Đề thi học kì 1 Địa lí 10 - Đề số 8

Tải về

Trên bản đồ kinh tế - xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động là A. đường biên giới, điểm khai thác khoáng sản.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Phần trắc nghiệm (5 điểm) Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:

Câu 1. Trên bản đồ kinh tế - xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động là

A. đường biên giới, điểm khai thác khoáng sản. 

B. trạm biến áp, đường dây tải điện.

C. nhà máy, đường giao thông.          

D. các luồng di dân, hướng vận tải.

Câu 2. Để thể hiện diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm của các tỉnh/thành phố ở nước ta, người ta thường dùng phương pháp

A. chấm điểm.

B. kí hiệu.

C. vùng phân bố.

D. bản đồ - biểu đồ.

Câu 3. Cấu trúc của Trái Đất gồm các lớp nào sau đây?

A. Vỏ đại dương, Manti trên, nhân Trái Đất.                                                        

B. Vỏ đại dương, lớp Manti, nhân Trái Đất.

C. Vỏ lục địa, lớp Manti, nhân Trái Đất.           

D. Vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.

Câu 4. Biên độ nhiệt độ năm ở các vĩ độ trên bề mặt trái đất biến thiên theo chiều hướng

A. Tăng dần từ xích đạo đến chí tuyến.                     

B. Tăng dần từ xích đạo lên cực. 

C. Giảm dần từ chí tuyến lên cực.                             

D. Giảm dần từ xích đạo lên cực.

Câu 5. Trên bản đồ phân bố dân cư, quy mô của các đô thị thường được thể hiện bằng phương pháp

A. chấm điểm.                                         

B. bản đồ - biểu đồ. 

C. khoanh vùng.                                      

D. kí hiệu.

Câu 6. Nơi nào sau đây trong năm luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau?

A. Vòng cực.

B. Chí tuyến.

C. Cực.

D. Xích đạo.

Câu 7. Việt Nam nằm trong múi giờ số

A. 6.

B. 4.

C. 7.

D. 5.

Câu 8. Về mùa hạ, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có

A. ngày đêm bằng nhau.

B. ngày dài hơn đêm. 

C. toàn ngày hoặc đêm.

D. đêm dài hơn ngày.

Câu 9. Frông là mặt ngăn cách giữa hai

A. dòng biển nóng và lạnh ngược hướng nhau.

B. khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.

C. tầng khí quyển khác biệt nhau về tính chất.         

D. khu vực cao áp khác biệt nhau về trị số áp.

Câu 10. Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên và có chu kì của các khối nước trong

A. các dòng sông lớn.

B. các ao hồ.

C. các biển và đại dương.

D. các đầm lầy.

Câu 11. Sườn đông dãy Trường Sơn nước ta có gió phơn khô nóng là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Có khí áp cao.

B. Gió Mậu Dịch thổi đến

C. Gió khô Tây Nam thổi đến.

D. Ảnh hưởng của địa hình chắn gió.

Câu 12. Vào ngày trăng tròn dao động thủy triều sẽ có đặc điểm nào sau đây?

A. Lớn nhất.

B. Nhỏ nhất.

C. Trung bình.

D. Yếu nhất.

Câu 13. Khí quyển là

A. quyển chứa toàn bộ chất khí. 

B.  khoảng không gian bao quanh Trái Đất. 

C. lớp không khí có độ dày khoảng 500 km. 

D. lớp không khí bao quanh Trái Đất, chịu ảnh hưởng của vũ trụ. 

Câu 14. Nguyên nhân chủ yếu hình thành sóng là do

A. nước chảy.

B. gió thổi.

C. băng tan

D. mưa rơi. 

Câu 15. Chế độ nước của một con sông phụ thuộc vào những nhân tố nào?

A. Chế độ gió, địa hình, thảm thực vật, nhiệt độ trung bình năm. 

B.  Nước ngầm, địa hình, thảm thực vật, nhiệt độ trung bình năm. 

C. Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm, nhiệt độ trung bình năm. 

D. Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm, địa hình, thảm thực vật, hồ đầm.

Phần tự luận (5 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm). Trình bày vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế-xã hội ?

Câu 2 (2,0 điểm). Nêu các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí áp trên Trái Đất ? Trình bày sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất.

Câu 3 (2,0 điểm). Dựa vào lược đồ sau:

 

a) Em hãy hoàn thành yêu cầu sau:

b) Nhận xét sự chênh lệch về lượng mưa của 2 kiểu khí hậu?

-------- Hết --------

Đáp án

 Phần trắc nghiệm

Câu 1. Trên bản đồ kinh tế - xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động là

A. đường biên giới, điểm khai thác khoáng sản. 

B. trạm biến áp, đường dây tải điện.

C. nhà máy, đường giao thông.          

D. các luồng di dân, hướng vận tải.

Phương pháp

Xác định ý nghĩa của phương pháp đường chuyển động.

Lời giải

Phương pháp kí hiệu đường chuyển động dùng để thể hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng kinh tế - xã hội trên bản đồ.Đặc điểm của đối tượng, hiện tượn được thể hiện thông qua màu sắc, độ rộng và hướng mũi tên

Đáp án cần chọn là đáp án D.

Câu 2. Để thể hiện diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm của các tỉnh/thành phố ở nước ta, người ta thường dùng phương pháp

A. chấm điểm.

B. kí hiệu.

C. vùng phân bố.

D. bản đồ - biểu đồ.

Phương pháp

Xác định ý nghĩa của các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Lời giải

Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí theo lãnh thổ (đơn vị hành chính) bằng cách đặt các biểu đồ vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó. Ví dụ diện tích cây công nghiệp lâu năm và hàng năm.

Đáp án cần chọn là đáp án D.

Câu 3. Cấu trúc của Trái Đất gồm các lớp nào sau đây?

A. Vỏ đại dương, Manti trên, nhân Trái Đất.                                                        

B. Vỏ đại dương, lớp Manti, nhân Trái Đất.

C. Vỏ lục địa, lớp Manti, nhân Trái Đất.           

D. Vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.

Phương pháp

Xác định cấu trúc các lớp của lớp Trái Đất

Lời giải

Cấu trúc của Trái Đất gồm các lớp: Vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất. Trong đó:

- Vỏ Trái Đất là lớp vật chất cứng ngoài cùng của Trái Đất, độ dày dao động từ 5km (trên lục địa) và          70km (ở đại dương).

- Lớp Manti từ vỏ Trái Đất tới độ sâu 2900km.

- Nhân Trái Đất là lớp trong cùng hay còn được gọi là lõi Trái Đất.

Đáp án cần chọn là đáp án D.

Câu 4. Biên độ nhiệt độ năm ở các vĩ độ trên bề mặt trái đất biến thiên theo chiều hướng

A. Tăng dần từ xích đạo đến chí tuyến.                     

B. Tăng dần từ xích đạo lên cực. 

C. Giảm dần từ chí tuyến lên cực.                             

D. Giảm dần từ xích đạo lên cực.

Phương pháp

Xác định sự thay đổi của biên độ nhiệt độ năm.

Lời giải

Biên độ nhiệt độ năm ở các vĩ độ trên bề mặt trái đất biến thiên theo chiều hướng tăng dần từ xích đạo lên cực do càng lên vĩ độ cao chênh lệch nhiệt độ giữa tháng có nhiệt độ cao nhất và tháng có nhiệt độ thấp nhất càng lớn.

Đáp án cần chọn là đáp án B.

Câu 5. Trên bản đồ phân bố dân cư, quy mô của các đô thị thường được thể hiện bằng phương pháp

A. chấm điểm.                                         

B. bản đồ - biểu đồ. 

C. khoanh vùng.                                      

D. kí hiệu.

Phương pháp

Xác định phương pháp thể hiện đối tượng quy mô đô thị trên bản đồ dân cư

Lời giải

Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện đối tượng tập trung trên những diện tích nhỏ mà khổng thể biểu hiện trên bản đồ tỉ lệ, quy mô dân cư các đô thị thường được biểu hiện càng các chấm tròn.

Đáp án cần chọn là đáp án D.

Câu 6. Nơi nào sau đây trong năm luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau?

A. Vòng cực.

B. Chí tuyến.

C. Cực.

D. Xích đạo.

Phương pháp

Xác định được độ dài ngày đêm theo vĩ độ trên Trái Đất

Lời giải

Tại Xích Đạo, thời gian ngày và đêm luôn bằng nhau do trục Trái Đất nghiêng 66°33' nhưng không đổi phương khi quay quanh Mặt Trời. Vì vậy, tia sáng Mặt Trời luôn chiếu gần như cân đối giữa hai nửa Trái Đất ở Xích Đạo suốt năm. Điều này khiến độ dài ngày và đêm ở khu vực này xấp xỉ 12 giờ, không thay đổi đáng kể theo mùa.

Đáp án cần chọn là đáp án D.

Câu 7. Việt Nam nằm trong múi giờ số

A. 6.

B. 4.

C. 7.

D. 5.

Phương pháp

Quan sát hình ảnh sau xác định múi giờ của Việt Nam

Lời giải

Việt Nam nằm trong múi giờ số 7 (GMT +7)

Đáp án cần chọn là đáp án C.

Câu 8. Về mùa hạ, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có

A. ngày đêm bằng nhau.

B. ngày dài hơn đêm. 

C. toàn ngày hoặc đêm.

D. đêm dài hơn ngày.

Phương pháp

Xác định độ dài ngày đêm dài ngắn theo mùa ở bán cầu Bắc

Lời giải

Vào mùa hạ (22/6-23/9), bán cầu Bắc ngả về phía Mặt trời, lượng bức xạ và thời gian chiếu sáng lớn do đó tại bán cầu Bắc vào thời điểm này có ngày dài hơn đêm

Đáp án cần chọn là đáp án B.

Câu 9. Frông là mặt ngăn cách giữa hai

A. dòng biển nóng và lạnh ngược hướng nhau.

B. khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.

C. tầng khí quyển khác biệt nhau về tính chất.         

D. khu vực cao áp khác biệt nhau về trị số áp.

Phương pháp

Nắm chắc khái niệm của Frông.

Lời giải

Frông là mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.

Đáp án cần chọn là đáp án B.

Câu 10. Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên và có chu kì của các khối nước trong

A. các dòng sông lớn.

B. các ao hồ.

C. các biển và đại dương.

D. các đầm lầy.

Phương pháp

Nắm chắc khái niệm của thủy triều

Lời giải

Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên và có chu kì của các khối nước trong các biểu và đại dương

Đáp án cần chọn là đáp án C.

Câu 11. Sườn đông dãy Trường Sơn nước ta có gió phơn khô nóng là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Có khí áp cao.

B. Gió Mậu Dịch thổi đến

C. Gió khô Tây Nam thổi đến.

D. Ảnh hưởng của địa hình chắn gió.

Phương pháp

Nắm chắc kiến thức về tính chất của các loại gió, hiện tượng Phơn.

Lời giải

Gió khô Tây Nam gây hiệu ứng phơn ở miền Trung Việt Nam xuất phát từ gió mùa Tây Nam thổi qua dãy Trường Sơn. Khi gió mang theo hơi nước từ Ấn Độ Dương thổi tới, nó bị buộc phải bốc lên cao để vượt qua dãy núi. Trong quá trình này, không khí bị làm lạnh, hơi nước ngưng tụ và gây mưa ở sườn đón gió (phía Tây dãy Trường Sơn).

Sau khi mất hơi nước, gió tiếp tục di chuyển xuống sườn khuất gió (phía Đông dãy Trường Sơn) và bị nén, khiến nhiệt độ tăng nhanh. Điều này tạo ra luồng không khí nóng, khô, gọi là gió phơn Tây Nam, gây ra thời tiết khô hạn và nóng bức đặc trưng cho khu vực miền Trung trong mùa hè.

Đáp án cần chọn là đáp án C.

Câu 12. Vào ngày trăng tròn dao động thủy triều sẽ có đặc điểm nào sau đây?

A. Lớn nhất.

B. Nhỏ nhất.

C. Trung bình.

D. Yếu nhất.

Phương pháp

Nắm chắc kiến thức về thủy triều

Lời giải

Vào ngày trăng tròn, Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm thẳng hàng, tạo lực hút lớn, dao động nước biển lớn

Đáp án cần chọn là đáp án A.

Câu 13. Khí quyển là

A. quyển chứa toàn bộ chất khí. 

B.  khoảng không gian bao quanh Trái Đất. 

C. lớp không khí có độ dày khoảng 500 km. 

D. lớp không khí bao quanh Trái Đất, chịu ảnh hưởng của vũ trụ.

Phương pháp

Nắm chắc khái niệm của khí quyển

Lời giải

Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, chịu ảnh hưởng của vũ trụ.

Đáp án cần chọn là đáp án D.

Câu 14. Nguyên nhân chủ yếu hình thành sóng là do

A. nước chảy.

B. gió thổi.

C. băng tan

D. mưa rơi. 

Phương pháp

Xác định nguyên nhân hình thành sóng

Lời giải

Sóng là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng, nguyên nhân chủ yếu tạo ra sóng là gió. Gió càng mạnh thì sóng càng lớn

Đáp án cần chọn là đáp án B.

Câu 15. Chế độ nước của một con sông phụ thuộc vào những nhân tố nào?

A. Chế độ gió, địa hình, thảm thực vật, nhiệt độ trung bình năm. 

B.  Nước ngầm, địa hình, thảm thực vật, nhiệt độ trung bình năm. 

C. Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm, nhiệt độ trung bình năm. 

D. Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm, địa hình, thảm thực vật, hồ đầm.

Phương pháp

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông

Lời giải

Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông: chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm, địa hình, thảm thực vật, hồ đầm.

Đáp án cần chọn là đáp án D.

Phần tự luận

 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí