Đề thi học kì 1 Hóa 10 Cánh diều - Đề số 2
Cho kí hiệu các nguyên tử sau:
Đề bài
Cho kí hiệu các nguyên tử sau: \(_6^{14}X\), \(_7^{14}Y\), \(_8^{16}Z\), \(_9^{19}T\), \(_8^{17}Q\), \(_9^{16}M\), \(_{10}^{19}E\), \(_7^{16}G\), \(_8^{18}L\). Dãy nào sau đây gồm các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hoá học?
-
A.
\(_6^{14}X\), \(_7^{14}Y\), \(_8^{16}Z\).
-
B.
\(_8^{16}Z\), \(_9^{16}M\), \(_7^{16}G\).
-
C.
\(_8^{17}Q\), \(_9^{16}M\), \(_{10}^{19}E\).
-
D.
\(_8^{16}Z\), \(_8^{17}Q\), \(_8^{18}L\)
Phát biểu nào sau đây không đúng?
-
A.
Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxygen mới có 8 proton.
-
B.
Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxygen mới có 8 neutron.
-
C.
Trong các nguyên tử, chỉ có nguyên tử oxygen mới có 8 electron.
-
D.
Cả A và B
Thông tin nào sau đây không đúng về \(_{82}^{206}Pb\)?
-
A.
Số đơn vị điện tích hạt nhân là 82.
-
B.
Số proton và neutron là 82.
-
C.
Số neutron là 124.
-
D.
Số khối là 206.
Nitrogen có hai đồng vị bền là \(_7^{14}N\) và \(_7^{15}N\). Oxygen có ba đồng vị bền là \(_8^{16}O\), \(_8^{17}O\), \(_8^{18}O\). Số hợp chất NO2 tạo bởi các đồng vị trên là
-
A.
3.
-
B.
12
-
C.
9.
-
D.
6
Ion X2+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản 1s22s22p6. Nguyên tố X là
-
A.
O (Z=8).
-
B.
Mg (Z=12).
-
C.
Na (Z=11).
-
D.
Ne (Z=10).
Số proton, neutron và electron của \({}_{24}^{52}C{{\rm{r}}^{3 + }}\)lần lượt là
-
A.
24, 28, 24.
-
B.
24, 28, 21.
-
C.
24, 30, 21.
-
D.
24, 28, 27.
Cho các cấu hình electron sau:
(1) 1s22s22p3. (2) 1s22s22p63s23p64s1. (3) 1s22s22p63s23p1
(4) 1s22s22p4. (5) 1s22s22p63s23p63d54s2 (6) 1s22s22p63s23p5.
(7) 1s22s22p63s23p63d104s24p5 (8) 1s22s22p63s23p2 (9) 1s22s22p63s1.
Số cấu hình electron của nguyên tố kim loại là
-
A.
4
-
B.
5
-
C.
6
-
D.
7
Dãy nguyên tố nào cùng trong một chu kì?
-
A.
K, Na, Mg, Cl
-
B.
Li, N, O, F, C
-
C.
O, Ar, Ne, F
-
D.
O, F, Na, Br
Các nguyên tố trong cùng một chu kì có đặc điểm gì chung.
-
A.
Số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.
-
B.
Số electron hoá trị bằng nhau.
-
C.
Tất cả đúng.
-
D.
Số lớp electron bằng nhau
Nguyên tử của các nguyên tố kim loại kiềm có cấu hình electron lớp ngoài cùng là
-
A.
ns2np2
-
B.
ns2
-
C.
ns2np5
-
D.
ns1
Trong một chu kì, theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần:
-
A.
Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần
-
B.
Tính kim loại và tính phi kim của nguyên tố giảm dần
-
C.
Tính phi kim của các nguyên tố tăng dần
-
D.
Tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố tăng dần
Nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử là 1s2 2s2 2p6 3s1 thuộc nhóm và chu kì nào sau đây?
-
A.
Nhóm IIIA, chu kì 1
-
B.
Nhóm IIA, chu kì 6
-
C.
Nhóm IA, chu kì 3
-
D.
Nhóm IB, chu kì 3
Một nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm IIA trong hệ thống tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố đó là
-
A.
1s2 2s2 2p3
-
B.
1s2 2s2 2p6 3s2
-
C.
1s2 2s2 2p1
-
D.
1s2 2s2 2p6 3s2 3p2
Cho các nguyên tố 4Be, 3Li, 11Na, 19K. Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là
-
A.
Be
-
B.
Li
-
C.
Na
-
D.
K
Nguyên tử X có cấu hình electron [Ne]3s23p5. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là
-
A.
số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VA.
-
B.
số thứ tự 15, chu kì 3, nhóm VIIA.
-
C.
số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VIIA.
-
D.
số thứ tự 15, chu kì 4, nhóm VA.
Điều nào dưới đây không đúng khi nói về hợp chất sodium oxide (Na2O)?
-
A.
Trong phân tử Na2O, các ion sodium Na+ và ion oxide O2- đều đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm neon.
-
B.
Phân tử Na2O tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa hai ion Na+ và một ion O2-.
-
C.
Là chất rắn trong điều kiện thường
-
D.
Không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi không phân cực như benzene, carbon tetrachloride, ...
Tính chất nào dưới đây đúng khi nói về hợp chất ion?
-
A.
Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp.
-
B.
Hợp chất ion tan tốt trong dung môi không phân cực.
-
C.
Hợp chất ion có cấu trúc tinh thể.
-
D.
Hợp chất ion dẫn điện ở trạng thái rắn.
Hợp chất nào sau đây chứa cả liên kết cộng hoá trị và liên kết ion?
-
A.
CH2O.
-
B.
CH4.
-
C.
Na2O.
-
D.
KOH.
Mặc dù chlorine có độ âm điện là 3,16 xấp xỉ với nitrogen là 3,04 nhưng giữa các phân tử HCl không tạo được liên kết hydrogen với nhau, trong khi giữa các phân tử NH3 tạo được liên kết hydrogen với nhau, nguyên nhân là do
-
A.
độ âm điện của chlorine nhỏ hơn của nitrogen.
-
B.
phân tử NH3 chứa nhiều nguyên tử hydrogen hơn phân tử HCl.
-
C.
tổng số nguyên tử trong phân tử NH3 nhiều hơn so với phân tử HCl.
-
D.
kích thước nguyên tử chlorine lớn hơn nguyên tử nitrogen nên mật độ điện tích âm trên chlorine không đủ lớn để hình thành liên kết hydrogen.
Trong các khí hiếm sau, khí hiếm có nhiệt độ sôi cao nhất là
-
A.
Ne.
-
B.
Xe
-
C.
Ar
-
D.
Kr.
Cho các phân tử: H2O, NH3, HF, H2S, CO2, HCl. Số phân tử có thể tạo liên kết hydrogen với phân tử cùng loại là
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
6
Chất nào trong số các chất sau tồn tại ở thể lỏng trong điều kiện thường?
-
A.
CH3OH.
-
B.
CF4.
-
C.
SiH4.
-
D.
CO2.
Dựa vào liên kết giữa các phân tử, hãy cho biết halogen nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất.
-
A.
F2.
-
B.
Cl2.
-
C.
Br2.
-
D.
I2.
Số electron và số proton trong ion NH4+ là
-
A.
11 electron và 11 proton
-
B.
10 electron và 11 proton.
-
C.
11 electron và 10 proton.
-
D.
11 electron và 12 proton.
Cặp nguyên tử nào sau đây không tạo hợp chất dạng X2+Y2- hoặc X2+Y2-?
-
A.
Na và O
-
B.
K và S
-
C.
Ca và O.
-
D.
Ca và Cl.
Lời giải và đáp án
Cho kí hiệu các nguyên tử sau: \(_6^{14}X\), \(_7^{14}Y\), \(_8^{16}Z\), \(_9^{19}T\), \(_8^{17}Q\), \(_9^{16}M\), \(_{10}^{19}E\), \(_7^{16}G\), \(_8^{18}L\). Dãy nào sau đây gồm các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hoá học?
-
A.
\(_6^{14}X\), \(_7^{14}Y\), \(_8^{16}Z\).
-
B.
\(_8^{16}Z\), \(_9^{16}M\), \(_7^{16}G\).
-
C.
\(_8^{17}Q\), \(_9^{16}M\), \(_{10}^{19}E\).
-
D.
\(_8^{16}Z\), \(_8^{17}Q\), \(_8^{18}L\)
Đáp án : D
Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng số proton khác nhau số neutron
\(_8^{16}Z\), \(_8^{17}Q\), \(_8^{18}L\) có cùng số proton
Đáp án D
Phát biểu nào sau đây không đúng?
-
A.
Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxygen mới có 8 proton.
-
B.
Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxygen mới có 8 neutron.
-
C.
Trong các nguyên tử, chỉ có nguyên tử oxygen mới có 8 electron.
-
D.
Cả A và B
Đáp án : B
Dựa vào cấu tạo nguyên tử
Ngoài hạt nhân nguyên tử của oxygen có 8 neutron thì còn có \({}_7^{15}N\)có 8 neutron
Đáp án B
Thông tin nào sau đây không đúng về \(_{82}^{206}Pb\)?
-
A.
Số đơn vị điện tích hạt nhân là 82.
-
B.
Số proton và neutron là 82.
-
C.
Số neutron là 124.
-
D.
Số khối là 206.
Đáp án : B
Dựa vào kí hiệu nguyên tố
Theo kí hiệu nguyên tố: Pb có 82 electron = proton
Số neutron = 206 – 82 = 124
Số khối: 206
Đáp án B
Nitrogen có hai đồng vị bền là \(_7^{14}N\) và \(_7^{15}N\). Oxygen có ba đồng vị bền là \(_8^{16}O\), \(_8^{17}O\), \(_8^{18}O\). Số hợp chất NO2 tạo bởi các đồng vị trên là
-
A.
3.
-
B.
12
-
C.
9.
-
D.
6
Đáp án : B
Mỗi đồng vị của N kết hợp với 2 đồng vị O
\(_7^{14}N\) kết hợp với 2\(_8^{16}O\); 2 \(_8^{17}O\); 2 \(_8^{18}O\) => được 3 hợp chất NO2
\(_7^{15}N\) kết hợp với 2\(_8^{16}O\); 2 \(_8^{17}O\); 2 \(_8^{18}O\) => được 3 hợp chất NO2
\(_7^{15}N\) kết hợp với 1 \(_8^{16}O\) và 1 \(_8^{17}O\); 1 \(_8^{16}O\) và 1 \(_8^{18}O\); 1\(_8^{17}O\) và 1 \(_8^{18}O\) => được 3 hợp chất NO2
\(_7^{14}N\) kết hợp với 1 \(_8^{16}O\) và 1 \(_8^{17}O\); 1 \(_8^{16}O\) và 1 \(_8^{18}O\); 1\(_8^{17}O\) và 1 \(_8^{18}O\) => được 3 hợp chất NO2
Tương tự \(_7^{15}N\)có tổng 12 chất.
Đáp án B
Ion X2+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản 1s22s22p6. Nguyên tố X là
-
A.
O (Z=8).
-
B.
Mg (Z=12).
-
C.
Na (Z=11).
-
D.
Ne (Z=10).
Đáp án : B
Ion X2+ đã nhường 2 electron để đạt cấu hình bền của khí hiếm
Nguyên tố X có cấu hình: 1s22s22p6 3s2
Đáp án B
Số proton, neutron và electron của \({}_{24}^{52}C{{\rm{r}}^{3 + }}\)lần lượt là
-
A.
24, 28, 24.
-
B.
24, 28, 21.
-
C.
24, 30, 21.
-
D.
24, 28, 27.
Đáp án : B
Cr3+ đã nhường 3 electron
Số proton = 24; số electron = 21; số neutron = 52 – 24 = 28
Đáp án B
Cho các cấu hình electron sau:
(1) 1s22s22p3. (2) 1s22s22p63s23p64s1. (3) 1s22s22p63s23p1
(4) 1s22s22p4. (5) 1s22s22p63s23p63d54s2 (6) 1s22s22p63s23p5.
(7) 1s22s22p63s23p63d104s24p5 (8) 1s22s22p63s23p2 (9) 1s22s22p63s1.
Số cấu hình electron của nguyên tố kim loại là
-
A.
4
-
B.
5
-
C.
6
-
D.
7
Đáp án : B
Các kim loại thường có 1, 2, 3 electorn lớp ngoài cùng
(1) có 5 electron lớp ngoài cùng => phi kim
(2) có 1 electron lớp ngoài cùng => kim loại
(3) có 3 electron lớp ngoài cùng => kim loại
(4) có 6 electron lớp ngoài cùng => phi kim
(5) có 2 electron lớp ngoài cùng => kim loại
(6) có 7 electron lớp ngoài cùng => phi kim
(7) có 7 electron lớp ngoài cùng => phi kim
(8) có 4 electron lớp ngoài cùng (là nguyên tố Si) => kim loại
(9) có 1 electron lớp ngoài cùng => kim loại
Có 5 kim loại
Đáp án B
Dãy nguyên tố nào cùng trong một chu kì?
-
A.
K, Na, Mg, Cl
-
B.
Li, N, O, F, C
-
C.
O, Ar, Ne, F
-
D.
O, F, Na, Br
Đáp án : B
Dựa vào bảng tuần hoàn hóa học
Li, C, N, O, F thuộc cùng một chu kì
Đáp án B
Các nguyên tố trong cùng một chu kì có đặc điểm gì chung.
-
A.
Số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.
-
B.
Số electron hoá trị bằng nhau.
-
C.
Tất cả đúng.
-
D.
Số lớp electron bằng nhau
Đáp án : D
Dựa vào quy tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Các nguyên tố trong cùng một chu kì có số lớp electron bằng nhau
Đáp án D
Nguyên tử của các nguyên tố kim loại kiềm có cấu hình electron lớp ngoài cùng là
-
A.
ns2np2
-
B.
ns2
-
C.
ns2np5
-
D.
ns1
Đáp án : D
Kim loại kiềm thuộc nhóm IA
Nhóm IA có 1 electron lớp ngoài cùng: ns1
Đáp án D
Trong một chu kì, theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần:
-
A.
Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần
-
B.
Tính kim loại và tính phi kim của nguyên tố giảm dần
-
C.
Tính phi kim của các nguyên tố tăng dần
-
D.
Tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố tăng dần
Đáp án : C
Dựa vào quy luật biến đổi các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Trong một chu kì, theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần, tính kim loại giảm, tính khi kim tăng dần
Đáp án C
Nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử là 1s2 2s2 2p6 3s1 thuộc nhóm và chu kì nào sau đây?
-
A.
Nhóm IIIA, chu kì 1
-
B.
Nhóm IIA, chu kì 6
-
C.
Nhóm IA, chu kì 3
-
D.
Nhóm IB, chu kì 3
Đáp án : C
Dựa vào số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng
Cấu hình electron nguyên tử có 3 lớp electron => chu kì 3; có 1 electron lớp ngoài cùng => nhóm IA
Đáp án C
Một nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm IIA trong hệ thống tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố đó là
-
A.
1s2 2s2 2p3
-
B.
1s2 2s2 2p6 3s2
-
C.
1s2 2s2 2p1
-
D.
1s2 2s2 2p6 3s2 3p2
Đáp án : B
Dựa vào chu kì và nhóm để xác định nguyên tố
Vì nguyên tố thuộc chu kì 3 => có 3 lớp electron
Vì nguyên tố thuộc nhóm IIA => có 2 electron lớp ngoài cùng
Đáp án B
Cho các nguyên tố 4Be, 3Li, 11Na, 19K. Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là
-
A.
Be
-
B.
Li
-
C.
Na
-
D.
K
Đáp án : D
Trong cùng một chu kì, tính kim loại giảm dần
Trong cùng một nhóm, tính kim loại tăng dần
Nguyên tố K có tính kim loại mạnh nhất vì ở chu kì 4 và nhóm IA
Đáp án D
Nguyên tử X có cấu hình electron [Ne]3s23p5. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là
-
A.
số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VA.
-
B.
số thứ tự 15, chu kì 3, nhóm VIIA.
-
C.
số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VIIA.
-
D.
số thứ tự 15, chu kì 4, nhóm VA.
Đáp án : C
Dựa vào cấu hình electron của X
Nguyên tử X có 7 electron lớp ngoài cùng => nhóm VIIA
Nguyên tử X có 3 lớp electron => chu kì 3
Vì [Ne] có 10 electron => [Ne]3s23p5 có 17 electron
Đáp án C
Điều nào dưới đây không đúng khi nói về hợp chất sodium oxide (Na2O)?
-
A.
Trong phân tử Na2O, các ion sodium Na+ và ion oxide O2- đều đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm neon.
-
B.
Phân tử Na2O tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa hai ion Na+ và một ion O2-.
-
C.
Là chất rắn trong điều kiện thường
-
D.
Không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi không phân cực như benzene, carbon tetrachloride, ...
Đáp án : D
Dựa vào đặc điểm của hợp chất ion: Trong điều kiện thường, các hợp chất ion thường tồn tại ở trạng thái rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi và không dẫn điện ở trạng thái rắn. Hợp chất ion thường dễ tan trong nước, tạo thành dung dịch có khả năng dẫn điện.
- Đáp án D, sửa thành “Tan trong nước, không tan trong dung môi không phân cực như benzene, carbon tetrachloride,…” vì Na2O là một chất phân cực thì sẽ tan trong các dung môi phân cực
Tính chất nào dưới đây đúng khi nói về hợp chất ion?
-
A.
Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp.
-
B.
Hợp chất ion tan tốt trong dung môi không phân cực.
-
C.
Hợp chất ion có cấu trúc tinh thể.
-
D.
Hợp chất ion dẫn điện ở trạng thái rắn.
Đáp án : C
Dựa vào đặc điểm của hợp chất ion: Trong điều kiện thường, các hợp chất ion thường tồn tại ở trạng thái rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi và không dẫn điện ở trạng thái rắn. Hợp chất ion thường dễ tan trong nước, tạo thành dung dịch có khả năng dẫn điện.
- Đáp án: C
- Sửa lại:
+ Đáp án A, sai ở “nhiệt độ nóng chảy thấp” sửa thành “nhiệt độ nóng chảy cao”
+ Đáp án B, sai ở “dung môi không phân cực” sửa thành “dung môi phân cực”
+ Đáp án D, sai ở “dẫn điện ở trạng thái rắn” sửa thành “không dẫn điện ở trạng thái rắn
Hợp chất nào sau đây chứa cả liên kết cộng hoá trị và liên kết ion?
-
A.
CH2O.
-
B.
CH4.
-
C.
Na2O.
-
D.
KOH.
Đáp án : D
Dựa vào hiệu độ âm điện của hợp chất
KOH chứa liên kết ion giữa K và O; liên kết cộng hóa trị giữa O và H
Đáp án D
Mặc dù chlorine có độ âm điện là 3,16 xấp xỉ với nitrogen là 3,04 nhưng giữa các phân tử HCl không tạo được liên kết hydrogen với nhau, trong khi giữa các phân tử NH3 tạo được liên kết hydrogen với nhau, nguyên nhân là do
-
A.
độ âm điện của chlorine nhỏ hơn của nitrogen.
-
B.
phân tử NH3 chứa nhiều nguyên tử hydrogen hơn phân tử HCl.
-
C.
tổng số nguyên tử trong phân tử NH3 nhiều hơn so với phân tử HCl.
-
D.
kích thước nguyên tử chlorine lớn hơn nguyên tử nitrogen nên mật độ điện tích âm trên chlorine không đủ lớn để hình thành liên kết hydrogen.
Đáp án : D
Dựa vào kích thước nguyên tử chlorine lớn hơn kích thước nguyên tử nitrogen => mật độ điện tích trên nguyên tử chlorine không đủ lớn
- Đáp án: D
Trong các khí hiếm sau, khí hiếm có nhiệt độ sôi cao nhất là
-
A.
Ne.
-
B.
Xe
-
C.
Ar
-
D.
Kr.
Đáp án : B
Dựa vào đặc điểm của tương tác van der Waals
- Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất
- Khi khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng thì tương tác van der Waals tăng
- Đáp án: B
- Giải thích: Khối lượng của nguyên tố Xe là lớn nhất " tương tác van der Waals lớn nhất " nhiệt độ sôi của Xe cao nhất
Cho các phân tử: H2O, NH3, HF, H2S, CO2, HCl. Số phân tử có thể tạo liên kết hydrogen với phân tử cùng loại là
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
6
Đáp án : A
Dựa vào
- Định nghĩa liên kết hydrogen: Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu, được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác có độ âm điện lớn (thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết
Đáp án: A (H2O, NH3, HF)
Chất nào trong số các chất sau tồn tại ở thể lỏng trong điều kiện thường?
-
A.
CH3OH.
-
B.
CF4.
-
C.
SiH4.
-
D.
CO2.
Đáp án : A
Dựa vào
- Định nghĩa liên kết hydrogen: Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu, được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác có độ âm điện lớn (thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết
- Đáp án: A
- Giải thích:
+ Phân tử CH3OH hình thành liên kết hydrogen → càng khó tách rời → nhiệt độ sôi càng cao → trạng thái tồn tại ở thể lỏng
+ Các phân tử khác không có khả năng hình thành liên kết hydrogen → dễ tách rời → nhiệt độ sôi thấp → trạng thái tồn tại ở thể khí
Dựa vào liên kết giữa các phân tử, hãy cho biết halogen nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất.
-
A.
F2.
-
B.
Cl2.
-
C.
Br2.
-
D.
I2.
Đáp án : D
Dựa vào
- Định nghĩa của tương tác van der Waals: là lực tương tác yếu giữa các phân tử, được hình thành do sự xuất hiện của các lưỡng cực tạm thời và lưỡng cực cảm ứng
- Đặc điểm của tương tác van der Waals:
+ Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất
+ Khi khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng thì tương tác van der Waals tăng
- Phân tử khối từ F2 đến I2 tăng dần → Tương tác van der Waals giữa các phân tử cũng tăng dần " Nhiệt độ sôi của I2 cao nhất
→ Đáp án: D
Số electron và số proton trong ion NH4+ là
-
A.
11 electron và 11 proton
-
B.
10 electron và 11 proton.
-
C.
11 electron và 10 proton.
-
D.
11 electron và 12 proton.
Đáp án : B
Dựa vào
- Viết cấu hình electron của các nguyên tử và xác định số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử
- Tính tổng số electron và proton có trong phân tử NH4 => số electron và proton có trong phân tử NH4+
- Viết cấu hình electron của các nguyên tử
+ Nguyên tố N có Z = 7
-> Cấu hình electron của N là 1s22s22p3
-> Nguyên tử N có 3 electron lớp ngoài cùng
+ Nguyên tố H có Z = 1
-> Cấu hình electron của H là 1s1
-> Nguyên tử H có 1 electron lớp ngoài cùng
- Trong phân tử NH4, e = p = 11
-> Trong ion NH4+, e = 11 - 1 = 10 và p = 11
-> Đáp án: B
Cặp nguyên tử nào sau đây không tạo hợp chất dạng X2+Y2- hoặc X2+Y2-?
-
A.
Na và O
-
B.
K và S
-
C.
Ca và O.
-
D.
Ca và Cl.
Đáp án : C
Dựa vào số oxi hóa của các nguyên tố trong hợp chất để dự đoán
- Số oxi hóa +1 => +3: Kim loại nhóm IA => IIIA
- Số oxi hóa -3 => -1: Phi kim nhóm VA => VIIA
- Hợp chất dạng X2+Y2- hoặc X2+Y2-
=>X thuộc nhóm IA và Y thuộc nhóm VIA hoặc X thuộc nhóm IIA và Y thuộc nhóm VIIA
- Đáp án: C
Cấu hình electron nào sau đây là của fluorine (Z = 9)
Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 3, 11, 19. Phát biểu nào sau đây là sai?
Trong nguyên tử X, electron cuối cùng phân bố ở 3d8. Số electron lớp ngoài cùng của X là
Nguyên tử X có khối lượng xấp xỉ bằng 16 amu, số hạt không mang điện là 8. Số hạt mang điện là
Nguyên tố R ở nhóm A, nguyên tử R có phân lớp electron ngoài cùng là 4s1.
Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là:
Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là
Các hạt cấu tạo nên hầu hết các hạt nhân nguyên tử là