam một alkyne tác dụng hết với AgNO3 trong NH3 dư, sau khi kết thúc phản ứng thu được 29,4 gam kết tủa. Công thức phân tử của ankin là

  • A.
    C2H2.
  • B.
    C5H8.
  • C.
    C4H6.  
  • D.
    C3H4.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức tổng quát của alkyne: CnH2n-2

CnH2n-2 + AgNO3 + NH3 \( \to \)CnH2n-1Ag + NH4NO3

\(\frac{8}{{14n - 2}}\)                                          \(\frac{{29,4}}{{14n - 1 + 108}}\)

Ta có: \(\frac{8}{{14n - 2}}\)=\(\frac{{29,4}}{{14n - 1 + 108}}\)=> x = 3

Vậy alkyne là C3H4

Đáp án D

Câu 19 :

Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 alkane là đồng đẳng kế tiếp, thu 8,6765 lít khí CO2 (đkc) và 9,0 gam H2O. Công thức phân tử của 2 ankan là

  • A.
    C2H6 và C3H8.
  • B.
    C3H8 và C4H10.
  • C.
    C4H10 và C5H12.
  • D.
    CH4 và C2H6.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Viết phương trình đốt cháy của alkane

Lời giải chi tiết :

n CO2 = 8,6765:24,79 = 0,35 mol

n H2O = 9: 18 = 0,5 mol

Ta có: n H2O – n CO2 = n alkane => n alkane = 0,5 – 0,35 = 0,15 mol

Bảo toàn nguyên tố O: 2 nO2 = 2.nCO2 + nH2O => n O2 = (0,35.2 + 0,5):2 = 0,6 mol

Bảo toàn khối lượng: m alkane + m O2 = m CO2 + m H2O

=> m alkane = 0,35.44 + 0,5.18 – 0,6.32 = 5,2g

M alkane = 5,2 : 0,15 = 34,66 => 2 alkane liên tiếp nhau là C2H6 và C3H8

Đáp án A

Câu 20 :

Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H4 và 0,1 mol CH4 qua 100 gam dung dịch Br2 thấy thoát ra hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 9,2. Vậy nồng độ phần trăm của dung dịch Br2

  • A.
    12%.
  • B.
    8%.   
  • C.
    10%.  
  • D.
    14%.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Vì sau khi hỗn hợp X phản ứng với dung dịch Br2 thu được hỗn hợp khí Y => C2H4 phản ứng dư.

Gọi số mol Br2 phản ứng là a mol

C2H4 + Br2 \( \to \)C2H4Br

  a            a

\(\begin{array}{l}{{\bar M}_Y} = 9,2.2 = 18,4\\{{\bar M}_Y} = \frac{{{m_Y}}}{{{n_Y}}} = \frac{{{m_{CH4}} + {m_{C2H4(du)}}}}{{{n_{CH4}} + {n_{C2H4(du)}}}} = \frac{{01,.16 + (0,1 - a).28}}{{0,1 + 0,1 - a}} = 18,4\\ \to a = 0,075\end{array}\)

m Br2 = 0,075 . 160 = 12g => C%Br2 = \(\frac{{12}}{{100}}.100\%  = 12\% \)

đáp án A

Câu 21 :

Hợp chất Y có công thức cấu tạo như sau:

Tên gọi của Y là

  • A.
    nitrobenzene.
  • B.
    m-nitrobenzene.
  • C.
    p-nitronbenzene.
  • D.
    m-nitrotoluene.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào danh pháp của arene

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 22 :

Cho các chất có công thức sau:

Trong các chất trên, những chất nào là sản phẩm chính khi cho toluene tác dụng với chlorine trong điều kiện đung nóng và có mặt FeCl3

  • A.
    (1) và (2)
  • B.
    (2) và (3)        
  • C.
    (1) và (4)          
  • D.
    (2) và (4)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Phản ứng thế chlorine vào alkybenzene ưu tiên sản phẩm thế ở vị trí orthor hoặc para

Lời giải chi tiết :

(2) và (4) ở vị trí o và p

Đáp án D

Câu 23 :

Cho sơ đồ phản ứng sau:

X và Y đều là các sản phẩm hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y lần lượt là:

  • A.
    C6H5−COOH, C6H5−COOK.                                       
  • B.
    C6H5−CH2COOK, C6H5−CH2COOH.
  • C.
    C6H5−COOK, C6H5−COOH.                                    
  • D.
    C6H5−CH2COOH, C6H5−CH2COOK.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của arene

Lời giải chi tiết :

Vậy X là C6H5COOK và Y là C6H5COOH

Đáp án C

Câu 24 :

Tên gọi của chất nào sau đây không đúng?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

• Tên theo danh pháp thay thế của alkane mạch phân nhánh:

Số chỉ vị trí mạch nhánh + tên nhánh + tên alkane mạch chính

• Tên của alkene và alkyne mạch không phân nhánh được gọi như sau:

Tên tiền tố - số chỉ vị trí liên kết bội – tên hậu tố

• Tên của alkene, alkyne có mạch nhánh được gọi như sau:

Số chỉ vị trí nhánh – tên mạch nhánh + tên tiền tố (mạch chính) – số chỉ vị trí liên kết bội – tên hậu tố.

• Khi gọi theo tên thay thế, vòng benzene được xem là mạch chính. Khi có hai nhóm thế trên vòng benzene, vị trí của chúng có thể được chỉ ra bằng các chữ số 1,2, 1,3 hay 1,4 hoặc bằng các chữ tương ứng là ortho (o), meta (m) hay para (p).

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 25 :

Hai hydrocarbon A và B có cùng công thức phân tử là C5H12 tác dụng với chlorine thì A chỉ tạo ra một dẫn xuất monochloro duy nhất, còn B có thể tạo ra 4 dẫn xuất monochloro. Tên gọi của A và B lần lượt là

  • A.
    2,2-dimethylpropane và 2-methylbutane.
  • B.
    2,2-dimethylpropane và pentane.
  • C.
    2-methylbutane và 2,2-dimethylpropane.
  • D.
    2-methylbutane và pentane.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào số dẫn xuất monochloro để xác định công thức cấu tạo.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 26 :

Dẫn xuất halogen bậc II có tên và công thức cấu tạo phù hợp là

  • A.
    1, 2 – dichloroethane: Cl – CH2 – CH2 – Cl.
  • B.
    2 – iodopropane: CH3 – CHI – CH3.
  • C.
    1 – bromo – 2 – methylpropane: CH3 – CH(CH3) – CH2Br.
  • D.
    2 – fluoro – 2 – methylpropane: (CH3)3C – F.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhóm halogen gắn vào nguyên tử carbon bậc nào thì được dẫn xuất halogen bậc đó

Lời giải chi tiết :

2 – iodopropane: CH3 – CHI – CH3 là dẫn xuất halogen bậc II

Đáp án B

Câu 27 :

Công thức cấu tạo nào sau đây ứng với tên gọi không đúng?

  • A.
    CH3Cl: chloromethane.
  • B.
    ClCH2Br: chlorobromomethane.
  • C.
    CH3CH2I: iodethane.
  • D.
    CH3CH(F)CH3: 2-fluoropropane.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc đọc tên của dẫn xuất halogen

Lời giải chi tiết :

ClCH2Br: chlorobromomethane sai, tên đúng là bromochloromethane

Đáp án B

Câu 28 :

Cho các chất sau: C6H5CH2Cl ; CH3CHClCH3 ; CH3CH2Br ; CH2=CHCH2Cl. Tên gọi gốc - chức của các chất trên lần lượt là

  • A.
    benzyl chloride; isopropyl chloride; ethyl bromide; allyl chloride.
  • B.
    benzyl chloride; propyl chloride; methyl bromide; allyl chloride.
  • C.
    phenyl chloride; isopropylchloride; 1,1-đibrometane; 1-chloroprop-2-ene.
  • D.
    benzyl chloride; propyl chloride; 1,1-đibrometane; 1-chloroprop-2-ene.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tên gọi của dẫn xuất halogen

Lời giải chi tiết :

C6H5CH2Cl: benzyl chloride; CH3CHClCH3: isopropyl chloride; CH3CH2Br: ethyl bromide; CH2=CHCH2Cl: allyl chloride

Đáp án A

Câu 29 :

Cho dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo sau:

Danh pháp thay thế của dẫn xuất halogen trên là

  • A.
    3,4-dimethyl-2-chlorohexane.
  • B.
    2-chloro-3,4-dimethylhexane.
  • C.
    3,4-dimethyl-5-chlorohexane.
  • D.
    5-chloro-3,4-dimethylhexane.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc đọc tên của dẫn xuất halogen

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 30 :

Nhiệt độ sôi của các dẫn xuất halogen được sắp xếp theo thứ tự: CH3F < CH3CI < CH3Br < CH3I. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng dần nhiệt độ sôi từ CH3F đến CH3I là do

  • A.
    sự phân cực của liên kết carbon - halogen giảm dần từ CH3F đến CH3I.
  • B.
    độ âm điện của các halogen trong dẫn xuất giảm dần từ F đến I.
  • C.
    tương tác van der Waals tăng dần từ CH3F đến CH3I.
  • D.
    độ dài liên kết carbon - halogen tăng dần từ CH3F đến CH3I.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Do tương tăng van der Waals tăng dần từ CH3F đến CH3I

Đáp án C

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.